Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

(2) Thất nghiệp: Thế nào là người thất nghiệp

Thế nào là người thất nghiệp
Lại Trần Mai: Nhân đọc bài này, thấy bác Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nói "Không thể so sánh tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam với thế giới vì khái niệm thất nghiệp trong điều tra là khác nhau", mình xem lại định nghĩa quốc tế và Thụy Sĩ (nơi mình đang sống) về người thất nghiệp; dưới đây là tóm tắt để lưu lại tham khảo, và bạn đọc ai thích thì xem.
Hội thất nghiệp nhóm họp: nhàn cư vi bất thiện
1. Việt Nam:
1.1 Định nghĩa chung:
Do không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cán bộ ngành thống kê làm việc trong lĩnh vực điều tra lao động, việc làm, thất nghiệp để tìm hiểu định nghĩa hiện nay nên tôi tạm liệt kê mấy tiêu chuẩn tôi dùng trước kia để xác định thế nào là người thất nghiệp ở Việt Nam:Ở Việt Nam, người thất nghiệp là người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:
(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; 
trong 7 ngày tham chiếu, nếu làm việc một giờ thì cũng không thuộc dạng thất nghiệp;
(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc.
1.2. Người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:
(i) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;
(ii) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời tạm nghỉ việc;
(iii) Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc
(iv) Những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).

1.3. Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta chỉ được tính cho khu vực thành thị.
Đối với vùng nông thôn, thống kê Việt Nam điều tra "Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn".

2. Quốc tế

Theo định nghĩa quốc tế, nói một cách cô đọng nhất, thất nghiệp là tình trạng không làm việc của một người muốn làm việc. 
Cụ thể hơn, những người được gọi là thất nghiệp là những người đã trên một mức tuổi quy định, không có việc làm được trả lương hoặc không phải là người lao động độc lập, nhưng sẵn sàng tham gia lao động và đang tích cực tìm kiếm một làm được trả lương hoặc tự phát triển ngành nghề và trở thành người lao động độc lập.

Theo Tổ chức lao động thế giới (ILO), thất người là người có tuổi từ 15 trở lên hội đủ các tiêu chuẩn sau: (1) Đang không lao động, tức là không có hoạt động, dù là tối thiểu, trong tuần xem xét; (2) Sẵn sàng lao động, tức là sẵn sàng chấp nhận mọi cơ hội có việc làm có thể có trong vòng 15 ngày; (3) Tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đã tìm thấy một việc làm mới dù phải đợi một thời gian mới bắt đầu làm.

Theo Cục thống kê châu Âu (Eurostat), thất nghiệp là người không làm việc trong tuần xem xét hoặc thời gian làm việc trong cả tuần chỉ dưới 1 giờ, đồng thời đang tích cực tìm việc làm mới.

Ở Mỹ, Cục thống kê lao động (Bureau of Labor Statistics) xem thất nghiệp là những người từ 16 tuổi trở lên, đang không có việc làm, sẵn sàng làm việc và đã tích cực tìm việc làm trong 4 tuần gần nhất.


Cố tình từ chối mọi việc làm để tiếp tục ngồi chơi ăn trợ cấp thất nghiệp

2. Thụy Sĩ

Ở Thụy Sĩ có hai loại thống kê thất nghiệp.


2.1) Loại thứ nhất được xem là số liệu thống kê chính thức của nhà nước liên bang, được Ban thư ký kinh tế (Secrétariat à l'économie - Seco) thuộc Chính phủ tính toán và công bố.
Seco thống kê số người đăng ký thất nghiệp tại Văn phòng việc làm của các bang (office cantonal de l'emploi) vào thời điểm cuối mỗi tháng, không phân biệt người đăng ký được nhận bảo hiểm thất nghiệp hay không.

Để thống kê, Seco quy định người được xem là thất nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Không có việc làm và đang tìm kiếm một việc làm toàn thời gian hay bán thời gian; người đang có việc làm nhưng thời gian làm chưa được một nửa tổng thời gian làm việc bình thường theo quy định, do đó vẫn đang tiếp tục tìm một việc làm toàn thời gian hay một việc làm thứ hai với thời gian làm tối đa không quá một nửa tổng thời gian làm việc bình thường;
- Sẵn sàng làm việc ngay nếu có một việc làm;
- Tuổi từ 14 trở lên.


Như vậy định nghĩa thất nghiệp của Thụy Sĩ khá rộng so với các tiêu chuẩn của Tổ chức lao động thế giới hay của Mỹ. Ở Thụy Sĩ, đang có việc làm nhưng thời gian làm không nhiều, ví dụ dưới 4h mỗi ngày, thì vẫn có thể đăng ký thất nghiệp và đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tất nhiên, khi đó mức trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm đi (lúc đầu Quỹ trợ cấp thất nghiệp bù thêm vào lương bán thời gian cho người đó để tổng thu nhập từ việc đang làm bán thời gian và tiền thất nghiệp ngang bằng mới mức lương nếu làm đủ 100% thời gian; sau đó mức trợ cấp sẽ tăng lên (chuyện này hơi kỹ thuật nên tôi không mô tả ở đây).

Vì việc đăng ký tại Văn phòng việc làm của các bang là điều kiện bắt buộc để có thể nhận trợ cấp (lương) thất nghiệp nên các số liệu thống kê của Seco phản ánh đầy đủ tình trạng người thất nghiệp đang được nhận lương thất nghiệp.

Tuy nhiên, những người đang thất nghiệp, nhưng không có quyền nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc những người không còn quyền nhận trợ cấp thất nghiệp (phần lớn là những người đã hưởng hết số ngày được quyền nhận lương thất nghiệp) thì không nhất thiết phải đăng ký tại Văn phòng việc làm.

Những người này có thể đăng ký tìm việc làm tại nơi cư trú vì nơi cư trú cũng có văn phòng hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho dân cư thuộc địa bàn.

Trường hợp thứ ba, những người đang thất nghiệp có thể chẳng đăng ký thất nghiệp tại đâu hết. Khi đó, họ sẽ không nằm trong danh sách thống kê thất nghiệp của Seco, và dĩ nhiên như vậy số liệu thất nghiệp của Seco sẽ thấp hơn so với thực tế.

Cho đến tận năm 1991, các số liệu thống kê thất nghiệp do Seco công bố hàng tháng là nguồn số duy nhất, chính thức về tình hình thất nghiệp ở Thụy Sĩ. Từ năm 1991, đã có thêm nguồn thông tin thứ hai. Nguồn thông tin là có giá trị để so sánh quốc tế.

Tranh thủ luyện tập lấy lại vẻ duyên dáng trong thời gian chưa có việc làm

2.2) Loại thống kê thất nghiệp thứ hai được xây dựng từ các mẫu điều tra dân số, được gọi là "Điều tra về dân số đang làm việc (Enquête Suisse sur la Population Active - ESPA) do Cục thống kê liên bang (Office Fédéral de la Statistique - OFS) tiến hành.

Điều tra này được thực hiện trong quý 2 hàng năm. Nhờ có ESPA, Thụy Sĩ đã có thể xây dựng các số liệu thất nghiệp theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức lao động thế giới, của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hay của Cộng đồng Châu Âu (CE).

Theo điều tra theo các chuẩn mực quốc tế hiện hành này, một người được xem là thất nghiệp khi thỏa mãn bốn tiêu chuẩn sau:
- Không có bất kỳ việc làm nào trong tuần thực hiện điều tra;
- Đã tích cực tìm kiếm việc làm trong 4 tuần gần sát cuộc điều tra;
- Đã dùng một hoặc nhiều giải pháp khác nhau để tìm việc;
- Sẵn sàng làm việc trong vòng 4 tuần sắp tới, tức là sẵn sàng làm việc kể từ thời điểm được điều tra đến ngày cuối cùng của 4 tuần sau đó.


Căn cứ các tiêu chuẩn này, có thể điều tra được số người được xem là thất nghiệp trong tổng số dân địa phương điều tra. Tiếp đó ngoại suy cho cả bang và toàn quốc sẽ thu được số người thất nghiệp của từng bang và cả liên bang Thụy Sĩ tại thời điểm điều tra.

Số người đăng ký thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính ở Thụy Sĩ.

Chômeurs inscrits et taux de chômage par sexe

Trung bình theo năm; dân cư trú.
Số người thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp %1
TổngNamNữTotalNamNữ
200210050455861446442.52.52.6
200314568781651640363.73.73.7
200415309183551695413.93.84.0
200514853778824697133.83.64.0
200613153268136633963.33.13.6
200710918956276529132.82.63.0
200810172553454482722.62.42.8
200914608982224638653.73.73.7
201015198684031679553.53.63.4
201112289265982569102.82.82.9
201212559469044565502.92.92.9
1 Dès 2010: Coefficient de variation A=0,0 - 1,0%
Secrétariat d’Etat à l’économie SECO, statistique du chômage

Chômage et places vacantes – IndicateursIntroduction

Les chiffres-clés présentés ici traitent des déséquilibres sur le marché du travail, là où l'offre et la demande de travail ne se recouvrent pas. Les chiffres sur le chômage et les places vacantes, ainsi que quelques autres indicateurs expriment ces déséquilibres.

Deux définitions coexistent dans le cadre des statistiques sur le chômage. Les chômeurs au sens du BIT regroupent les personnes au chômage selon les définitions internationales (personnes sans travail, en recherche d'emploi et disponibles à court terme, l'inscription auprès d'un ORP ne constituant pas un critère). Les chômeurs inscrits regroupent les personnes au chômage inscrites auprès des offices régionaux de placement. Les chiffres sur le chômage sont complétés par des données sur les personnes en sous-emploi : il s'agit des personnes travaillant à temps partiel et souhaitant travailler davantage.

Les chiffres-clés portant sur les places vacantes et les difficultés de recrutement indiquent dans quelle mesure la demande de travail des entreprises peut être couverte par l'offre de travail. Les entreprises livrent également leurs prévisions à trois mois en ce qui concerne leurs effectifs de personnel : c'est sur cette base qu'est calculé l'indicateur des perspectives d'emploi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét