Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Xót xa Tà Hộc: “đói ăn, thiếu mặc”

Xót xa Tà Hộc...


(Dân trí) - Lần này tôi quyết định trở lại Tà Hộc, vì vẫn cứ đau đáu trong đầu hình ảnh những đứa trẻ nội trú “đói ăn, thiếu mặc” năm xưa. Chuyến thăm Tà Hộc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” 2 năm về trước làm tôi cảm thấy như mình mắc nợ một cái gì đó...
Mất 7 tiếng từ Hà Nội để chúng tôi trở lại bản Tà Hộc (thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Quãng đường hơn 300 cây số có lẽ không xa lắm, nhưng vì đi trong đêm, thời tiết sương mù dày đặc suốt chặng đường nên chuyến đi xem ra khá vất vả. 3h sáng mới đến nơi, nhưng chúng tôi cũng khá cảm động khi biết thầy Lê Chính Tôn, hiệu trưởng của trường THCS Tà Hộc vẫn đợi để đón mọi người.
“Cứ mỗi lần có người dưới xuôi lên đây, chúng tôi vui lắm, cảm như thấy mình được động viên, chia sẻ rất nhiều. Nói thiệt với các anh, cắm bản giảng dạy 14 năm, vất vả mấy chúng tôi cũng không nề hà, chỉ thấy thương cho các em”, câu chuyện của thầy hiệu trưởng về ngôi trường của mình lại bắt đầu từ chính những em học sinh – những cô cậu học trò mà nhà trường lúc nào cũng lo ngay ngáy các em bỏ học vì… thiếu đói. 
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La

Trường của thầy Tôn có 227 em học sinh, chủ yếu người dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú. Dân tộc Kinh cũng có, nhưng được xếp vào dạng “dân tộc thiểu số” vì chỉ có 3 em. Thật ra, với các em học sinh, các em dường như cũng chẳng để ý mình là dân tộc nào lắm, bởi chúng đứa nào trông cũng giông giống nhau: có chút gì xuề xòa, nhếch nhác. Nói đúng hơn là bẩn. Một khi cơm còn ăn chưa no, bụng thường xuyên sột soạt vì đói, thì làm sao người ta ở sạch được. Âu đó cũng là điều dễ hiểu.
“Chúng tôi cũng không thống kê là có bao nhiêu em học sinh thuộc hộ nghèo, bởi vì nó dường như là chuyện quá bình thường ở đây rồi. Họa chăng có ai tự dưng giàu có, nổi bật thì còn để ý, chứ chuyện nghèo là chuyện bình thường ở… huyện”, thầy Tôn kể. Trong 227 em học sinh của trường, hiện có 110 học sinh ở nội trú do nhà quá xa. Và cũng chính những em học sinh nội trú này mà chúng tôi trở lại, chỉ với hi vọng là có thể làm một điều gì đó có ích cho các em, dù là nhỏ thôi.
Tiếng trống tan trường buổi học sáng vừa vang lên, các cô cậu học sinh nội trú cũng bắt đầu vào bếp để lo cho cái dạ dày lúc nào cũng thấy đói của mình. Gian bếp lợp tạm bằng tre, kê những thanh sắt đủ để đặt các niêu cơm cho khoảng chục em học sinh cùng thổi lửa. Tôi đi 1 vòng, giờ từng nồi cơm của từng em, để rồi mắt cứ cay cay. Không khói, không lửa mà mắt cay xè vì bữa cơm đến là đáng thương của những em học sinh đang sức ăn, sức học.
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Em Mùi Văn Kiên, học sinh lớp 8 sau buổi học thường vào rừng 
bắt chuột để bổ sung cho bữa ăn của mình có "chất thịt"
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp
Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Một bữa cơm ở dưới thành phố, chí ít cũng có 1 món mặn, 1 món canh. Còn ở đây, bữa cơm đơn giản chỉ là có… cơm. Không thịt, không cá, không canh rau. Để dễ ăn hơn, các em pha bột canh với nước, tạo ra thứ nước canh mằn mặn rồi chan với cơm để ăn. Một tuần 6 ngày, một ngày 2 bữa, bữa nào cũng y chang. Khi nào chán ăn cơm, có em chuyển sang ăn mì tôm. Khi nào thèm chất thịt, các em đi lao động “tăng gia bữa ăn”. Những con cá bé tẹo ở suối, những con chuột ở rừng được các em bẫy về, chế biến rất ngon lành.
Nhưng cái cách chế biến cá và chuột của các em khiến chúng tôi càng thêm xót xa. Cái món cá suối, chuột rừng đó được chế biến mà không một chút gia vị như dầu, nước mắm, tỏi, ớt, tiêu, các em chỉ đun chay lên để ăn. Món ăn này hẳn những đứa trẻ thành phố sẽ sợ chết khiếp vì mùi tanh, nhưng với các em vùng bản, chúng vẫn đánh chén ngon lành.
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Tôi lại được chứng kiến mấy cô cậu học trò xúm nhau vào một bà bán lòng dạo. Món lòng heo không biết người ta độn những thứ gì, chỉ thấy mùi nó thum thủm, dài thòng lòng được các em vồn vã mua, tranh nhau nài nỉ xin người bán hàng cắt dài hơn tý chút. Bỗng dưng tôi lại nghĩ trong đầu, trên đời xin đừng vất đi cái gì cả, bởi với nhiều người khác, nó lại là thứ quý giá vô cùng.
Hình ảnh bữa ăn thiếu chất của các em học sinh nội trú ở Tà Hộc:
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Trong rương của cậu học sinh lớp 9 này là một ít gạo, một vài quả ngô và 
chuối mà em vừa mang từ nhà lên sau ngày nghỉ để ăn suốt một tuần
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô 
và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Sau mỗi buổi học, các em học sinh đều tự mình lo lấy bữa ăn cho mình. Dụng cụ và nguyên liệu rất đơn giản: một cái nồi, một ít nước, một ít gạo, một ít bột canh, vậy là xong một bữa ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn

Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Thay vào đó là món mì tôm quen thuộc, ăn đến phát ngán tận cổ nhưng trong lúc đói thì vẫn ngon như thường
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Ước mơ một bữa cơm có thịt, đậu phụ, có cá tươi, có nước mắm để chan, 
có rau ngon để chấm với cô cậu học trò vùng bản vẫn đang là một... giấc mơ
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 953: Các em học sinh ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
ĐT: 0915.868.225 (thầy Lê Chính Tôn, hiệu trưởng nhà trường)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
Bài và ảnh: Thế Nam

http://dantri.com.vn/su-kien/xot-xa-ta-hoc-714534.htm

Viết mất cả tiếng bài bình mà trình duyệt load lại một cái mất tất.Anh Thế Nam, hy vọng anh và tòa soạn tiếp tục phản ánh và đi nhiều nơi hơn thế nữa.Tà Hộc còn là ở một trong những huyện phát triển và thu nhập cao nhất tỉnh Sơn La và cũng là nơi đi lại phải nói là dễ dàng nếu so với các nơi khác.Tôi là một sinh viên nhưng rất hay đi, chỉ tiếc rằng nghề tôi chọn không phải báo chí nên có lúc muốn phản ánh mà chẳng biết làm thế nào.Cũng có cách nhưng lại không đủ điều kiện...Tôi đi rất nhiều nơi, không chỉ tỉnh Sơn La(nhà tôi ở Sơn La) mà cả các tỉnh miền bắc hầu như đều đi, mỗi tỉnh một vài nơi nhưng quả thực những cảnh tượng như trên ko phải hiếm gặp.Có những nơi chắc cả năm không một nhà báo đến, thậm chí vài năm.Những nơi này học sinh còn khổ hơn nhiều anh Thế Nam ah.Hy vọng anh sẽ đi nhiều hơn phản ánh nhiều hơn nữa.Với hy vọng ngày hết cảnh như anh phản ánh ở trên sớm không còn.

TQH
(4/2/2013 8:32:00 PM)
Quochoang.engineer@gmail.com
Thật xót xa và tội nghiệp. Gần đây có xem thời sự thấy các em học sinh ở Thanh Hóa dựng lều ở tạm gần trường để học, mình muốn rơi nước mắt mặc dù là đàn ông. Thế mới thấy là các em yêu trường lớp và chăm học thế nào. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã góp phần lớn truyền cho các em tinh thần ham học. Hãy góp phần dù nhỏ bé để giúp các em có thêm điều kiện để học hành các bạn nhé.

cupi
(4/2/2013 8:19:00 PM)
cupinguyen1193@yahoo.com
...trong cuộc sống xung quanh đâu đó vẫn tồn tại những hoàn cảnh thật khó khăn,đúng là phải đi thực tế mới biết, nhìn bữa ăn của các em ,nếu đem so sánh dưới xuôi chắc chắn pữa ăn của một động vật như chó, mèo khả năng sẽ hơn hẳn bữa ăn của các em, tôi so sánh như vậy không phải là ví các em như thế mà thực tế khi nhìn thấy những hình ảnh này tôi thực sự thấy sót xa và cảm động. mong sao các em cố gắng học tập tốt và vượt qua những khó khăn này để có thể gặt hái được những ước mơ phía trước của các em.

Đăng Khôi
(4/2/2013 6:59:00 PM)
dangkhoink@gmail.com
Cảm ơn bài viết của tác giả Thế Nam! Tôi rất xúc động khi đọc bài viết này, vì nó chính là hình ảnh trong quá khứ của tôi. Nếu có một ngày tác giả quay lại nơi này, xin hãy gọi cho tôi. Tôi muốn được đến với các em, được góp một chút quà nhỏ và hơn hết là được chia sẽ về niềm tin và hy vọng cho các em. Khôi - 0979.664.669

thaituyen
(4/2/2013 6:45:00 PM)
thaituyen68@gmail.com
Cố lên các em ạ... đời khổ trước sướng sau.... Thầy trò cố lên nhé...

Trần Quyếl
(4/2/2013 5:52:00 PM)
quyeltk@yahoo.com
Nhìn cảnh thật là xót xa,....mong chính quyền, nhà nước, cá nhân, tập thể đóng góp giúp đỡ các em, ...mong các em học tập thật tốt để tương lai sáng ngời hơn....

Hoàng Văn Thân
(4/2/2013 5:15:00 PM)
hoangthandlu1111@gmail.com
Nhìn cảnh này mà đau lòng. Sao còn những đứa trẻ lại khổ thế này. Các em ăn uống thế thì sức đâu mà học, những thế hệ tương lai của đất nước. Nào chúng ta hãy chung tay giúp các em nào!

Đào văn Tú
(4/2/2013 4:51:00 PM)
phongkinhdoanh006@yahoo.com
Nhìn các em mà thấy tội..thuơng các em quá ! Cố gắng nhé các em...sau này tuơng lai của các em sẽ sáng ngời Nếu giúp đỡ được a cũng sẽ góp 1 chút gì đó nhỏ nhoi để giúp các em vượt quá được những khó khăn này ! Chúc các em ngoan khỏe và học giỏi nhé !

Phạm Chí Trung
(4/2/2013 4:41:00 PM)
chitrungfull@gmail.com
Nhìn thấy cảnh các cháu sinh hoạt như này thấy thương tâm quá!. Ở thành phố ăn sáng một ngày thì các cháu ăn được cả tuần. Chưa kể lắm kẻ sống bằng những đồng tiền tham ô mà có. Chúng uống những chai rượu mà chắc là các cháu ăn cả năm cũng không hết....Ôi cuộc đời sao mà quá bất công.

Trần Hùng
(4/2/2013 4:32:00 PM)
hoaphungdo_hp13@yahoo.com
Xem xong bài này thấy nhà nước bỏ ra 30 000 tỉ để cứu mấy đại da BDS thật vô nghĩa. Cùng lắm các ông bán lỗ đi tí chứ đừng trông chờ nhà nước cứu. Các ông BĐS có bán lỗ thì vẫn ở nhà lầu xe hơi thôi chứ không đến mức phải ăn thịt chuột với cá luộc đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét