Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Obama khinh bỉ, gọi Nga là "cường quốc khu vực”

Chắc các bạn đều biết Mỹ đã và đang tiếp tục in tiền vô tội vạ để chi tiêu; hàng năm in vượt mức hàng nghìn tỷ đô la để có tiền nhập siêu khủng khiếp, mua hàng hóa từ các nước nghèo thả dàn, thực chất là bóc lột, ăn chặn sức lao động của các nước nghèo. Mỹ làm được điều này nhờ trật tự kinh tế thế giới do Mỹ sắp đặt. Mặc dù hậu quả thấy rõ là đồng đô la Mỹ mất giá nghiêm trọng trong suốt nửa thế kỷ qua nhưng Mỹ bất cần. Các nước Tây Âu rất thù Mỹ trong chuyện này, đồng lòng lập ra đồng Euro để cạnh tranh lại với đồng đô la; nhưng do sức mạnh kinh tế, quân sự và địa chính trị (nằm trong khu vực dễ bị chiến tranh vì cạnh Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đều kém xa so với Mỹ nên vai trò của đồng Euro không mạnh lên được bao nhiêu.
Thông thường những nước ít bị nguy cơ chiến tranh sẽ có đồng tiền mạnh. Mỹ nằm trên 1 lục địa riêng biệt nên khả năng bị tấn công là thấp nhất; các nước khác đều muốn đem tài sản gửi sang đó cho an toàn. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh trước đây khi vũ khí chưa hiện đại, Mỹ luôn tự hào không ai có thể đánh vào đất Mỹ và người Mỹ được sống trong an toàn tuyệt đối. Sự kiện 11.9.2001 làm Mỹ choáng váng; lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, người Mỹ bị người nước ngoài tấn công và giết chết ngay trên nước Mỹ. Nhận ra Nga, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ sức mạnh tấn công, Mỹ đã phải chấp nhận xuống thang, chấp nhận vai trò tăng lên của các nước này. Mặc dù vậy, với bản chất tham lam và tư tưởng lãnh đạo thế giới, Mỹ vẫn luôn tận dụng mọi cơ hội để tiếp tục chèn ép các lớn, điển hình là đưa NATO bao vây Nga và quay trở lại Biển Đông.
“Các cường quốc khu vực” đang giành qui chế toàn cầu
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc “Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân" ở The Hague, Tổng thống Barack Obama đã gọi Nga là "cường quốc khu vực”. 
Bằng ngôn từ đó, như đang thấy, ông Barack Obama dường như muốn hạ thấp vai trò của Nga trên thế giới. Tuy nhiên, như chứng tỏ bởi diễn trình sự kiện vài thập kỷ qua, chính các “cường quốc khu vực” (cụ thể là các nước tập hợp trong nhóm BRICS) đang trở thành những trung tâm quyền lực thực thụ, còn toàn bộ độc quyền của Hoa Kỳ như là một siêu cường toàn cầu thì chỉ dựa trên việc in dollar vô tội vạ phi kiểm soát và những cố gắng tiến hành đối thoại với cả thế giới từ vị thế vũ lực.

Sau đây là nhận xét của ông Boris Volkhonski chuyên viên Viện nghiên cứu chiến lược Nga.
“Về chuyện trong các vấn đề chính sách đối ngoại ông Barack Obama có vẻ giống như cậu học trò thiếu kinh nghiệm ở trường tiểu học thậm chí trên nền những cuộc phiêu lưu mà người tiền nhiệm George W. Bush tiến hành, thì hôm nay chỉ những ai lười nhác nhất mới không nói lên. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại hơn 5 năm qua, ông Barack Obama chứng tỏ chỉ có những lời tuyên bố và hứa hẹn to tát, mà chỉ qua một thời gian, khi đến lúc thực hiện thì chính ông ấy lại rút lui không kèn không trống”.

Hôm nay trong cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina, sự bất lực của ông Barack Obama càng bộc lộ rõ rệt. Đương nhiên, không ai kêu gọi can thiệp vũ trang, đó sẽ là thảm họa cho cả thế giới. Trái lại - nếu chính quyền Hoa Kỳ thi hành đúng những nguyên tắc mà họ công bố gần đây (ví dụ, trong cuộc khủng hoảng Kosovo), thì hôm nay lẽ ra thuần túy là không phát sinh cuộc đối đầu nào hết: tình hình với ý nguyện của cư dân Crưm tuyệt đối thống nhất và tất cả những cố gắng nhằm miêu tả Nga như là "kẻ xâm lược" chỉ đơn giản là chuyện gây cười.

Hơn thế nữa, nếu như ban lãnh đạo Dân chủ của Mỹ quả thực quan tâm về nhân quyền, như họ thích nhắc đi nhắc lại, thì cần phải kiên quyết chống lại việc lực lượng thân phát-xít lên nắm quyền ở Ukraina, và chống lại chính sách thanh lọc sắc tộc mà chính phủ mới của đất nước đang thi hành đối với người Nga và các dân tộc thiểu số khác.

Chẳng có gì như vậy cả. Chỉ rặt những tuyên bố cuồng nộ rằng Nga không phải siêu cường toàn cầu, mà chỉ là một cường quốc khu vực, và tất cả hành động là theo chỉ đạo yếu kém. Trên thực tế, nếu có ai bộc lộ sự yếu đuối và bất lực, thì đó là Hoa Kỳ.

“Các nước BRICS hiểu rõ điều này, khi tập trung tại cuộc gặp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở The Hague. Văn kiện tổng kết mà các Ngoại trưởng của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thông qua, nói rằng các nước BRICS phủ nhận việc sử dụng biện pháp trừng phạt và "ngôn từ hùng biện thù địch" (“reject the use of sanctions and "hostile language”).

Và nếu nhìn xem vai trò của BRICS (cho đến trước năm 2011 là BRIC) đã thay đổi như thế nào trên trường quốc tế - kể từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi diễn ra vòng tham vấn thứ nhất về thành lập có cấu quốc tế này, cho đến ngày hôm nay, - không khó để thấy rằng vai trò của nhóm này đang gia tăng liên tục, và là yếu tố chọc giận đánh vào tham vọng giành vai trò siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ. Thoạt đầu nhóm BRIC là kiểu Câu lạc bộ không chính thức của bốn cường quốc, nhiều người thậm chí coi nó là một "động lực trí tuệ”. Hiện nay không thể thiếu BRICS khi thông qua bất kỳ quyết định vấn đề lớn nào của toàn cầu.

Bởi BRICS chính là sự kết hợp các cường quốc khu vực, đại diện cho bốn phần của thế giới - châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Và trên bình diện đó, từ "cường quốc khu vực” mà Obama dùng định hạ nhục Nga, lại thành ra lời thừa nhận rằng trong thế giới đương đại ngày nay chính các khu vực đang trở thành những trung tâm quyền lực thực sự.

Vẫn như trước đây, Mỹ cố giữ độc quyền về ngôi vị của đồng dollar như là loại ngoại tệ dự trữ toàn cầu và toan tính áp đặt những điều kiện của họ với thế giới thông qua vũ lực quân sự. Trong đó, bất chấp thực tế là đồng dollar tự nó đã từ lâu đánh mất giá trị dự trữ thực sự và chỉ duy trì nhờ công việc của những cỗ máy in tiền không ngừng. Còn toan tính can thiệp quân sự thì đang dẫn đến những hậu quả bi thảm, phá hoại đối với hàng loạt nước và khu vực. Trong số tất cả những cuộc phiêu lưu quân sự mà chính quyền Mỹ ba nhiệm kỳ gần đây thi hành, không một cuộc nào dẫn đến cải tiến thực tế trong lĩnh vực an ninh. Mà hoàn toàn ngược lại - chiến dịch tại Afghanistan chẳng hạn, không chỉ đơn giản kết thúc bằng thất bại quân sự của Mỹ và các đồng minh NATO, mà kéo theo nhiều biến chứng hệ lụy nghiêm trọng và lâu dài với tất cả các nước láng giềng, trong đó có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc”.

Vì thế, có lẽ trong ngôn từ của ông Barack Obama vẫn có chút hợp lý. Ngày càng có nhiều nước không còn hướng tới các siêu cường toàn cầu và chuyển toàn bộ gánh nặng của việc ra quyết định (và như thế có nghĩa là chịu trách nhiệm) cho cấp khu vực.

http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_26/270256622/
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_26/270256622/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét