Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

(3) Hệ thống tài khoản quốc gia và tính GDP ở Việt Nam

Xem thêm: Các cân đối và quan hệ vĩ mô chủ yếu của nền KTQD,
Hệ thống tài khoản quốc gia và tính GDP ở Việt Nam
PHẦN III
 NGUỒN THÔNG TIN, PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG, 
TÍCH LUỸ TÀI SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

Tác phẩm của GS TSKH Nguyễn Văn Quỳ, người anh, 
người bạn thân nhất của tôi. GS đã mất gần 4 năm.
I. Tiêu dùng cuối cùng
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của Tổng sản phẩm trong nước dùng để thỏa mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân dân cư, hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm hai phần:
          i. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình;
          ii. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.  
          1. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình là tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ do hộ gia đình mua trên thị trường, do tự sản xuất tự tiêu dùng và hưởng thụ không phải trả tiền từ các tổ chức nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp hộ gia đình.
Tiêu dùng cuối cùng do chi mua sản phẩm là một bộ phận tiêu dùng từ thu nhập của hộ gia đình.  Có hai phương pháp tính như sau: 
          Phương pháp 1
 Phương pháp tính từ chi ngân sách hộ gia đình.
Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
=
Tiêu dùng cuối cùng do mua trên thị trường bình quân một hộ hoặc nhân khẩu
x
Tổng số hộ hoặc số nhân khẩu
Công thức trên được tính riêng cho từng loại sản phẩm và theo từng loại hộ gia đình hoặc nhân khẩu của khu vực thành thị và nông thôn.
Nguồn thông tin: căn cứ vào điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình của thống kê Xã hội và Môi trường hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.
          Phương pháp 2
Phương pháp tính từ tổng mức bán lẻ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình


=

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ


-

Phần giá trị sản phẩm do các đơn vị sản xuất mua


-
Giá trị bán lẻ tư liệu sản xuất còn lẫn trong Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ


+
Giá trị sản phẩm mua cho tiêu dùng cuối cùng chưa có trong Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
  Đối với phần giá trị sản phẩm hộ gia đình mua cho nhu cầu tiêu dùng trong năm không có trong tổng mức bán lẻ được tính riêng cho từng loại như sau:
          -  Tiêu dùng điện sinh hoạt:
Tiêu dùng cuối cùng
=

Tổng số KW giờ điện thương phẩm dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình
x

Đơn giá bình quân của 1 KW giờ điện sinh hoạt


-  Tiêu dùng nước sinh hoạt:
Tiêu dùng cuối cùng
=

Tổng số m3 nước máy hộ gia đình mua trong năm
x

Đơn giá bình quân của 1m3 nước máy sinh hoạt.

-  Tiêu dùng cuối cùng về vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục….


Tiêu dùng cuối cùng



=
Giá trị sản xuất của vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục….




-
Phần giá trị sản phẩm của các ngành tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục….
do các đơn vị sản xuất mua



-
Phần giá trị sản phẩm của các ngành tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục….
do các hộ gia đình được hưởng không phải trả tiền



-
Phần giá trị sản phẩm của các ngành tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục…. đã xuất khẩu (nếu có)
-  Tiêu dùng là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm: phần giá trị giá sản xuất của hoạt động tài chính tín dụng đã được phân bổ cho khu vực hộ gia đình
          - Tiêu dùng cuối cùng về xổ số là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động xổ số
          -  Tiêu dùng về dịch vụ làm thuê công việc nội trợ trong gia đình là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc gia đình trong các hộ tư nhân
Nguồn thông tin: căn cứ vào thống kê Thương mại và Giá cả; thống kê Xã hội và Môi trường; thống kê Công nghiệp và các cuộc điều tra chuyên đề khác. 
          Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc phải là phần giá trị đã được tính vào giá trị sản xuất của một ngành hay hoạt động nào đó, bao gồm:
-  Tiêu dùng sản phẩm vật chất: nông, lâm sản phẩm; thuỷ sản; tiểu thủ công nghiệp…
- Tiêu dùng về dịch vụ nhà tự có tự ở.         
         

Tiêu dùng tự túc là sản phẩm vật chất được tính như sau:

Tiêu dùng tự túc
=

Tiêu dùng tự túc bình quân một hộ hoặc một nhân khẩu điều tra
x

Tổng số hộ hoặc nhân khẩu
Công thức trên được tính theo từng loại sản phẩm, từng loại hộ và theo thành thị, nông thôn.
 Nguồn thông tin tính tiêu dùng tự túc là sản phẩm vật chất: căn cứ vào điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình của thống kê Xã hội và Môi trường, các bảng cân đối sản phẩm nông nghiệp hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác
Tiêu dùng tự túc về dịch vụ nhà tự có tự ở: giá trị nhà tự có tự ở được coi là một hoạt động dịch vụ nhà ở cho chính bản thân hộ gia đình. Toàn bộ giá trị sản xuất của dịch vụ này là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình về dịch vụ nhà tự có tự ở
Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình bằng (=)Tiêu dùng cuối cùng do chi mua sản phẩm cộng (+)Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc.
Tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền được tính như sau:
          - Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức nhà nước.
Tiêu dùng không phải trả tiền về vận tải, bưu điện, du lịch văn hóa, y tế, giáo dục…


=

Giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục…


-

Phần giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục…bán trên thị trường cho mục đích sản xuất, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu


+
Chi đột xuất từ ngân sách nhà nước cho khắc phục hậu quả thiên tai cho đồng bào vùng bị bão, lụt, hỏa hoạn, không kể chi khắc phục cơ sở hạ tầng, sửa chữa và xây mới nhà cửa...
- Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức từ thiện, tôn giáo, hiệp hội bằng (=) Giá trị sản xuất của hoạt động đoàn thể, hiệp hội trừ (-) Phần giá trị bán trên thị trường (nếu có). Căn cứ vào kết quả tính toán Giá trị sản xuất của hoạt động đoàn thể, hiệp hội  và điều tra chuyên đề.
Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo đối tượng sử dụng bằng (=) Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình (+) Tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền

2. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước là phần giá trị dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp, nghiên cứu khoa học và các tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị phục vụ cộng đồng,… tạo ra để đảm bảo và duy trì hoạt động thường  xuyên của đất nước.  
Phương pháp tính tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước như sau:


Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước


=

Giá trị sản xuất của hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; phục vụ cộng đồng.


-

Phần giá trị sản xuất của các hoạt động này bán trên thị trường (nếu có) và phần giá trị tự sản xuất để tích lũy (nếu có)

Nguồn thông tin: dựa vào bảng cân đối tài khoản; bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo hoạt động sự nghiệp có thu, thuyết minh báo cáo tài chính từ các đơn vị dự toán các cấp và cơ quan tài chính các cấp (Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước) theo chế độ báo cáo tài chính của hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp và các cuộc điều tra chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất của Tổng cục Thống kê (kết quả điều tra năm cơ bản của một năn dùng cho một số năm).

          Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính như sau :

Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh
=
Tiêu dùng cuối cùng theo giá thực tế
Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá sản xuất của từng sản phẩm vật chất và dịch vụ phù hợp của năm báo cáo so với năm gốc
          Nguồn thông tin :
-         Chỉ số giá CPI của từng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
-         Chỉ số giảm phát của các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, nhà ở tự có tự ở; vận tải, bưu điện, du lịch; văn hoá, y tế,  giáo dục, hiệp hội, khoa học, quản lý Nhà nước, phục vụ cá nhân và cộng đồng, làm thuê các công việc nội trợ trong các hộ gia đình.

II. Tích luỹ Tài sản :
Tích luỹ tài sản là một phần của Tổng sản phẩm trong nước được sử dụng để đầu tư tăng tài sản nhằm mở rộng sản xuất.
          Tích lũy tài sản gồm tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tài sản quý hiếm. Trong tích lũy tài sản bao gồm cả tích luỹ tài sản là gia súc, gia cầm, vườn cây lâu năm, sản phẩm hàng hóa dự trữ trong dân cư, dự trữ quốc gia, tài sản vô hình, các công trình kiến trúc khác như: đê, kè, cầu, cống, đường giao thông, các công trình và tài sản vừa sử dụng cho quốc phòng, an ninh, vừa sử dụng cho đời sống sinh hoạt của dân cư. Tích lũy tài sản được tính phân tổ theo ngành, thành phần kinh tế và theo loại tài sản.

1. Tích luỹ Tài sản cố định
1.1. Phương pháp tăng, giảm tài sản

Tích lũy TS CĐ

=
Tổng giá trị TS CĐ cuối kỳ theo nguyên giá

-
Tổng giá trị TS CĐ đầu kỳ theo nguyên giá

+
Phần giảm giá do đánh giá lại TSCĐ

-
Phần tăng giá do đánh giá lại TSCĐ

Thông tin dùng để tính tích lũy TSCĐ cho từng loại tài sản theo công thức trên từ hai nguồn :
-  Đối với loại hình doanh nghiệp : từ báo cáo quyết toán.tài chính năm hoặc từ điều tra doanh nghiệp hàng năm. Thông tin về tăng/ giảm giá do đánh giá lại TSCĐ không có hàng năm, thông tin này chỉ có khi bộ Tài chính quy định đánh giá lại giá trị TSCĐ.
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể : từ điều tra hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm, thuỷ sản hàng năm
Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ quan Quản lý nhà nước, An ninh quốc phòng dựa vào ngân sách nhà nước, thông tin để tính tích lũy TSCĐ của những đơn vị này lấy bằng số chi ngân sách cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ. Đối với tích lũy TSCĐ của an ninh quốc phòng tính theo phương pháp này cần loại trừ chi đầu tư để xây dựng các công trình hoặc mua sắm máy móc thiết bị chỉ phục vụ cho mục đích quân sự. Thông tin lấy từ chi đầu tư xây dựng cơ bản theo mục lục ngân sách Nhà nước. 
Bên cạnh vốn từ ngân sách, tích lũy của các cơ quan quản lỹ nhà nước còn được thực hiện từ  nguồn vốn tự có và viện trợ. Thông tin tính tích lũy TSCĐ từ hai nguồn vốn này dựa vào báo cáo của Ban tiếp nhận viện trợ và điều tra các cơ quan quản lý nhà nước và tính theo công thức sau:

 
Tích lũy TSCĐ từ vốn tự có

=
Tích lũy TS CĐ từ vốn tự có của các đơn vị điều tra
Chi ngân sách cho XDCB, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ của các đơn vị điều tra

 x
Tổng chi ngân sách cho XDCB, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ trong năm
Tích lũy tài sản là đường sá, cầu cống, đê, kè, các công trình thuỷ nông, tích lũy TSCĐ do khai hoang, phục hóa, phát triển vườn cây ăn quả, trồng rừng… do không có giá trị tài sản đầu kỳ và cuối kỳ, tích lũy TSCĐ được tính theo tổng vốn đầu tư xây dựng mới và sửa chữa lớn thực hiện trong năm cho từng loại tài sản này. Giá trị tích lũy của loại tài sản này gồm cả giá trị đóng góp nguyên vật liệu, ngày công của các đơn vị và nhân dân tham gia xây dựng công trình. Dựa vào thông tin về tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới, sửa chữa lớn, đại tu đường sá, cầu cống, đê kè, công trình thủy nông từ báo cáo quyết toán chi ngân sách năm
Tích luỹ TSCĐ là nhà ở tư nhân hộ gia đình dựa vào điều tra khảo sát mức sống của hộ gia đình, phần chi cho xây dựng mới và sửa chữa lớn nhà ở của hộ gia đình để suy rộng.
Tích luỹ TSCĐ là gia súc, gia cầm tính bằng giá trị tài sản cố định là đàn gia súc, gia cầm cuối kỳ trừ đi giá trị tài sản cố định là đàn gia súc gia cầm đầu kỳ. Thông tin tính toán dựa vào tài liệu điều tra chăn nuôi của thống kê Nông nghiệp. Đối với gia súc, gia cầm là TSCĐ của đơn vị thuộc thành phần kinh tế nhà nước dựa vào báo cáo quyết toán năm của các doanh nghiệp.
Tích lũy tài sản cố định vô hình bằng tổng giá trị TSCĐ vô hình tự sản xuất cộng với giá trị mua mới tài sản vô hình. Thông tin để tính dựa vào báo cáo quyết toántài chính năm của các doanh nghiệp hoặc điều tra doanh nghiệp.
Tích lũy tài sản cố định là phí chuyển nhượng khi mua, bán tài sản cũ, nhà cửa, đất đai là thực tế số phải chi cho những dịch vụ này. Thông tin dựa vào cơ quan thuế, các phòng công chứng, sở nhà đất.

1.2. Phương pháp vốn đầu tư xã hội
Phương pháp này đòi hỏi thông tin về vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội và vốn lưu động thực hiện trong năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội hình thành từ các nguồn: ngân sách nhà nước; vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại; vốn tự có của doanh nghiệp; vốn ngoài quốc doanh; vốn đầu tư nước ngoài; vốn huy động của dân và vốn khác.
Không phải toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội sẽ tính vào tích lũy TSCĐ vì có một phần trong vốn này không làm tăng tài sản cố định như: phần vốn dùng đền bù hoa màu, để giải phóng mặt bằng cho công trình xây dựng, vốn dùng xây dựng lán trại tạm thời… 
 Tích lũy tài sản cố định theo phương pháp vốn như sau:
              Tích lũy TSCĐ trong năm bằng (=)
              Tổng vốn đầu tư XDCB xã hội thực hiện trong năm
              Trừ (-) Vốn đầu tư không làm tăng TSCĐ
Cộng (+) Vốn đầu tư vào các loại tài sản dưới đây chưa có trong tổng   vốn đầu tư XDCB xã hội:
-  Tích lũy TSCĐ là đàn gia súc;
-   Tích lũy TSCĐ là vườn cây lâu năm;
-  Vốn ngân sách xã đầu tư cho xây dựng ngoài phần ngân sách cấp;
-  Giá trị tiền công, nguyên vật liệu do nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình thủy lợi, phúc lợi xã hội…;
-  Phí chuyển quyền sở hữu tài sản trong năm để mua tài sản cũ, nhà cửa, đất đai.
Nguồn thông tin: dựa vào thống kê vốn đầu tư XDCB xã hội của thống kê vốn đầu tư. Để có thông tin chính xác, cần dựa vào thực tế các khoản chi trong tổng vốn đầu tư hoặc có thể thu thập thông tin chi tiết về cơ cấu vốn đầu tư XDCB của một số dự án để tính tỷ lệ vốn không làm tăngTSCĐ trong tổng vốn đầu tư.
Đối với vốn ngân sách xã đầu tư cho xây dựng ngoài phần ngân sách cấp và giá trị tiền công, nguyên vật liệu do nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình thủy lợi, phúc lợi xã hội, dựa vào điều tra chuyên đề để tìm tỷ lệ phần vốn này so với giá trị công trình xây dựng.

1.    Tích luỹ Tài sản lưu động
Tích lũy TS LĐ
=
Giá trị TSLĐ cuối kỳ
-
Giá trị TSLĐ đầu kỳ
+
Giá trị  TSLĐ giảm giá
-
Giá trị  TSLĐ tăng giá
Thông tin dùng để tính tích lũy tài sản lưu động đối với doanh nghiệp, dựa vào báo cáo tài chính năm hoặc điều tra doanh nghiệp hàng năm . Tích lũy TSLĐ tính từ báo cáo quyết toán của đơn vị không bao gồm giá trị vật tư nhận giữ hộ, nhận gia công, không gồm hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
Tích lũy tài sản lưu động của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm, thuỷ sản dựa vào điều tra mẫu rồi suy rộng theo giá trị sản xuất cho từng loại tài sản lưu động và theo từng loại hình kinh tế. 
Tích lũy tài sản lưu động là sản phẩm nông nghiệp dựa vào bảng cân đối sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) để tính.
Tích lũy tài sản lưu động là dự trữ quốc gia:  việc thu thập thông tin trực tiếp ở các đơn vị dự trữ Nhà nước về chỉ tiêu tích luỹ TSLĐ do tăng vật tư, hàng hoá gặp nhiều khó khăn, nên quy ước lấy số chi dự trữ quốc gia trong năm của ngân sách Nhà nước là số tích luỹ trong năm.

3. Tích luỹ tài sản quý hiếm
Tích lũy tài sản quý hiếm bằng tổng giá trị tài sản quý hiếm nhận được trong năm trừ đi nhượng bán tài sản quý hiếm nhận được trong năm đó. Nguồn thông tin dựa vào điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình để tính.

          Tích luỹ tài sản theo giá so sánh được tính cho từng loại tài sản và theo công thức sau :



Tích luỹ tài sản theo giá so sánh theo từng loại tài sản


=
Tích luỹ tài sản năm báo cáo theo giá thực tế của từng loại tài sản
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm gốc

III. Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng… giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của quốc gia với các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư không thường trú. Những hàng hóa và dịch vụ được coi là xuất, nhập khẩu khi đã thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa đó giữa một bên là đơn vị thường trú và bên kia là đơn vị không thường trú, không lệ thuộc vào hàng hóa đó đã ra hoặc chưa ra khỏi biên giới quốc gia. 
Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua các hình thức chủ yếu sau:
-  Mua bán, trao đổi của các đơn vị kinh doanh ngoại thương;
-  Mua bán, trao đổi trực tiếp của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước với nước ngoài;
-  Mua bán, trao đổi của các tổ chức, cá nhân ở các cửa khẩu biên giới, hải phận…;
-  Hàng hóa do chuyên gia, lao động, học sinh, khách du lịch tự mang vào hoặc đưa ra khỏi biên giới ;
-  Hàng hóa viện trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ cho đất nước, hàng hóa do bà con Việt kiều gửi về nước;
-  Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua việc mua bán, tiêu dùng trực tiếp của các đơn vị không thường trú như: khách du lịch, nhân viên đi công tác, lưu học sinh, các sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức an ninh quốc phòng.

1. Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Xuất, nhập khẩu hàng hoá bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
-  Toàn bộ hàng hoá mua bán trao đổi với nước ngoài thông qua các hợp đồng thương mại, hợp đồng đổi hàng, gia công (kể cả các loại hình gia công theo dang mua nguyên vật liệu bán thành phẩm theo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng ký kết giữa các các bên), hợp tác kinh tế, hợp tác đầu tư nước ngoài, liên doanh, viện trợ chính phủ, viện trợ nhân đạo, được ký kết giữa chính phủ, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức có tư cách pháp nhân và các cá nhân được nhà nước cho phép (cấp giấy phép) trực tiếp xuất khẩu với nước ngoài.

-  Những hàng hoá mua bán trao đổi trực tiếp giữa các đơn vị dân cư thường trú  với dân cư không thường trú qua các đường biên giới, các cửa khẩu trên bộ, trên biển, hải đảo, thềm lục địa, hải phận quốc tế và trên tuyến đường giao thông quốc tế.

-  Những hàng hoá do các chuyên gia, người lao động, học sinh, người đi du lịch, người đi công tác khác mang vào hoặc mang ra khỏi đất nước.
-  Những hàng hoá là quà tặng, quà biếu, các đồ dùng và phương tiện, tài sản của dân cư thường trú chuyển đi nước ngoài hoặc của dân cư không thường trú và bà con Việt kiều  chuyển về.
-  Những hàng hoá là hàng viện trợ, giúp đỡ, quà tặng, quà biếu, cho v.v… của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ gửi cho nước ta và ngược lại.
-  Những hàng hoá xuất khẩu từ các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu chế xuất xuất ra nước ngoài hoặc nhập từ nước ngoài vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất.
-  Hàng hoá là thiết bị, máy bay , tàu thuyền dưới dạng cho thuê mua tài chính hoặc đi thuê mua tài chính với thời hạn trên một năm
-  Hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường bưu điện.
-  Điện nước và những hàng hoá mua bán trao đổi khác qua biên giới nhưng không cần giấy phép của Bộ Thương mai hoặc cơ quan có thẩm quyền.
-  Hàng hoá xuất nhập khẩu cho mục đích làm phụ tùng, linh kiện và vật tư nguyên liệu dùng cho  sửa chữa, hoàn thiện các phương tiện,  máy móc và các trang thiết bị khác.
-  Hàng hoá xuất nhập khẩu lậu ; Hàng hoá và hành lý của cá nhân và tổ chức quá tiêu chuẩn qui định của nhà nước (hải quan) mang theo khi xuất cảnh.
-  Những hàng hoá, máy móc phương tiện… do Sứ quán, Lãnh sứ quán, Đoàn ngoại giao, các khu căn cứ quân sự… của nước ta mua ở nước ngoài phục vụ cho mục đích sử dụng của các đơn vị này ở nước ngoài và ngưọc lại của nước ngoài mua ở trong nuớc ta để sử dụng cho mục đích của họ thì cũng được coi là xuất nhập khẩu.
          Xuất, nhập khẩu hàng hoá không bao gồm những hàng hoá sau, mặc dù chúng có thể được chuyển qua biên giới:
 -   Hàng hoá nhập hay xuất quá cảnh nước ta.
-  Những hàng hoá là các trang thiết bị vận tải và các phương khác được đưa đi hoặc đưa đến nước ta tạm thời (dưới 1 năm) không thay đổi quyền sở hữu.
-   Giá trị những trang thiết bị và hàng hoá máy móc gửi đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào nước ta để duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa mà những phương tiện máy móc trang thiết bị này không thay đổi hình dáng hoặc biến đổi vào hàng hoá sản phẩm khác. Tuy nhiên, những chi phí cho hoạt động sửa chữa, duy tu, nâng cấp các trang thiết bị và phương tiện trên được coi là xuất hay nhập khẩu.
-  Những hàng hoá kể cả các động thực vật gửi đi hoặc đưa vào nước ta cho mục đích triển lãm, làm xiếc, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu, đóng phim, v.v… sau đó lại được đưa về.
-   Những hàng hoá gửi đi để bán nhưng không bán được phải trả về.
-  Những hàng hoá phương tiện trở đi hay trở về của các cơ quan sứ quán, lãnh sứ quán, các đoàn ngoại giao, các căn cứ quân sự của nước ta đóng ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài đóng ở nước ta.
-  Những hàng hoá gửi đi nước ngoài bị mất mát hoặc bị tổn thất xảy ra sau khi đã quan biên giới nhưng lại chưa thay đổi chủ sở hữu.

Nguồn thông tin căn cứ vào các báo cáo sau:

-         -  Báo cáo thống kê ngoại thương của Tổng cục Thống kê; báo cáo thống kê xuất nhập khẩu và buôn bán với nước ngoài của Bộ Thương mại; Bảng Cán cân thanh toán quốc tế  (BOP) của Ngân hàng nhà nước.
-         -  Báo cáo thống kê xuất nhập tháng, quý, năm phân theo mậu dịch và phi mậu dịch, chính ngạch và tiểu ngạch của cơ quan hải quan.
-         -  Báo cáo của công ty vận tại và bảo hiểm về hàng hoá xuất nhập khẩu.
-         -  Báo cáo của cơ quan tiếp nhận viện trợ.
-         -  Báo cáo về tính hình phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
-         -  Ngoài ra cần tiến hành tổ chức điều tra, phỏng vấn về các hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ không thông qua hải quan hoặc cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cho tiêu dùng của dân cư đi du lịch, đi công tác nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào, việc chi mua hàng hoá, phương tiện của các sứ quán, lãnh sứ quán, các đoàn ngoại giao, các khu căn cứ quân sự của cả nước ta và của nước ngoài; điều tra xác minh phần khai báo sai sót, thẩm lậu qua các cửa khẩu, biên giới hải quan, sân bay, bến cảng v.v… để xác định tỷ lệ sai sót so với thực tế...

2. Xuất nhập khẩu dịch vụ
2.1. Xuất, nhập khẩu dịch vụ vận tải
Phạm vi của hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ vận tải gồm: vận tải hàng hoá, hành khách, cho thuê các phương tiện vận tải có người điều khiển và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến vận tải ở tất cả các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không và đường ống do dân cư thường trú cung cấp cho dân cư không thường trú và ngược lại.
Nội dung của việc tính giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ vận tải: Xuất, nhập khẩu các dịch vụ vận tải bao gồm doanh thu (gọi là xuất) hay chi trả (gọi là nhập) cho các hoạt động chuyên trở hàng hoá kể cả bốc xếp và hàng khách cũng như doanh thu hoặc chi phí về các hoạt động cho thuê hoặc đi thuê các phương tiện vận tải có nhân viên điều khiển và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến vận tải mà do dân cư thường trú cung cấp các dịch vụ này cho dân cư không thường trú và ngược lại dân cư không thường trú cung cấp các dịch vụ vận tải cho dân cư thường trú.
Nguồn thông tin: căn cứ vào báo các quyết toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổng công ty và các tổ chức kinh doanh khác có tham gia hoạt động chuyên chở bốc xếp hàng hoá xuất, nhập khẩu và hành khách quốc tế (như Tổng công ty Hàng không, Tổng Công ty Vận tải biển, Tổng Công ty đường sắt, các đoàn xe vận tải quốc tế v.v…) hoặc có thể tiến hành thu thập thông tin thông qua các đơn vị doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc lấy số liệu từ phần thu, chi dịch vụ trong cán cân thanh toán quốc tế.

2.2. Xuất nhập khẩu bưu điện, liên lạc và viễn thông
Phạm vi hoạt động dịch vụ bưu điện, liên lạc và viễn thông bao gồm:
-         - Viễn thông quốc tế gồm việc chuyển tải các thông tin bằng tiếng, hình ảnh, hay các thông tin khác qua điện thoại, telex, điện tín, đường cáp, vệ tinh, fax… (kể cả dịch vụ kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ).
-         -  Dịch vụ bưu điện và thư tín gồm việc gửi chuyển giao và nhận thư, báo chí, tạp chi, các ấn phẩm và các bưu phẩm khác do cơ quan bưu chính thực hiện.
-         -  Dịch vụ bưu điện liên lạc còn bao gồm các dịch vụ tại quầy bưu điện và thuê thùng thư.
Nội dung tính xuất nhập khẩu dịch vụ và bưu điện liên lạc và viên thông:
- Xuất nhập khẩu dịch vụ bưu điện liên lạc và viễn thông là những khoản thu (gọi là xuất), những khoản chi (gọi là nhập) về lắp đặt và truyền đưa các thông tin bằng tiếng, hình ảnh hay các thông tin khác qua điện thoại, telex, điện tín, đường cáp, đài phát thanh vệ tinh, fax và các mạng dịch vụ kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ; dịch vụ bưu điện, thư tín chuyển đưa sách báo, ấn phẩm và bưu phẩm khác giữa dân cư thường trú và dân cư không thường trú.
-  Các hoạt động sau đây không tính vào xuất nhập khẩu dịch vụ bưu điện liên lạc và viễn thông như: hoạt động trao đổi các tài liệu truyền thanh, ti vi, radio, các khoản thu và chi do thuê băng, phim hoặc các chương trình thuộc bản quyền tác giả (vì phần này đã được tính vào xuất nhập khẩu hàng hoá khác).
  Nguồn thông tin: căn cứ vào báo cáo thu chi và báo cáo thanh quyết toán với nước ngoài của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông và các cơ quan kinh doanh thông tin bưu điện khác để tính hoặc từ các phần thu chi dịch vụ của cán cân thanh toán quốc tế.

2.3. Xuất nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm
Phạm vi của xuất, nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm bao gồm bảo hiểm vận tải, bảo hiểm hàng hoá đang trong quá trình xuất hoặc nhập (kể cả bảo hiểm hàng hải và hàng không); các loại bảo hiểm trực tiếp khác như bản hiểm nhân thọ; bảo hiểm tai nạn và các rủi ro khác, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm hỏa hoạn và tái bảo hiểm; các dịch vụ bảo hiểm còn bao gồm các phí hoa hồng đại lý có liên quan đến giao dịch bảo hiểm.
Tính xuất, nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm thường theo các hình thức hoạt động sau đây:
-  Bảo hiểm vận tải, chuyên trở hàng hoá xuất, nhập khẩu và hàng hoá quốc tế.
-  Bảo hiểm chuyên trở hành khách quốc tế.
-  Bảo hiểm phòng hoả, phòng tổn thất khác cho nước ngoài (dân cư không thường trú hoặc nhờ nước ngoài (dân cư không thường trú) bảo hiểm các hình thức trên cho nước ta.
-  Bảo hiểm sinh mạng, hưu trí và các bảo hiểm khác với nước ngoài
Nguồn số liệu: căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm (lấy phần doanh thu về hoạt động bảo hiểm và phần chi trả bảo hiểm cho nước ngoài). Mặt khác cũng có thể thu thập số liệu thông qua phần chi trả phí bảo hiểm cho hoạt động bảo hiểm của doanh nghiệp và đơn vị hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế và hàng không; hoặc dựa vào phần thu, chi các hoạt động dịch vụ trong Bảng Cán cân thanh toán quốc tế của Ngân hàng nhà nước.

          2.4. Xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch 
Phạm vi xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch: du lịch khác với loại hình dịch vụ quốc tế khác ở chỗ nó là loại hình hoạt động phục vụ nhu cầu người tiêu dùng (du khách) đi đến  những nước mà du khách cần tham quan, nghỉ mát, công tác … để nhận những hàng hoá và dịch vụ họ cần dùng. Vì vậy, không giống như các loại dịch vụ khác, dịch vụ du lịch  không phải là dịch vụ cụ thể riêng biệt mà là tổng hợp các loại dịch vụ mà du khách sử dụng như: thuê nhà, khách sạn, thức ăn, đồ uống, giải trí, vận tải … của nước mà du khách đến thăm viếng,  kể cả quà tặng, đồ lưu niệm, các tác phẩm nghệ thuật,  mỹ nghệ do du khách mua để sử dụng và mang ra khỏi đất nước họ đến thăm.
Có hai loại du lịch: du lịch vì mục đích kinh doanh và công vụ và du lịch cá nhân.
-  Du lịch vì mục đích kinh doanh và công vụ: loại hình này bao gồm các du khách ra nước ngoài để thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh và công vụ
- Du lịch cá nhân: loại này gồm các du khách ra nước ngoài vì mục đích không phải kinh doanh như: vui chơi giải trí, nghỉ mát, tham quan, hoạt động thể thao, văn hoá, thăm người thân, bạn bè, hành hương, thăm viếng mang tính chất tôn giáo, học tập và các hoạt động liên quan đến sức khoẻ và những du khách quá cảnh trên đường đến nước khác.
Xuất khẩu dịch vụ du lịch bao gồm phần chi mua hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng của dân cư không thường trú như: các khoản tiền thu do thuê nhà, khách sạn, bán thức ăn, đồ uống, giải trí, tham quan, dịch vụ y tế, sức khoẻ, vận tải và dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày kể cả các quà lưu niệm các tác phẩm nghệ thuật,  mỹ nghệ do du khách mua để sử dụng và mang ra khỏi đất nước. Ngược lại nhập khẩu dịch vụ du lịch bao gồm các khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ như trên cho tiêu dùng của dân cư thường trú trong thời gian đi ra nước ngoài dưới một năm.

2.5. Xuất nhập khẩu dịch vụ khác
Xuất, nhập khẩu các hoạt động dịch vụ khác bao gồm các hoạt động trao đổi với nước ngoài về các dịch vụ không nằm trong các loại kể trên như: dịch vụ tài chính tiền tệ, tin học, thương mại, xây dựng, y tế sức khoẻ, giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao và các dịch vụ khác.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ tài chính: xuất, nhập khẩu dịch vụ tài chính gồm các dịch vụ trung gian tài chính có liên quan đến dịch vụ thư tín dụng, chấp nhận thanh toán của ngân hàng, hạn mức tín dụng, thuê mua tài chính, các giao dịch ngoại hối và các chi phí hoa hồng có liên quan đến giao dịch chứng khoán như môi giới, phân phối bảo lãnh phát hành và các thoả thuận trao đổi, các hình thức mua bán quyền lựa chọn và các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính khác; Các dịch vụ có liên quan đến quản lý tài sản, quản lý tác nghiệp trên thị trường tài chính, các dịch vụ bảo quản chứng khoán … diễn ra giữa đơn vị, tổ chức và dân cư thường trú với các đơn vị, tổ chức và dân cư không thường trú.
Xuất nhập khẩu dịch vụ tin học và thông tin gồm các dịch vụ tin học và thông tin liên quan đến tin tức, số liệu về các hoạt động cơ sở dữ liệu như: nhân rộng, lưu trữ và dịch vụ khai thác thông tin trên mạng, xử lý số liệu, lập bảng số liệu trên cơ sở mua theo giờ nhất định; tư vấn phần cứng, lắp đặt phần mềm, bảo dưỡng và sửa chữa máy tính và các thiết bị ngoại vi; Các dịch vụ tin tức và cung cấp thông tin, ảnh và báo viết cho thông tin quảng cáo v.v… giữa dân cư thường trú với dân cư không thường trú.
Xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại gồm:
-  Các khoản thu chi hoa hồng cho các hoạt động đại lý, uỷ nhiệm giữa người cư trú  với người không cư trú.
- Các dịch vụ buôn bán hàng hoá của dân cư thường trú mua hàng hoá ở nước ngoài (hay của dân cư không thường trú) và sau đó đem bán hàng hoá đó ở nước ngoài chứ không cần phải đưa hàng hoá vào hay ra khỏi đất nước. Sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá bán ra với giá trị hàng hoá mua vào được coi là giá trị dịch vụ thương mại. Hay nói cách khác, giá trị dịch vụ thương mại được coi là xuất bằng (=) tổng giá trị hàng hoá bán ra trừ tổng trị giá vốn hàng bán ra của dân cư thường trú chuyên buôn bán hàng hoá ở nước ngoài và ngược lại nhập dịch vụ thương mại là dân cư không thường trú chuyên buôn bán hàng hoá trên đất nước.
Xuất nhập khẩu dịch vụ y tế, sức khoẻ kể cả chi phí ăn ở, điều trị, cung cấp thuốc men và những chi phí khác có liên quan đến y tế sức khỏe do dân cư thường trú cung cấp cho dân cư không thường trú và ngược lại.
Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đào tạo gồm các hoạt động giảng dạy, đào tạo, dịch vụ ăn ở, lưu trú và các chi phí khác có liên quan đến giáo dục đào tạo do dân cư không thường trú nước ta cung cấp cho người không cư trú và ngược lại.
Xuất nhập khẩu dịch vụ khác gồm các dịch vụ văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, quảng cáo tiếp thị, nghiên cứu thị trường, dịch vụ tư vấn quản lý,  tư vấn pháp luật, kế toán kiểm toán, lưu trữ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ kiến trúc và xây dựng, an ninh điều tra, biên dịch và phiên dịch.
Nguồn thông tin:
- Đối với xuất nhập khẩu dịch vụ trung gian tài chính dựa vào báo cáo của cơ quan ngân hàng.
- Đối với các dịch vụ khác như thương mại, y tế sức khoẻ, giáo dục đào tạo, kiến trúc xây dựng, tin học và thông tin … tổng hợp từ báo cáo điều tra về kết quả hoạt động kinh doanh (phần thu chi với nước ngoài) của các đơn vị và cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực này, hoặc dựa vào điều tra chuyên đề.

Xuất, nhập khẩu theo giá so sánh được tính theo các công thức sau :


Tổng trị giá xuất khẩu theo giá so sánh

=
Tổng trị giá xuất khẩu năm báo cáo tính theo USD


X

Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD của năm gốc
Chỉ số giá xuất khẩu theo USD năm báo cáo so với năm gốc



Tổng trị giá nhập khẩu theo giá so sánh

=
Tổng trị giá nhập khẩu năm báo cáo tính theo USD


X

Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD của năm gốc
Chỉ số giá nhập khẩu theo USD năm báo cáo so với năm gốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét