Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Quân đội Ukraine báo động -Thế giới có cứu giúp ?

Xem các nước lớn ứng xử với nhau như thế nào trong trường hợp này để rút ra bài học cho Việt Nam khi đối đầu với nguy cơ xâm lược của Trung Quốc: Hãy đoàn kết, lớn mạnh nhanh lên để tự bảo vệ được mình; không cường quốc nào thực tâm cứu giúp đâu vì đất nước mình không có cái gì mang lại lợi ích to lớn cho họ. Các nước lớn hò hét cho vui rồi im như trường hợp Nam Ossetia đã diễn ra (xem ở dưới).
Quân đội Ukraine báo động
Chính phủ mới của Ukraine huy động quân đội sẵn sàng, trong khi các địa điểm trọng yếu ở bán đảo Crimea đã nằm trong sự kiểm soát của lực lượng thân Nga. Các tổng thống Obama và Putin điện đàm 90 phút về khủng hoảng.
Người biểu tình với dòng chữ "Hãy giúp Ukraine" tập trung
phía ngoài sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc điện đàm hôm qua, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định rằng việc Nga sử dụng quân lực ở Ukraine sẽ là vi phạm luật quốc tế. Đáp lại, ông Putin cho rằng Moscow có quyền bảo vệ các lợi ích của mình tại Ukraine.


Chính phủ Ukraine tuyên bố rằng một hành động quân sự như vậy sẽ là xâm lược trắng trợn đối với chủ quyền của Ukraine, đồng thời huy động quân sự nước mình sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói ông sẽ làm mọi biện pháp có thể để đảm bảo hòa bình và ổn định, trong khi đang xuất hiện mối lo ngại rằng tình hình bất ổn có thể lan ra các vùng nói tiếng Nga ở đông Ukraine.

Sau cuộc họp kéo dài hơn ba giờ với các lãnh đạo của Hội đồng An ninh Quốc phòng, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksander Turchinov cho biết không có lời biện minh nào cho hành động mà ông gọi là sự xâm lược của Nga đối với Ukraine.

"Không có căn cứ cho hành vi xâm lược này. Tất cả những thông báo của các nhà lãnh đạo Nga về việc người dân Ukraine nói tiếng Nga hay công dân Nga đang gặp nguy hiểm là không đúng sự thật", Reuters dẫn lời ông Turchinov nói. "Ukraine bảo vệ toàn bộ công dân của mình, bất kể họ đang sống ở đâu, sử dụng ngôn ngữ nào. Tôi ra lệnh cho lực lượng vũ trang Ukraine đề cao cảnh giác với nguy cơ xâm lược tiềm ẩn".

Trong khi đó, một nhóm người nhỏ đã tập trung biểu tình phía ngoài sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev. Với các biểu ngữ "Hãy giúp chúng tôi", "Hãy thực hiện nghĩa vụ của bạn" và "Cứu chúng tôi khỏi Nga", những người biểu tình đang kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ.

"Chúng tôi đều hiểu rõ rằng Ukraine chỉ là một quốc gia nhỏ, không có vũ khí hạt nhân, không thể chống lại các cỗ máy quân sự của Liên bang Nga. Và tất cả các quốc gia như Anh và Mỹ, từng cam kết bảo vệ Ukraine nếu xảy ra xâm lược, cần hiểu rằng tương lai quốc gia này đang phụ thuộc vào phản ứng của họ", Pavlo Sydorenko, một người biểu tình nói.

Mỹ cho rằng Nga rõ ràng đã xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, kêu gọi Nga thu hồi lực lượng vũ trang về căn cứ ở bán đảo Crimea. Mỹ còn kêu gọi tiến hành giám sát quốc tế đối với Ukraine.

Nguyễn Tâm

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-doi-ukraine-bao-dong-2958077.html

*********

Nam Ossetia là một vùng ở Nam Kavkaz, nguyên là tỉnh tự trị Ossetia bên trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, một phần lãnh thổ này đã độc lập trên thực tế khỏi Gruzia kể từ khi lãnh thổ này tuyên bố độc lập thànhCộng hòa Nam Ossetia trong cuộc xung đột Gruzia-Ossetia đầu thập niên 1990. Chính phủ Gruzia phản ứng lại bằng cách bãi bỏ quyền tự trị của Nam Ossetia và cố gắng chiếm lại khu vực bằng vũ lực, điều này đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 1991-1992. Có thêm hai cuộc xung đột để cố gắng chiếm lại Nam Ossetia năm 2004 và 2008. Cuộc xung đột cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 2008, kết quả là Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

Về mặt ngoại giao, hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (ngoại trừ Nga, Venezuela, Nicaragua, và Nauru) không công nhận Nam Ossetia mà vẫn tiếp tục xem lãnh thổ này là một bộ phận của Gruzia. Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với các khu vực phía đông và phía nam của vùng này, nơi mà vào tháng 4 năm 2007, họ đã lập ra một Cơ quan hành chính lâm thời thực thể Nam Ossetia[1][2][3][4]) đứng đầu bởi người Ossetia (các thành viên cũ của chính phủ ly khai) có thể đàm phán với các chính quyền trung ương Gruzia về tình trạng cuối cùng của vùng cũng như giải pháp cho cuộc xung đột.[5]

Gruzia không công nhận sự tồn tại của Nam Ossetia như một thực thể chính trị, mà xem như là lãnh thổ của mình, một phần của khu vực Shida Kartli.

Cụ thể:

Liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Hội đồng Liên minh Châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tất cả các quốc gia khác trên thế giới công nhận Nam Ossetia là một phần lãnh thổ Gruzia. Tuy nhiên, trên thực tế nước cộng hòa độc lập này, được cai quản bởi một chính phủ ly khai, đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập[6] vào ngày 12 tháng 11 năm 2006, sau cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên vào năm 1992 không được cộng đồng quốc tế coi là hợp pháp.[7] Theo cơ quan bầu cử của Tskhinvali, cuộc trưng cầu dân ý kết thúc với đa số người đồng ý giành độc lập từ Gruzia với 99% người dân Nam Ossetian ủng hộ trong số 95%[8] người đi bầu và cuộc trưng cầu này đã được giám sát bởi một đội 34 quan sát viên từ Đức, Áo, Ba Lan, Thụy Điển và các quốc gia khác tại 78 điểm bầu cử[9]. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu này không được Liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu, OSCE, NATO và Liên bang Nga công nhận, vì thiếu sự tham gia của cộng đồng người Gruzia và cũng không được chính phủ tại Tbilisi công nhận.[10] Liên minh Châu Âu, OSCE và NATO lên án cuộc trưng cầu dân ý. Song song với cuộc trưng cầu này, những người ly khai cũng tổ chức một cuộc bầu cử, phong trào đối lập Ossetia (Liên minh Bảo vệ Nam Ossetia) tại Kokoity, tự tổ chức cuộc bầu cử của riêng mình, trong đó cả người Gruzia và một số người Ossetia trong vùng ủng hộ Dmitri Sanakoev lên làm tổng thống Nam Ossetia.[11] Cuộc bầu cử ủng hộ Sanakoev được tuyên bố là có sự ủng hộ hoàn toàn của sắc tộc Gruzia. Năm 2007, Dmitri Sanakoev trở thành lãnh đạo của Cơ quan quản lý lâm thời Nam Ossetia.

Ngày 13 tháng 7 năm 2007, Gruzia lập ra một ủy ban nhà nước, đứng đầu là Thủ tướng Zurab Noghaideli, để phát triển vị thế tự trị của Nam Ossetia bên trong nhà nước Gruzia. Theo các quan chức Gruzia, vị thế chính trị sẽ được đặt ra bên trong khuôn khổ "một cuộc đối thoại tất cả các bên" với tất cả các lực lượng và cộng đồng bên trong xã hội Ossetia.[12]

Ngày 7 tháng 8 năm 2008, Quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia đạt được thỏa thuận ngừng bắn và đồng ý đàm phán với sự trung gian của Nga, nhằm chấm dứt xung đột kéo dài lâu nay. Nhưng chỉ vài giờ sau, quân đội Gruzia bất ngờ tấn công Nam Ossetia bằng bộ binh, pháo hạng nặng và cả không quân nhằm tái chiếm vùng đất này.[13]

Ngày 8 tháng 8 năm 2008, cùng thời điểm Thế vận hội mùa hè 2008 chính thức bắt đầu, chiến tranh diễn ra giữa các lực lượng Gruzia và các lực lượng ly khai Nam Ossetia. Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã nói rằng hơn 1500 thường dân và 15 lính gìn giữ hòa bình Nga đã bị giết hại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.[14]

Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam OssetiaAbkhazia, cùng với Liên bang Nga. Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã bùng nổ thành một một chiến vào sáng sớm ngày 7 tháng 8 năm 2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia.

Một thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ đã được Gruzia và Nga ký kết vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân, trong khi các quan chức Gruzia bày tỏ sự không hài lòng với tỷ lệ và quy mô cuộc rút quân, cùng với việc hiện diện thường xuyên của quân đội Nga tại thành phố cảng Poti của Gruzia.

Số lượng người tỵ nạn từ Nam Ossetia sang Nga đã lên đến con số 34.000 người trên tổng dân số 70.000 dân của khu vực này.[12] Trong khi đó đến ngày 18 tháng 8, có khoảng 68.000 người gốc Gruzia phải bỏ nhà cửa vì cuộc giao tranh[13].

Vào ngày 26 tháng 8, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia[14][15]. Gruzia bác bỏ hoàn toàn động thái này để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ[16]; một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và Đức cũng phản đối quyết định này và cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế[17][18]. Toàn bộ 7 nước thuộc khối G7 cũng cho rằng Nga đang xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận nền độc lập tại hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia.[19] Tuy nhiên, một số quốc gia như Kazakhstan, Uzbekistan, Belarus,Tajikistan, Syria, Bulgaria, Nauru, Vanuatu, Liban, Turkmenistan và đặc biệt là các nước Mỹ Latin khác gồm Venezuela,Argentina, Bolivia, Ecuador, MexicoUruguay, Brazil, Peru, Chile, NicaraguaGuatemala, Mexico đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, gây ra mâu thuẫn dai dẳng giữa các nước châu ÂuNam Mỹ. Một bản phúc trình sau đó đã chống lại Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, khi Liên Hiệp Quốc cáo buộc ông tấn công trước tiên, nhưng Hoa Kỳ lại đòi xem lại thực tế.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nam_Ossetia_n%C4%83m_2008

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Ossetia


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét