Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

(1) Thương quá đất nước tôi: Đi chợ 100.000 đồng mỗi ngày

Trách nhiệm làm nghèo đất nước thuộc về ai ?
Hội những người đi chợ 100.000 đồng mỗi ngày
"Nhà mình hôm nay đi chợ tổng thiệt hại 98.000 đồng", chị Thanh, một bà mẹ lên mạng hớn hở khoe với những người cùng hội đi chợ 100.000 đồng mỗi ngày.
Theo liệt kê, để tiết kiệm, bữa trưa chị tiêu 52.000 đồng cho hai con cá rô 3 lạng, một mớ rau cải nhỏ và thêm món thịt tẩm bột rán. Bữa chiều chỉ hết 30.000 đồng với món đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua, ngọn bí luộc. Vẫn phải có hoa quả tráng miệng, nhưng không muốn tốn quá nhiều tiền nên chị Thanh chỉ mua nửa trái dưa hấu Sài Gòn giá 16.000 đồng.
Không chỉ riêng chị Thanh, hàng loạt chị em khác cũng tham gia hội đi chợ 100.000 đồng trên một diễn đàn của các bà mẹ để hô hào tinh thần tiết kiệm tiền. Hàng ngày, các thành viên vào liệt kê món ăn khoe xem nhà nào "vượt chỉ tiêu". Chị nào hôm nay "trót" mua vượt 100.000 đồng thì bảo nhau phấn đấu hôm sau mua bớt đi.

Các bà, các chị nội trợ thắt chặt chi tiêu khiến giá trị trung bình của giỏ hàng 
trong siêu thị giảm mạnh từ 300.000 xuống 270.000 đồng. Ảnh: AQ
Giảm lượng mua là bí quyết đầu tiên của các bà nội trợ để tiết giảm chi phí bữa cơm hàng ngày. Có chị trước thường mua ê hề rau củ mỗi tuần rồi về tống hết vào tủ lạnh, dẫn đến nhiều lúc phải vứt bớt rau củ héo, thì nay chỉ mua đủ ăn một vài ngày. Nhiều chị em cũng mách nhau cố dậy sớm đi chợ đầu mối lúc 4, 5h sáng, tiết kiệm hơn 10 đến 40% so với giá cả ở chợ bình thường.

Bên cạnh đó, bà nội trợ còn cắt hẳn việc ăn sáng ở ngoài, tận dụng đồ ăn tối hôm trước cho bữa sáng. Một chị nhẩm tính, thời buổi này nếu hai vợ chồng con cái lôi nhau đi ăn phở, ăn bún sáng cũng hết đứt gần 100.000 đồng. Trong khi nếu lấy cơm nguội rang lên cho thêm quả trứng, hay lấy mì ra chan với chút canh còn lại, vẫn chắc bụng mà tốn ít tiền.

Trong khi các bà nội trợ thắt chặt chi tiêu, lượng bán hàng ở chợ, siêu thị sa sút rõ rệt so với trước. Cuối chiều thứ bảy, chị Đỗ Thị Lành, một tiểu thương bán rau củ ở chợ Thành Công, Hà Nội chỉ vào những mẹt hàng la liệt cho biết đã cố ý nhập ít hàng vì còn tồn nhiều từ hôm trước, thế mà bán vẫn không được là bao. "Bây giờ người ta mua ít lắm, mớ rau thơm bé tí cũng bắt phải xẻ đôi ra mới lấy", chị Lành than thở. Sức mua giảm của bà nội trợ ảnh hưởng đến thu nhập của chị. Năm ngoái, trung bình mỗi ngày chị Lành lời 150.000 đến 200.000 đồng từ việc bán hàng, thì nay có những hôm kiếm chưa đến 100.000 đồng.

Còn trong giới siêu thị, khảo sát của Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho thấy nếu như trước đây, giá trị trung bình một giỏ hàng khách mua là 300.000 đồng, thì nay chỉ còn 270.000 đồng. Không chỉ giảm về giá trị, người tiêu dùng cũng có xu hướng "tập trung vào cái bụng" hơn trước. Nếu như năm ngoái, các món đồ thực phẩm chỉ chiếm 65% giá trị giỏ hàng, thì nay bà nội trợ dành tới 80% chi phí để mua đồ ăn. Những mặt hàng bị giảm mua là hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, các thứ đồ trang trí...

Khi soi vào những mặt hàng thực phẩm mà các bà nội trợ mua, cũng nhận thấy có sự "thắt chặt" rõ rệt. Khảo sát trên chỉ ra rằng ở siêu thị bây giờ, những vỉ thịt có khối lượng thấp như 3, 4 lạng, bán được nhiều hơn vỉ 5 lạng trở lên. Thịt loại rẻ như thịt ba chỉ, được chọn mua nhiều hơn thịt thăn.

Dù cơn bão thắt chặt chi tiêu không ảnh hưởng đến tầng lớp người tiêu dùng thu nhập cao, khảo sát cho thấy có tới 80% khách hàng ở siêu thị thuộc tầng lớp thu nhập trung bình trở xuống.

"Sức mua giảm sút sẽ kéo theo hàng loạt ngành bị ảnh hưởng theo, từ sản xuất đến cung ứng. Mà những ngành này hoạt động yếu kém, lại khiến lương thưởng của người lao động bị giảm đi, lại khiến sức mua suy yếu. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn chưa biết khi nào mới giải quyết được", ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận xét.

Người tiêu dùng giảm mua, khiến giới siêu thị lạc quan nhất cũng chỉ dám đặt mục tiêu doanh thu tháng 4 này bằng với năm ngoái. "Tháng 5, tháng 6 tới là mùa nóng, lực mua thực phẩm dự kiến sẽ còn giảm nữa", ông Phú nói thêm.


Thanh Bình
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/04/hoi-nhung-nguoi-di-cho-100-000-dong-moi-ngay/


Mình nam độc thân, ở một mình, list chi tiêu cho ăn uống của mình như sau: sáng 10k xôi, trưa 30k cơm đĩa, tối nấu nướng + hoa quả 40-50k. Tổng thiệt hại 80-90k / ngày để phục vụ cái miệng. Cả gia đình mà ăn 100k thì kham khổ quá!!
Thời buổi lạm phát, lương không tăng mà chi phí cứ tăng vù vù, việc cắt giảm chi tiêu là đương nhiên sao tránh được
Các bạn nghỉ sao, lương tối thiểu tháng bao nhiêu, lương công nhân các khu công nghiệp 1 tháng bao nhiêu ? , một ngày đi chợ 100000 đ vậy 1 tháng khoản 3tr, nhìn lại mức lương công nhân mà chạnh lòng. Các bạn có thu nhập cao thì cũng suy nghỉ lại, đường đưa lên đây mà số đông công nhân chúng tôi nghỉ là khoe khoang chứ không phải là tiết kiệm.    
mình sáng nhịn, buổi trưa ăn cơm chan nước sôi, tối ăn cơm nguội. đôi khi mua một cân muối về ăn kèm cho đỡ nhạt.
Nói như bạn Tuấn Kiệt nếu không làm vậy thì với mức thu nhập như hiện nay thì sống bằng gì ?????
Bạn Tuấn Kiệt nghĩ quá cao siêu rồi, khi người ta chưa có cách nào làm tăng thu nhập, thì giảm chi tiêu là cách đúng đắn nhất. Bạn có nghĩ, mua những thứ hàng không cần thiết về, rồi vứt đi có phải là cách kích cầu không? E rằng, chưa kích được cầu thì cả nhà đã ra gầm cầu mà ngủ rồi đấy. Thời buổi kinh tế khó khăn, cứ bắt dân nghĩ chính sách to tát.    
Gửi Tuấn Kiệt, nếu bạn không lo cho chính mình thì không ai lo cho mình đâu. Tiền không có thì lấy gì mà kích với lại cầu.
Chi tiêu ít chỉ làm hàng hóa trong xã hội lưu thông chậm, kinh tế khó phát triển hơn. Hội 100 nghìn này xét ra cũng chỉ là vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng cùng nhau gây hại cho xã hội. Thay vì hô hào dè xẻn ko dám xài thì nên tìm biện pháp để kích cầu hơn mới phải.    
Cũng không kham khổ đâu bạn linh ah. Mình nghĩ trong thời buổi kinh tế khó khăn mà 1 ngày cả gia đình dùng hết 100k thì nên phát huy. Nhiều người, đi chợ nấu ăn càng dễ bạn ah. Như mình đây này, là nữ độc thân, hồi trước ăn quán và đi chợ mua nhiều đồ ăn, để tủ lạnh, lười nấu nên hỏng hết. bửa nay lương vẫn vậy, ko tăng nên mình phải tiết kiệm thôi. 1 ngày tiền ăn của mình hết 40k, sáng 10k, trưa, tối 30k (có cả trái cây đấy)    
thời buổi khó khăn chi tiêu cho mỗi ngày chợ như vậy tôi thấy hợp lý và có chất dinh dưỡng cho bửa ắn rồi. Mức chi tiêu này ở SG cao rồi, hiện gia đình tôi ở quê mỗi ngày đi chợ chỉ dám 50k, đôi khi 2 ngày ...    
nếu sống ở đô thị loại 5 thì 100k là không khó. nếu sống ở đô thị loại 2 trở lên mà 100k thì nội việc suy nghĩ tính toán mua gì cũng tiêu hao năng lượng lớn, thay vì dùng năng lượng này suy nghĩ làm sao để sinh ra giá trị thặng dư khác góp phần cung cấp vật chất (dinh dưỡng bữa ăn...) cho chồng, con. Nhất là con, vì đầu tư dinh dưỡng cho con chính là đầu tư lâu dài, nó ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau.    
Em sinh viên tiêu tiền như sau: sáng bún bò 25k, trưa cơm vp 20k, tối 1 bánh mì ngọt hoặc 1 bịch sữa 5k. 1 ngày ăn uống hết 50~60k
Tôi thu nhập từ lương công chức có 3tr/tháng. 3 nhân khẩu trong đó 2 con nhỏ phải đi học, còn phải chi các khoảng điện, nước, điện thoai, đổ xăng, tiền sách vở, tiền học cho con... Làm sao đi chợ 100ng/ngày đây trời?
mình cũng đồng tình với việc cắt giảm chi tiêu, vì lương ko tăng mà cái gì cũng tăng vọt
nhà mình ở quê nghèo có ngày còn ko đi chợ nữa ý, ăn rau mẹ trồng, or trứng gà đẻ, hoặc bố câu cá ở ao.......
nhà tui mỗi ngày đi chợ 50k cho 5 người ăn. 100k là còn sang đó.
Bạn Tuấn Kiệt bảo kích cầu, tiền đâu mà kích cầu. Chưa kịp kích cầu đã chết đói rồi!
Gữi bạn Tuấn Kiệt, trong thời buổi này chi tiêu như vậy là phù hợp.
Thắt chặt chi tiêu thì kinh tế bao giờ mới phục hồi. Vậy thì lại phải thắt chặt chi tiêu đến bao giờ???
nếu bà nội trợ biết tính toán, thì 100k vẫn đủ ăn 1 ngày. Mình ăn sáng ở nhà, mang cơm theo trưa ăn, gia đình mình 4 người, một ngày nếu biết tính toán, vẫn chỉ khoảng 100k/ 1 ngày. Mình đi làm cả tuần, nên chỉ đi chợ vào chủ nhật, thường mình mua cho cả 1 tuần, mua cả tuần tiết kiệm hơn mua từng ngày.    
bạn tieuphong2013 ạ, 100k ở đây là ngưởi ta đi chợ cả ngày cho cả 1 gia đình khoảng 4 miệng ăn chứ không phải cho 1 người đâu. 100k đi chợ 1 ngày cho khoảng 4 miệng ăn sao cho vẫn đủ chất là đã phải tính toán chi li rồi
;)) Đi chợ 100k. Sau đó vì ăn ít or ăn trúng thực phẩm không chất lượng => bị bệnh mua thuốc còn gấp mấy lần tiền tiết kiệm. 1 câu hỏi đơn giản. Ăn ngon vừa phải và uống thuốc bạn thích cái nào hơn ?
Mình hiện là sinh viên mới ra trường và sống chung với 2 anh chị. Mình tự nấu ăn và chi tiêu hằng ngày như sau: buổi chiều, mình làm về mua đồ ăn nhiều 1 tý để dành ăn luôn cho bữa sáng và trưa hôm sau. Chi phí trung bình tầm 60 ngàn. Đơn cử: 300 thịt nách, thịt vai heo (mình chọn mua loại này vì siêu thị thường bán khuyến mãi với giá từ 70-72 ngàn/kg, có khi chỉ còn 67 ngàn/kg) tốn khoảng 22 ngàn đồng, 2 miếng tàu hủ chiên 6 ngàn đồng (để kho chung với thịt), 1 lạng thịt xay 6 ngàn đồng, 2 bó cải cúc 15 ngàn đồng, 2 ngàn hành lá, ngò. Tổng cộng 51 ngàn đồng. 9 ngàn còn lại mình để dành cuối tháng mua các gia vị cần thiết. Sáng (hôm sau), cả ba người ăn cơm với thức ăn còn tối hôm qua nên tốn không nhiều tiền, ăn trưa thì 2 anh, chị ăn ngoài (vì tính chất công việc) tổng cộng 2 người hết 40 ngàn. Còn mình đem cơm theo ăn với hai cái trứng và bị sữa hết tầm 10 ngàn. Cho nên tổng cộng 1 ngày 3 người tốn 110 ngàn cho tiền ăn. Nếu anh, chị mang cơm trưa theo ăn thì chi phí sẽ dưới 100 ngàn.    
chao cac ban!
Nhu ban Tuan Kiet va taitv noi, y kien cua 2 ban khong sai, neu nhu ai cung that chat nhu the thi kinh te se bi suy thoai nhung 2 ban khong nghi neu nhu lap gia dinh roi va co con nho thi moi thu deu ... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét