Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Giáo sư kinh tế Harvard mắc lỗi sơ đẳng (?)

Theo tôi, hai giáo sư Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff chỉ thừa nhận lỗi thao tác có lẽ là đúng vì trong 3 lỗi kể ra, hai lỗi đầu có lẽ không phải. 
Lỗi đầu tôi không tin là đúng, vì chuỗi quan sát 110 năm, sử dụng 96 năm, mà làm cho kết quả chuyển từ 2,2% xuống còn -0,1% là không thể tin được; điều này phản ánh sự không ổn định quá lớn (so với xu thế chung) của 14 quan sát được bổ sung thêm. Và do chúng không ổn định quá lớn nên hai giáo sư Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff loại chúng ra khỏi mô hình là đúng. 
Lỗi thứ hai tôi cũng không tin là đúng, vì trong nghiên cứu với số liệu xuyên quốc gia, hoàn toàn có thể cùng một trọng số, dù dữ liệu của nước này nhiều hơn đáng kể so với nước khác. 
Giáo sư kinh tế Harvard mắc lỗi sơ đẳng
Theo một nhóm tác giả, sai sót về dữ liệu và công thức trong bảng tính Excel đã khiến 2 giáo sư Harvard kết luận các nước có nợ công trên 90% GDP sẽ tăng trưởng âm, thay vì 2,2%.
Nobel Kinh tế 2012 thuộc về hai người Mỹ
Năm 2010, hai giáo sư Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff tại Đại học Harvard (Mỹ) đã công bố nghiên cứu "Tăng trưởng trong thời kỳ nợ nần". Họ tìm ra những nước có tỷ lệ nợ công trên 90% có thể tăng trưởng -0,1% hàng năm. Kết luận trên được coi là nền tảng khiến rất nhiều Chính phủ trên thế giới thực hiện thắt lưng buộc bụng sau khủng hoảng, đặc biệt là các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, ngày 16/4, một công trình khác của hai nghiên cứu sinh và giáo sư Đại học Massachusetts (Mỹ) là Thomas Herndon, Michael Ash và Robert Pollin lại cho rằng kết quả trên là sai. Khi thực hiện lại các phép tính của Rogoff-Reinhart, họ phát hiện ra các nước có tỷ lệ nợ trên GDP hơn 90% thực tế có thể tăng trưởng tới 2,2%. Kết quả này chỉ thấp hơn các nước nợ ít chứ không hề âm.
Hai giáo sư Kenneth Rogoff và Carmen Reinhart của Đại học Harvard. Ảnh: Telegraph

Ash cho biết: "Đây là bức tranh hoàn toàn khác so với suy thoái". Theo họ, có ba nguyên nhân dẫn đến sai sót của Rogoff-Reinhart. Đầu tiên, hai giáo sư đã loại trừ dữ liệu một cách chọn lọc. Có 110 năm trong giai đoạn 1946 - 2009 xuất hiện nước nợ công trên 90%, nhưng họ chỉ sử dụng 96 năm và không hề giải thích nguyên nhân.

Rogoff-Reinhart cũng không chọn đúng trọng số. Anh có 19 năm nợ công trên 90%. Trong khi đó, New Zealand chỉ có một. Sau đó, khi tính tăng trưởng GDP trung bình của nhóm nước có nợ công cao nhất, hai giáo sư lại nhân với cùng một trọng số, dù dữ liệu của Anh nhiều hơn đáng kể.

Cuối cùng là một lỗi thao tác trong Excel khiến dữ liệu của 5 nước cuối bảng bị bỏ qua trong công thức. Việc này đã khiến GDP trung bình của nhóm nước có nợ công trên 90% bị giảm mất 0,3%.

Phát hiện trên đã làm dậy sóng giới phân tích suốt hai ngày nay. Hôm qua (17/4), Rogoff và Reinhart cũng đã lên tiếng bảo vệ nghiên cứu của mình. Họ chỉ thừa nhận lỗi thao tác và cho rằng việc này không có "ảnh hưởng lớn" đến nghiên cứu của mình. Kết luận về tăng trưởng từng nước cũng tương tự nghiên cứu của ba tác giả tại Đại học Massachusetts.

Đây không phải là lần đầu tiên công trình của Reinhart và Rogoff bị đem ra mổ xẻ. Năm ngoái, Michael Bordo, nhà kinh tế học tại Đại học Rutgers và chuyên gia kinh tế của FED Cleveland - Joseph Haubrich cũng tỏ ý nghi ngờ kết luận trong cuốn sách "Thời nay đã khác" năm 2009 của hai giáo sư. Nghiên cứu này cho rằng Mỹ có thể phục hồi mạnh mẽ sau cú sốc tài chính. Reinhart và Rogoff sau đó cũng giải thích họ đã tính sự phục hồi của Mỹ sau các cuộc khủng hoảng tài chính không nghiêm trọng như năm 2008.

Thùy Linh (theo WSJ/FT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét