Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Ukraine: Vết đau kinh tế đã bắt đầu được cảm nhận

Phụ thuộc vào nước ngoài, thích vay tiền nước ngoài để tiêu... không bao giờ là chuyện tốt lành. Nó chỉ tốt đối với các quan chức tham nhũng, còn với đất nước thì tổn hại không biết bao nhiêu mà kể, nhất là tổn hại về giá trị văn hóa: Tạo ra lớp người chỉ thích há miệng chờ sung.
Ukraine: Vết đau kinh tế đã bắt đầu được cảm nhận
Theo thông tin trên tờ Kommersant-Ukraine, Bộ tài chính lâm thời Ukraine đã sẵn sàng cho một kế hoạch tài chính khắc khổ mà theo đó lương hưu sẽ bị cắt giảm một nửa, từ mức bình quân 160 USD (thời điểm tháng 12/2013) xuống còn 80 USD/tháng, để đáp ứng các yêu cầu về viện trợ, giải ngân của Mỹ và phương Tây. Những người biểu tình ngây thơ tin rằng “trở thành thành viên EU” đồng nghĩa với một cuộc sống tốt đẹp hơn có lẽ phải nghĩ lại. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu!
Một người biểu tình trên đường phố ủng hộ liên kết với 
châu Âu tại Quảng trường Độc lập. Ảnh: RIA Novosti
Có một điều dễ bị ngộ nhận: Truyền thông phương Tây thường mô tả trợ giúp tài chính kia là “viện trợ”, nhưng thực chất, gói 11 tỉ euro (15 tỉ USD) của EU dành cho Kiev là khoản tiền vay. Đáng nói hơn, nó còn kèm theo nhiều “nút dây thừng”, trong đó có việc chính quyền lâm thời phải chấp nhận kế hoạch khắc khổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).


Kế hoạch này sẽ cắt giảm các phúc lợi xã hội, ngân sách giáo dục, sa thải công chức, phá giá đồng tiền - đồng nghĩa với việc tăng giá các mặt hàng nhập khẩu trong đó có khí đốt mua từ Nga, kéo theo giá điện tăng...

Trước đó, quyền Thủ tướng Arseny Yatsenyuk đã đưa ra cam kết, chính phủ tạm quyền sẽ làm hết sức để nền kinh tế không bị sụp đổ, trong tình cảnh ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Ông này cũng bày tỏ hy vọng rằng các chương trình trợ giúp kinh tế của EU/IMF sẽ sớm được triển khai. Bản kế hoạch chương trình kinh tế khắc khổ này được hoàn tất với thời hạn nhanh kỉ lục: Chiến lược của chính phủ được quốc hội Ukraine phê chuẩn hôm 27/2 (cũng là ngày Nội các mới được phê chuẩn); được chuyển đến Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại để thẩm định hôm 3/3.

HT (RT, informationclearing)

1 nhận xét:

  1. Chuyện này là tất nhiên và bình thường thôi. Những người biểu tình của đất nước Ucraine chân chính chắc cũng phải nghĩ đến tình huống này và sẵn sàng chấp nhận sự đớn đau tiếp theo. Muốn đất nước phát triển bền vững theo xã hội phương Tây thì phải chấp nhận sống bằng đồng lương và thu nhập thực tế còn hơn là phồn vinh một cách giả tạo nhờ viện trợ, phụ thuộc và chịu sự o bế kinh tế từ phía Nga. Đó cũng là lí do tại sao xã hội phương Tây lại có sức hút đối với nhiều công dân từ các nước kém phát triển mặc dù trước đó họ chưa bao giờ được hưởng một ân huệ gì từ các quốc gia này.

    Trả lờiXóa