Thảm sát cá voi, Đại Tây Dương đỏ ngầu
Thợ săn dồn hàng trăm con cá voi hoa tiêu vào bờ biển đảo Faroe
rồi xẻ thịt, biến nước biển chuyển sang màu đỏ ngầu.
Quần đảo Faroe nằm ở Đại Tây Dương, ở giữa Scotland và Iceland. Quần đảo này gồm 18 hòn đảo và 17 trong số đó là nhà ở của 48.000 người dân.
Đây là quần đảo tự cung tự cấp. Nền kinh tế của Faroe dựa chủ yếu vào nông nghiệp và săn bắt cá. Trong đó, cá heo hoa tiêu đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung cấp thực phẩm để lấy thịt, mỡ với người Faroe.
Nghề săn bắt cá voi ở đây có truyền thống 1.000 năm. Mỗi năm có khoảng 800 con bị giết và chủ yếu diễn ra vào mùa hè, từ tháng 7 đến tháng 8.
Hiện có khoảng 750.000 cá voi hoa tiêu ở bắc Đại Tây Dương, do vậy các cuộc săn bắt hàng năm không đe dọa đến số lượng loài này. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường không ngừng lên án hoạt động dã man này.
Cá heo và cá voi là những động vật thông minh và có tính cộng đồng cao.
Chúng được nhiều quốc gia trên thế giới bảo vệ.
Trong khi đó, người dân Faroe xem việc săn bắt cá voi là một truyền thống văn hóa. Cuộc thảm sát diễn ra kể từ khi nước này kiểm soát nguồn cá trong vùng đánh bắt thủy sản, ngay trong lòng Vương quốc Đan Mạch.
Việc đặt bẫy, giết và xẻ thịt cá voi hoa tiêu chỉ được
cho phép khi chúng tiến sát bờ biển đảo Faroe.
Khi phát hiện đàn cá voi, các con thuyền có số lượng lớn
sẽ bao vây và dồn chúng vào bờ biển hoặc vịnh nhỏ.
Sau khi mắc cạn ở vùng nước nông, đàn cá voi
bị các ngư dân dùng dây thừng trói.
Chúng bị giết trong vài giây.
Cuộc thảm sát biến vùng biển có màu đỏ đục ngầu.
Xác cá voi được ngư dân kéo lên bờ.
Ngư dân Faroe dùng xe nâng xếp xác cá voi trên bờ.
Thịt cá voi không được buôn bán thương mại ở Faroe.
Thịt cá voi hoa tiêu được chế biến thành nhiều món ăn. Một số được ướp muối để dùng trong mùa đông, một số khác được cắt thành lát mỏng để phơi khô.
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét