Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Đơn thư tố cáo Công ty bảo hiểm Manulife lừa đảo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––

Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023

 

ĐƠN THƯ TỐ CÁO CÔNG TY BẢO HIỂM MANULIFE VÀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TIỀN CỦA CHÚNG TÔI VÀ ĐỀ NGHỊ CÁC ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI GIÚP ĐỠ ĐỂ CHÚNG TÔI LẤY LẠI ĐƯỢC SỐ TIỀN ĐÃ BỊ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT

 

Kính gửi: 

- Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCH trung ương Đảng CSVN

- Khoảng 65 đồng chí lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Cơ quan truyền thông và các vị Đại biểu Quốc hội khóa XV (xem danh sách đính kèm)

- Công ty bảo hiểm Manulife (để yêu cầu trả lại tiền)

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB, để yêu cầu trả lại tiền)

- Khoảng 350 nạn nhân cùng đồng ký ký tên vào đơn thư này kêu cứu và đề

nghị Đảng và Nhà nước giúp đỡ đòi lại số tiền đã bị Manulife và SCB lừa

đảo chiếm đoạt (xem danh sách đính kèm)

- Các Đoàn Đại biểu Quốc hội các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải

Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (nơi có nạn nhân của vụ Manulife và SCB lừa

đảo chiếm đoạt tiền)

- Các Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải

Dương, Thái Bình, Đồng Nai, Vĩnh Long, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,

Vũng Tàu, Gia Lai (nơi có nạn nhân của vụ Manulife và SCB lừa đảo

chiếm đoạt tiền).

- Tất cả các Đoàn Đại biểu Quốc hội của các địa phương trong cả nước

- Tất cả các Đại biểu Quốc hội khóa XV nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

 

        Kính thưa các Đồng chí, các Ông, các Bà Đại biểu Quốc hội

Trước tiên, tôi xin được thay mặt khoảng 350 nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Manulife và SCB tổ chức gửi tới các Đồng chí, các Ông, các Bà Đại biểu Quốc hội lời chào và những lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc các Đồng chí, các Ông, các Bà luôn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa trên vị trí công tác Đại biểu Quốc hội của mình, để Quốc hội thực sự xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong các ngày 10/7/2023 và 10/11/2023, tôi đã gửi đơn thư đến đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội và các cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước và hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, tố cáo nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) câu kết với Công ty bảo hiểm Manulife lừa tôi và hàng nghìn, thậm chí hàng vạn, nạn nhân khác bằng hình thức tư vấn đóng tiền tiết kiệm - đầu tư an toàn, lãi suất cao mang tên “Tâm An Đầu Tư”, “Gia Đình Tôi Yêu”... nhưng thực chất là mua bảo hiểm nhân thọ của Manulife, đồng thời cầu cứu sự giúp đỡ của các đồng chí và các cơ quan chức năng để chúng tôi có thể lấy lại được số tiền đã đóng cho ngân hàng SCB để đầu tư nhưng bị ngân hàng này chuyển  cho Công ty bảo hiểm Manulife trong 3 năm 2021-2023. Trong các đơn đó, tôi đã viết “tôi gửi tới các Đồng chí, các Ông, các Bà vì tôi không biết phải gửi đi đâu, cơ quan nào, để ở đó họ trực tiếp và nhanh chóng xử lý đề nghị của chúng tôi; do đó rất mong các Đồng chí, các Ông, các Bà sau khi nhận được đơn thư này của chúng tôi sẽ chỉ đạo cấp dưới chuyển đơn thư đó tới những địa chỉ xử lý phù hợp”.

Chúng tôi và mọi công dân Việt Nam đều biết Luật tổ chức Quốc hội quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội gồm:

Điều 20. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước: 1. Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. 2. Quốc hội xem xét báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình. 3. Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri. 4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả giải quyết.

Điều 27. Trách nhiệm với cử tri: 1. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: 2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào các điều luật trên, tôi đại diện những nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Manulife và SCB tổ chức, kính gửi đến các Đồng chí, các Ông, các Bà đơn thư này để báo cáo, giải trình vụ việc Manulife và SCB đã lừa đảo chúng tôi và đề nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Công ty bảo hiểm Manulife phải đối thoại với tất cả các nạn nhân mỗi khi họ có yêu cầu và phải trả lại toàn bộ tiền gốc kèm theo một tỷ lệ lãi hợp lý cho họ, trong đó có tôi, trong thời gian ngắn nhất.

Vì số nạn nhân gửi thông tin nhờ tôi đứng tên đòi tiền giúp rất đông và tôi không thể biết chắc chắn thông tin của họ đúng hay sai, nên dưới đây tôi sẽ mô tả chủ yếu trường hợp của chính bản thân tôi. Sau một số lần làm việc và gửi thư đòi tiền cho Công ty bảo hiểm Manulife (dưới đây gọi tắt là Manulife), ngày 28/8/2023, tôi lại có đơn thư gửi Manulife bổ sung những thông tin xác thực liên quan đến quá trình tư vấn, lập hợp đồng bảo hiểm để khẳng định các tư vấn viên của SCB tại hai chi nhánh ở Hà Nội đã lừa dối tôi để tôi đóng tiền và tôi xác nhận không bao giờ có ý định tham gia hợp đồng bảo hiểm của Công ty này. Đơn thư này cũng đã được gửi tới Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công An, và Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính...

Ngày 5/10/2023 tôi đã nhận được thư của Công ty bảo hiểm Manulife viết ngày 28/9/2023. Trong thư Manulife khẳng định chưa có bằng chứng về các sai phạm trong quá trình tư vấn và cấp phát hợp đồng bảo hiểm như tôi đã phản ánh, đồng thời các chứng từ hiện có thể hiện ý chí tham gia hợp đồng bảo hiểm của tôi. Vì vậy, Manulife quyết định không hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng theo yêu cầu của tôi và coi đây là quyết định cuối cùng.

Tôi đọc bức thư lạnh lùng, vô cảm trên của Manulife mà thấy buồn và phẫn nộ vô hạn về đạo đức kinh doanh của Công ty bảo hiểm Manulife. Trước đó, tôi đã đến trụ sở Manulife ở Hà Nội viết giải trình và gửi cho Manulife 2 đơn thư tường thuật chi tiết quá trình tôi bị các nhân viên Ngân hàng SCB, đại diện cho Manulife để bán bảo hiểm, lừa đảo, chiếm đoạt số tiền của tôi như thế nào và tôi, vì đã liên tục tin tưởng, đồng hành với SCB trong gần 30 năm, nên đã bị lừa và đưa tiền cho SCB ra sao. Những giải trình, tường thuật của tôi hoàn toàn đúng sự thật. Vì tin tưởng tư vấn của các nhân viên SCB là SCB huy động tiền để đầu tư vào 200 doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán nên có độ an toàn và lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường, nên ngay sau khi nghe họ tư vấn lần 2 tháng 5/2021, tôi đã đóng 220 triệu đồng vừa rút tiết kiệm, đồng thời trong 2 tháng tiếp theo, tôi đã đóng thêm gần 200 triệu đồng cũng với niềm tin như thế.

Có một sự thật rõ ràng là không ai mua bảo hiểm sức khỏe tới 412 triệu đồng chỉ trong 2 tháng như tôi cả. Chắc chắn Manulife và SCB đều biết như thế vì chính nhân viên của họ khi đọc đơn thư của tôi cũng nói với tôi là nhận ra ngay tôi đã bị lừa đảo. Nhưng Manulife hoàn toàn không quan tâm đến sự thật này mà thản nhiên, lạnh lùng kết luận tôi có ý chí tham gia hợp đồng bảo hiểm. Đây là một sự bịa đặt, áp đặt trắng trợn của Manulife.

Mặt khác, trong suốt bốn tháng qua (từ 10/7/2023 đến hôm nay), tôi không nhận được thông tin phản hồi của bất kỳ cơ quan nào của Đảng và Nhà nước, trừ một thư của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, gửi tôi thông báo đã chuyển đơn thư của tôi sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công An.

Bốn tháng qua là thời gian tôi kiên nhẫn chờ đợi Manulife và SCB nghiên cứu trường hợp của tôi với niềm tin họ sẽ trả lại tiền cho tôi, đồng thời cũng chờ đợi các cơ quan bảo vệ pháp luật của Đảng và Nhà nước nghiên cứu và có thông tin trả lời. Tuy nhiên, kết quả là việc Manulife từ chối trả tiền và sự im lặng hoàn toàn của các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước, chúng làm tôi rất thất vọng.

Cũng trong bốn tháng qua, nhờ tham khảo thông tin trên báo chí và dư luận, tôi mới biết không chỉ cá nhân tôi mà có tới gần một vạn người gửi đơn tới Bộ Công An, các cơ quan nhà nước khác và các phương tiện thông tin đại chúng tố cáo bị tập đoàn Manulife và SCB phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền. Ví dụ Trung tướng Tô Ân Xô thông tin theo báo cáo của Manulife, chỉ tính đến 31/5/2023, riêng cơ quan công an đã tiếp nhận 6.060 khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm. Manulife đã hoàn trả một số lượng tiền khá lớn với hơn 800 tỷ đồng và đang giải quyết 2.507 hợp đồng có khiếu nại”. (Báo mạng Dân Trí ngày 03/06/2023, https://dantri.com.vn/xa-hoi/manulife-hoan-tra-hon-800-ty-dong-sau-khi-bi-to-lua-hop-dong-bao-hiem-20230603182319600.htm), tức là có hơn 6 nghìn trường hợp bị Công ty lừa đảo như tôi. Ngày 4/10/2023, báo Người đại biểu nhân dân của Quốc hội đưa tin “Khách hàng huỷ hợp đồng tăng vọt, Manulife phải trả lại hơn 1.500 tỷ đồng”; điều này chứng tỏ số nạn nhân của vụ lừa đảo này đang tiếp tục gia tăng.

Trong khi Manulife trắng trợn cho rằng tôi thực sự có ý định mua bảo hiểm của Manulife, thì Manulife cũng không chứng minh được các nhân viên ngân hàng SCB làm đại lý bán bảo hiểm cho Manulife đã không tư vấn lừa dối tôi. Qua dư luận và báo chí, tôi được biết nhà nước ta quy định người mua bảo hiểm phải được cung cấp đầy đủ thông tin và việc mua hoàn toàn tự nguyện; mua bảo hiểm tự nguyện khác hoàn toàn với việc bị mua bảo hiểm trong các trường hợp thiếu thông tin và bị lừa đảo như trường hợp của chúng tôi đã được nhiều báo chí đã đăng. Mức chiết khấu bảo hiểm cao làm cho các nhân viên ngân hàng SCB không có nghiệp vụ bảo hiểm chỉ tư vấn qua loa hoặc cố tình cung cấp thông tin dối trá cho khách hàng. Khách hàng chúng tôi đều tin tưởng ngân hàng. Nội dung hợp đồng rất dài, hầu như không khách hàng nào được tư vấn dành thời gian cho đọc mà nếu đọc thì chắc cũng không hiểu. Không phải vô cớ mà khi khách hàng đề nghị hủy hợp đồng và chính quyền vào cuộc, thì phía Công ty bảo hiểm Manulife đã phải trả lại hàng nghìn tỷ đồng cho họ.

Sự thật là các nhân viên ngân hàng SCB đã lừa đảo được rất nhiều người ở khắp nơi trên toàn quốc, đủ mọi đối tượng, từ người dân ít học tới tiến sĩ kinh tế như tôi, từ người nội trợ đến các cán bộ công chức cấp cao..., chứ không chỉ riêng một mình tôi bị lừa. Thực tế việc Manulife đã chấp nhận trả hàng nghìn tỷ đồng cho hàng nghìn nạn nhân bất kể họ có bằng chứng về các sai phạm trong quá trình tư vấn và cấp phát hợp đồng bảo hiểm của Manulife và SCB hay không đã chứng tỏ Manulife thừa nhận đã sai phạm, thậm chí thừa nhận đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của họ nên mới chấp nhận tự nguyện trả lại họ mà không cần bằng chứng họ bịa lừa đảo.

Những thông tin trên đây khẳng định nhóm lợi ích SCB – Manulife đã thực hiện thành công một vụ lừa đảo quy mô rất lớn, trắng trợn và kéo dài nhiều năm như tôi đã viết trong thư ngày 21/7 gửi nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an.

Trong các ngày 30/10 và 01/11, tôi đã đến hai chi nhánh lớn của Manulife ở Hà Nội tiếp tục giải trình và đề nghị trả lại tiền, nhưng không có kết quả. Tại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều người cũng đến đòi tiền như tôi. Họ đã đến đây nhiều lần, đã căng băng rôn và phát loa yêu cầu Manulife phải trả lại tiền. Họ cũng tố cáo với tôi là đã nhiều lần bị nhân viên bảo vệ của Manulife bạo lực thân thể họ và giằng cướp điện thoại của họ...

Khi tôi công bố trường hợp bị lừa của tôi lên trang Blog và Facebook cá nhân của tôi, lập tức có hàng trăm người bị lừa mua bảo hiểm “Tâm An Đầu Tư” và “Gia Đình Tôi Yêu” của SCB và Manulife đã nhắn tin, gửi tài liệu và mời tôi tham gia cùng họ đấu tranh với tập đoàn Manulife và SCB. Họ cũng như tôi, đều rất bức xúc và đang rất bế tắc, vì Manulife không tiếp họ và nhất định không trả tiền, trong khi họ không biết kêu cứu ở đâu.

Tôi là một nạn nhân và qua báo mạng và tivi, tôi thấy đây thực chất là một vụ lừa đảo quy mô lớn, có tổ chức với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, theo tố cáo của nhiều nạn nhân và thông tin trên báo chí, trước ngày 30/4/2023, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình đưa rất nhiều tin về vụ lừa đảo này, làm cho Manulife hốt hoảng phải vội vàng đem tiền trả lại người dân. Tuy nhiên, sau ngày 30/4, tình hình đột nhiên đảo ngược; báo chí gần như dừng đưa tin và quan chức dừng phát biểu. Thậm chí hàng loạt trang Web và Facebook của những nạn nhân đưa tin tố cáo Manulife đã bất ngờ bị khóa. Điều này dẫn đến một luồng dư luận rất không tốt trong xã hội là dường như đã xuất hiện việc bao che cho Manulife của một số quan chức và cơ quan thông tin đại chúng của nhà nước. Rõ ràng những thông tin tiêu cực trên đây có ảnh hưởng lớn tới an ninh kinh tế và trật tự xã hội. Nếu các cơ quan nhà nước không có biện pháp xử lý vụ việc này ngay thì không chỉ người dân lương thiện chúng tôi mất tiền, mà uy tín của các cơ quan Đảng và Nhà nước và của nền báo chí cách mạng của chúng ta sẽ suy giảm nghiêm trọng trong mắt người dân. Điều này cũng đã được tôi cảnh báo trong thư ngày 10/7 gửi các Đồng chí và các Ông, các Bà.

Tôi là công dân, đồng thời cũng là một Đảng viên; lúc nào tôi cũng nhớ tới lời thề khi vào Đảng: “Luôn luôn liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân”. Vì thế, từ thực tế trên, tôi quyết định tham gia cùng với những nạn nhân của vụ lừa đảo Manulife – SCB để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của họ, đồng thời cũng là của chính tôi. Hôm 01/11, ngay khi chứng kiến những hành vi bạo lực của các nhân viên bảo vệ của Manulife, tôi đã nhiều lần nhắc họ tôi sẽ báo cáo công an phường những hành vi vi phạm pháp luật này; nhờ đó, họ đã chùn tay không dám hung hăng thêm với các nạn nhân. Sau khi làm việc xong với Manulife, tôi đã ra công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội để trình báo về việc này.

Để cung cấp cho các Đồng chí và các Ông, các Bà những thông tin chi tiết giúp các Đồng chí và các Ông, các Bà có giải pháp xử lý phù hợp vụ lừa đảo do Manulife và SCB tổ chức, tôi đại diện cho đông đảo nạn nhân của vụ lừa đảo viết tiếp đơn thư này mô tả kỹ hơn trường hợp của tôi, đồng thời cũng là trường hợp của số đông những nạn nhân khác, và đề xuất một số kiến nghị.

1. Đối với trường hợp của bản thân tôi, vụ việc cụ thể như sau:

1.1. Quá trình tôi bị nhân viên SCB cung cấp thông tin bịa đặt để lừa đảo

Tháng 5 năm 2021, trong một lần tôi đến giao dịch tại Ngân hàng SCB chi nhánh Nguyễn Trãi, 183 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, hai nhân viên chi nhánh đã chủ động tiếp xúc với tôi rồi tư vấn tôi không nên gửi tiết kiệm mà nên đưa tiền cho Ngân hàng SCB để SCB đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của 200 doanh nghiệp lớn nhất và có uy tín nhất trên thị trường chứng khoán. Họ bảo vì do SCB đầu tư, lại gộp chung tiền của rất nhiều người thành khoản lớn để mua cổ phiếu của 200 doanh nghiệp lớn nhất và có uy tín nhất nên rất an toàn và có lãi suất cao tới 15-16% mỗi năm. Họ còn bảo cứ khoảng nửa tháng quỹ đầu tư của SCB sẽ có tin nhắn hoặc gọi điện báo cáo tình hình đầu tư, và những khi thị trường lên cao, có lãi nhiều thì họ sẽ báo ngay để người đầu tư, tức là chúng tôi, có thể rút lãi ra tiêu nếu muốn. Họ cũng bảo có phần mềm có thể nạp vào điện thoại để khách hàng chủ động theo dõi tình hình đầu tư. Do điện thoại của tôi cũ nên không cài được phần mềm này và tôi tin tưởng vào SCB nên tôi cũng không cần theo dõi. Họ cũng bảo chỉ bắt buộc phải gửi tiền trong 6 năm; sau 6 năm có thể rút hết cả gốc lẫn lãi, và càng gửi tiền nhiều thì sau này sẽ càng có nhiều ưu đãi. Tôi đã hỏi có tài liệu hướng dẫn nào bằng văn bản không thì họ bảo đây là sản phẩm mới nên chưa có. Thực tế người dân chúng tôi khi mở tài khoản, giao dịch hay gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thường không đọc các văn bản hướng dẫn, các quy định hay hợp đồng vì chữ rất nhỏ và quá dài, đồng thời chúng tôi cũng tin tưởng vào các ngân hàng. Cá nhân tôi đã giao dịch với SCB hơn 20 năm nên tôi rất tin tưởng SCB và do đó không hỏi thêm tài liệu hướng dẫn việc này bằng văn bản.

Từ tư vấn của hai nhân viên SCB trên, tôi đã tới chi nhánh SCB ở 391 Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội nơi tôi thường giao dịch, gặp hai nhân viên SCB ở đây là cô Đào Thị Linh và một cô nữa tên là Anh. Tôi đã đem những thông tin trên hỏi lại các cô và được các cô xác nhận là đúng. Các cô giải thích SCB huy động tiền tiết kiệm rồi cũng đem đi đầu tư vào các doanh nghiệp đó, nhưng là đầu tư dài hạn và chấp nhận chịu rủi ro nên có lãi suất cao; còn người dân gửi tiết kiệm ngắn hạn vào SCB và được trả lãi suất cố định, không có rủi ro nên chỉ được lãi suất thấp. Đối với loại đầu tư mới này (sau này tôi mới biết là “Tâm An Đầu Tư”), khách hàng chấp nhận đầu tư dài hạn tới 6 năm và chấp nhận chịu rủi ro thay SCB nên chắc chắn có lãi suất cao và an toàn, vì bản chất cũng y hệt như SCB đầu tư và do chính SCB cầm tiền đầu tư hộ.

Sau đó các cô giục tôi gửi tiền ngay để được tính lãi suất ngay từ hôm đó, còn thủ tục hợp đồng sẽ làm từ từ trong những ngày sau. Khoảng một hai tuần sau, các cô bảo tôi đi khám sức khỏe với các cô. Tôi rất ngạc nhiên hỏi tại sao phải làm thế, thì các cô bảo chỉ là thủ tục. Đến thời điểm này, không có bất cứ nhân viên ngân hàng SCB nào nói tới từ “Manulife” và nhất là không ai nói tới từ “Bảo Hiểm”, toàn nói là gửi tiết kiệm dưới hình thức tiết kiệm - đầu tư vào 200 doanh nghiệp lớn nên rất an toàn và lãi suất cao.

Vì quá tin tưởng vào SCB nên mặc dù phải đầu tư tới 6 năm (chưa bao giờ tôi gửi tiết kiệm thời hạn tới 2 năm), tôi vẫn tin tưởng chấp nhận đưa ngay số tiền tiết kiệm vừa đến hạn rút lúc đó là 220 triệu đồng cho SCB để gửi tiết kiệm dưới hình thức đầu tư theo tư vấn của các nhân viên SCB.

Sau khi có kết quả khám sức khỏe (khám qua loa, rất hình thức), cô Linh mang hợp đồng đến nhà cho tôi ký; tôi ở chung cư cao tầng nên đã xuống đường trước nhà và ký ngay tại đó để cô mang đi. Như vậy tôi không được đọc hợp đồng khi đóng tiền và ngay cả khi ký hợp đồng mà chỉ được đọc sau rất nhiều ngày sau khi ký, khi cô chuyển lại cho tôi bản sao hợp đồng để tôi giữ. Lúc đó tôi mới chú ý đọc và thấy hợp đồng ghi là “Hợp đồng bảo hiểm” và “Manulife”, làm tôi rất ngạc nhiên. Tuy nhiên, nhân viên SCB giải thích Manulife chỉ là đơn vị liên kết để cùng đầu tư, tức là khách hàng đưa tiền cho SCB rồi SCB phối hợp với các đối tác, trong đó có Manulife, để đầu tư. Mỗi khách hàng được SCB phân bổ cho một đối tác; tiền của tôi được đưa cho Manu, còn tiền của người khác thì đưa cho đối tác khác, nên chúng tôi ký hợp đồng trực tiếp với đối tác cụ thể của mình.

Mặt khác, tôi nhớ hai nhân viên SCB ở chi nhánh Nguyễn Trãi cũng nói vì SCB có công ty chứng khoán riêng nên công ty này sẽ dùng tiền của tôi để đầu tư; tức là sau khi nhận được tiền của tôi, dù Manulife không sử dụng để đầu tư thì vẫn sẽ có công ty chứng khoán của SCB đầu tư giúp.

Thêm nữa, nhân viên SCB chỉ tờ bìa hợp đồng và tờ chính phía trong in rõ biểu tượng và tên ngân hàng SCB bằng mầu sắc rất đẹp nên tôi cũng tin thực chất hợp đồng là của SCB. Tiếp đến họ lại bảo “bảo hiểm” chỉ là hình thức, thực chất sản phẩm là “Tâm An Đầu Tư”, tức là đầu tư vào 200 doanh nghiệp lớn nhất và có uy tín nhất... Tôi biết ở VN có rất nhiều cách dùng ngôn từ lách luật nên chắc ở đây cũng vậy, nên ngay sau đó tôi đóng thêm 94 triệu đồng rồi 98 triệu đồng mỗi khi tiết kiệm đến hạn.

Như vậy chỉ trong 2 tháng tôi đã đóng vào ngân hàng SCB 412 triệu đồng, mặc dù theo ký kết tôi chỉ cần đóng 50 triệu đồng mỗi năm. Đó là vì tôi được nhân viên SCB tư vấn đây là hình thức đầu tư an toàn và có lãi suất cao do chính SCB đầu tư hộ hoặc đối tác của SCB đầu tư hộ dưới sự chủ trì của SCB nên tôi mới đóng nhiều và nhanh như vậy.

Một lần nữa tôi khẳng định nếu biết là đóng tiền để mua bảo hiểm nhân thọ thì không bao giờ tôi đóng, vì cả đời công tác tôi luôn luôn làm việc ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên đã có bảo hiểm của nhà nước và khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Xô rất tốt. Hơn nữa tôi thường xuyên luyện tập thể thao ở Câu lạc bộ Ba Đình và sức khỏe của tôi rất tốt; do đó tôi không có nhu cầu mua thêm bảo hiểm tư nhân. Chắc các Ông, các Bà đều hiểu bình thường không ai mua một lúc bảo hiểm sức khỏe tới 220 triệu đồng ngay khi nghe giới thiệu loại hình tiết kiệm - đầu tư mới và thêm 192 triệu đồng chỉ trong 1-2 tháng sau đó. Chỉ khi bị lừa như tôi thì họ mới mua như vậy.

Trong suốt năm đầu tiên đóng tiền, tôi không hề nhận được bất cứ nhắn tin hay cuộc gọi điện nào của SCB và Manulife như họ hứa. Đã một số lần tôi hỏi SCB, thì họ lại bảo hỏi Manulife, đơn vị liên kết đầu tư và cầm tiền của tôi; gọi điện hỏi Manulife thì họ không trả lời, giục nhiều lần thì họ gửi qua mạng Manulife 1 bản báo cáo nhưng đọc rất khó hiểu, nói thực tôi không hiểu được. Rồi cứ thế, do công việc dạy học, chấm thi, hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu khoa học và công việc của Chi bộ, tập thể dục thể thao... quá bận rộn nên tôi đành bỏ qua. Thời gian cứ thế trôi nhanh. 

Do thái độ vô trách nhiệm của SCB và Manulife như vậy nên khi kỳ hạn năm 2022 tới, họ (nhân viên SCB và Manulife, nhưng chủ yếu là SCB, nhất là cô nhân viên tên là Gấm) nhiều lần gọi điện, gửi nhắn tin giục đóng tiền, tôi chỉ đóng đúng 50 triệu đồng theo cam kết. Trong năm 2023, tình hình cũng như vậy, và vì vẫn đinh ninh là SCB đang sử dụng tiền của tôi để đầu tư vào 200 doanh nghiệp lớn nhất và có uy tín nhất trên thị trường chứng khoán nên ngày 4/7/2023, tôi đã nộp tiếp đúng 50 triệu đồng. Tổng số tiền tôi đã nộp qua SCB và được SCB chuyển cho Manulife đến nay là 512 triệu đồng.

Tôi chỉ nhận ra bị lừa khi vô tình xem chương trình thời sự VTV1 lúc 19h ngày 6/7/2023, tức là chỉ 2 ngày sau khi tôi đóng tiền đợt năm 2023. Tôi thấy VTV1 chiếu đúng hình ảnh hợp đồng bảo hiểm mà tôi mua của SCB lên màn hình, đồng thời VTV1 thuyết minh “Các ngân hàng dụ dỗ người dân rút tiền tiết kiệm mua bảo hiểm nhân thọ với rất nhiều sai phạm có dấu hiệu vi phạm luật hình sự”, “Bộ Tài chính đã chuyển nhiều đơn thư tố cáo sang cơ quan cảnh sát điều tra”; và “Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra hàng chục doanh nghiệp bảo hiểm để xiết chặt quản lý, bảo vệ quyền lợi của người dân”... Đây chính xác là trường hợp của tôi.

1.2. Tại sao tôi dễ dàng bị lừa dù tôi là tiến sĩ kinh tế ?

Tôi tốt nghiệp trường Đại học kinh tế quốc dân, đi làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó được Bộ cử đi làm thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế theo hệ chính quy tại Đại học Auvergne, Cộng hòa Pháp. Vậy mà tôi cũng bị lừa; một tiến sĩ kinh tế, cả đời làm công tác và giảng dạy kinh tế nhưng vẫn bị lừa, chứng tỏ thủ đoạn lừa đảo của tập đoàn Manulife và SCB rất tinh vi và hiểm độc. Tiến sĩ kinh tế cũng bị lừa thì rất đông những người dân lương thiện bị lừa là điều hiển nhiên. Thông cáo báo chí của Bộ Công an cho biết đã có tới gần 7000 đơn khiếu kiện gửi tới Bộ này; ngoài ra còn rất nhiều người chưa biết mình bị lừa và rất nhiều người bị lừa với số tiền không nhiều nên họ chấp nhận mất mà không khiếu kiện. Nạn nhân không chỉ ở Hà Nội mà ở khắp nơi trên toàn quốc, chứng tỏ đây là vụ lừa đảo quy mô lớn và có tổ chức. Bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra đã bị lừa vì những nguyên nhân sau (ngoài nguyên nhân chính là thủ đoạn lừa đảo tinh vi của tập đoàn Manulife và SCB):

Tôi bị lừa trước tiên là tôi hoàn toàn tin tưởng vào các nhân viên ngân hàng SCB. Tôi đã có hơn 20 năm gửi tiền ở SCB, tôi thấy các nhân viên ngân hàng này đều là các cô gái hiền lành, dễ thương, làm việc chăm chỉ, cư xử văn minh, nhẹ nhàng thì làm sao tôi lại nghi ngờ họ sẽ lừa đảo tôi.

Thứ hai, tôi bị lừa vì cả đời tôi chưa bao giờ bị lừa nên rất ngây thơ và cả tin. Suốt đời tôi luôn luôn làm cán bộ nhà nước, đồng thời cũng là một nhà khoa học, viết và xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế và toán kinh tế. Tôi thường được tham gia nhiều cuộc họp ở Trung ương và các phiên họp hàng tháng của Chính phủ, thường xuyên là đại biểu dự thính các kỳ họp Quốc hội và cộng tác viên của Quốc hội, thường xuyên sang giúp Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế trong Đoàn chuyên gia cấp cao của Chính phủ... Sau khi nghỉ hưu tôi vẫn tham gia dạy đại học và nghiên cứu khoa học, rất tận tâm và rất bận rộn với công việc (như tôi đã nêu ở trên), nên không mấy khi suy nghĩ và cũng không biết nhiều về các sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Có tiền thì tôi gửi tiết kiệm dưỡng già chứ chưa bao giờ tôi mua chứng khoán hay dùng tiền đầu tư vào đâu cả. Và khi gửi tiết kiệm thì ra ngân hàng gửi là xong chứ không suy nghĩ gì. Trong cuộc sống, tôi rất giản dị, dùng điện thoại rất cũ, chưa bao giờ quay clip, hiếm khi chụp ảnh, nên càng không có khái niệm phải lưu lại những bằng chứng về quá trình tư vấn, lập hợp đồng bảo hiểm, chuyển tiền... của tôi với nhân viên SCB. Thêm nữa, nếu lúc đó tôi tự nhiên có bất cứ nghi ngờ gì về tư vấn của các nhân viên ngân hàng SCB thì chắc chắn 100% không bao giờ tôi đóng tiền cho họ; nhưng tuyệt nhiên tôi không nghi ngờ gì mà chỉ hỏi thêm thông tin cho rõ và họ cũng trả lời theo hướng lừa dối để tôi tin tưởng và đưa tiền cho họ.

Thứ ba, tôi bị lừa vì tôi bản thân tôi là tiến sĩ kinh tế và chuyên làm nghiên cứu kinh tế vĩ mô nên suy nghĩ giáo điều sách vở và thiếu kiến thức thực tiễn về xã hội và kinh tế ở tầm vi mô. Do học nhiều, đọc nhiều nên tôi biết ở các nước công nghiệp phát triển, đa số người dân có chút tiền tiết kiệm cũng đầu tư cổ phiếu thông qua ngân hàng của họ và rất thường xuyên có lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường rất nhiều vì họ chấp nhận rủi ro. Vậy tại sao ở Việt Nam mình không thể bắt chước họ ? Mặt khác, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ đầu tư tiền tiết kiệm vào bất cứ hình thức kinh doanh nào ngoài gửi tiết kiệm ngân hàng, trong khi sách vở dạy không nên để trứng vào cùng một giỏ; bây giờ tôi đã già nên cũng muốn thử nghiệm hình thức đầu tư khác một lần cho biết. Thêm nữa, tôi được biết nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng rất chặt, đặt ra nhiều điều kiện kinh doanh và quy định buộc các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt để bảo vệ khách hàng. Cuối cùng, tôi luôn luôn tin tưởng vào sự phát triển tốt đẹp của nền kinh tế nước ta như các Đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước thường xuyên phát biểu tại nhiều diễn đàn; rồi tôi nghĩ tới 200 doanh nghiệp lớn nhất và có uy tín nhất trên thị trường chứng khoán nước ta; doanh nghiệp này lỗ thì sẽ có doanh nghiệp khác lãi bù đắp; đầu tư lại do SCB thực hiện và giám sát... Do đó, tôi có sự yên tâm tuyệt đối khi quyết định đưa tiền cho SCB và đối tác của SCB là Manulife để tiết kiệm dưới hình thức họ đầu tư hộ.

Thứ tư, tôi bị lừa vì tôi luôn luôn tin tưởng vào tấm lòng của các doanh nghiệp Việt Nam với đất nước và con người Việt Nam, nhất là với những khách hàng của doanh nghiệp. Trên trang Web của mình, SCB khẳng định “Khách hàng là trọng tâm: SCB luôn lấy lợi ích và sự hài lòng của Khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động ; SCB luôn hành động và cam kết mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho Khách hàng, Cổ đông, Cán bộ nhân viên và đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng”. Còn Manulife thì tự hào “Tập đoàn Tài chính Manulife là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ tài chính, hoạt động với sứ mệnh giúp khách hàng “Quyết định dễ dàng, vẹn toàn cuộc sống”. Cùng với trụ sở quốc tế tại Toronto, Canada, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và bảo hiểm, vận hành dưới thương hiệu Manulife tại Canada, Châu Á và Châu Âu, và John Hancock tại Hoa Kỳ”. Trong thư đề ngày 22/8/2023 gửi cho tôi trả lời các thư kiến nghị của tôi, Manulife khẳng định “luôn đặt khách hàng làm trọng tâm cho sự phát triển và đạo đức kinh doanh làm định hướng cho mọi hoạt động”. SCB là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Manulife là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới; vậy tại sao tôi không thể tuyệt đối tin tưởng vào sự trung thực và có trách nhiệm với khách hàng của họ ?

Thứ năm, tôi bị lừa vì lúc đó (năm 2021) lãi suất ngân hàng giảm xuống quá thấp trong khi tôi có nhu cầu mới phát sinh cần phải có nhiều tiền. Cả đời tôi là cán bộ công chức nhà nước, số tiền tiết kiệm ít ỏi cho tuổi già trước đây không làm tôi lo lắng, nhưng từ năm 2020 đã trở thành nỗi lo thường trực, vì khi đó con gái tôi bày tỏ nguyện vọng sau khi học xong đại học ngoại ngữ Hà Nội (khoa tiếng Đức) muốn được sang Cộng hòa Liên bang Đức học thêm một ngành mới, cụ thể là học ngành kinh tế như tôi. Đương nhiên tôi phải ủng hộ cháu vì tôi quan niệm học thêm được càng nhiều càng tốt. Vì cháu không thuộc diện giỏi xuất sắc nên tôi không muốn cháu phải đi làm thêm bên Đức vì làm thêm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập; vì vậy, tôi sẽ phải đầu tư cho cháu rất nhiều tiền. Đây cũng là một sức ép buộc tôi phải nhanh chóng quyết định khi đưa tiền cho SCB để hy vọng thông qua đầu tư có lãi suất cao hơn. Cháu vừa tốt nghiệp đại học tháng 6 năm nay, tháng 10 vừa qua đã thi tiếng Đức để chuẩn bị làm thủ tục sang Đức học đại học trong năm học tới.

1.3. Tôi đã, đang và sẽ làm gì sau khi biết bị nhân viên SCB lừa đảo

Ngay ngày 7/7/2023, tức là ngay sau ngày phát hiện ra bị Manulife phối hợp với SCB lừa đảo, tôi đã đến trụ sở Manulife ở 27 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng Hà Nội, để tìm hiểu. Tại đây, nhân viên Manulife cho tôi biết: (i) Hợp đồng của tôi là hợp đồng bảo hiểm chứ không phải tiết kiệm - an tâm đầu tư như tôi vẫn tin tưởng; (ii) Đây là Hợp đồng của tôi với Manulife chứ không phải với SCB; SCB chỉ là người bán bảo hiểm hộ; biểu tượng và tên ngân hàng SCB in mầu rất đẹp trên trang bìa và trang chính bên trong chỉ là hình thức, không có ý nghĩa; (iii) Thời hạn đóng phí bảo hiểm của tôi là rất nhiều năm chứ không phải là 6 năm như nhân viên SCB nói; nếu rút tiền sớm thì sẽ mất rất nhiều tiền...

Tất cả những thông tin trên đều làm tôi quá sốc đến mất ăn mất ngủ mấy ngày liền. Số tiền tiết kiệm của tôi quá ít ỏi, về hưu vẫn phải đi dạy thêm ở trường đại học, vậy mà chỉ vì một lần nghe nhân viên Ngân hàng SCB tư vấn lừa đảo, tôi đã gần như mất sạch. Để tìm cách lấy lại được số tiền trên, tôi đã, đang và sẽ thực hiện những biện pháp sau:

a) Tôi đã 3 lần gửi đơn thư tới trụ sở chính của Manulife ở tp HCM và 3 lần trực tiếp đến trụ sở Manulife ở Hà Nội để giải trình và đề nghị Manulife trả lại tiền. Tuy nhiên, đến nay, nhân viên Manulife vẫn khẳng định không trả lại tiền và coi đây là quyết định cuối cùng. Do vậy, tôi sẽ tiếp tục kiên trì gửi đơn thư và đến gặp trực tiếp Manulife.

b) Tôi đã, đang và sẽ liên tục gửi đơn thư và mong có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước để tố cáo, yêu cầu xử lý hình sự nhóm lợi ích SCB – Manulife về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những người dân lương thiện là chúng tôi, đồng thời yêu cầu Manulife phải trả lại tiền cho chúng tôi. Tội lừa đảo của nhóm lợi ích SCB – Manulife nhất định phải bị trừng phạt nghiêm khắc theo đúng các quy định của pháp luật và luật nhân quả của trời đất.

c) Tôi sẽ liên tục thu thập, cập nhật các thông tin, bằng chứng mới nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhóm lợi ích SCB – Manulife đối với tôi và những trường hợp giống tôi qua tiếp xúc trực tiếp và thu thập ở trên mạng, trên báo chí..., thông báo cho các Đồng chí, các Ông, các Bà  cũng như cho các cơ quan liên quan như Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công An (C03); Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…, đồng thời sẽ tìm cách gặp trực tiếp lãnh đạo các cơ quan này để làm rõ những nội dung tố cáo và kiến nghị.

d) Tôi sẽ liên tục cung cấp các thông tin về vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền quy mô lớn này và những hành vi vi phạm pháp luật khác của nhóm lợi ích SCB – Manulife cho báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời sẽ đưa lên trang Blog cá nhân “toithichdoc.blogspot.com” và trang facebook cá nhân của tôi để làm cho nhân dân Việt Nam thấy rõ bộ mặt lừa đảo bẩn thỉu và đạo đức kinh doanh vô liêm sỉ của Công ty bảo hiểm Manulife. Những trang của tôi có không ít người đọc, cả trong nước và nhất là quốc tế. Blog cá nhân “toithichdoc.blogspot.com” của tôi đã có gần 17 triệu lượt đọc... Nhiều bài tố cáo Công ty sẽ được tôi chuyển sang tiếng Anh để đăng trên các trang nước ngoài cho nhân dân cả thế giới biết, đồng thời được gửi cho công ty mẹ của Manulife Việt Nam ở Toronto, Canada.

e) Nếu Công ty không sớm trả lại toàn bộ số tiền lừa đảo chiếm đoạt cho tôi, cứ mỗi khi có thời gian, tôi sẽ cùng với các nạn nhân khác đến trước trụ sở Công ty và đến các Trung tâm đông người tại Hà Nội và tại tp HCM cùng với những nạn nhân khác căng biểu ngữ và tuyên truyền tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Manulife đối với tôi và người dân Việt Nam để người dân Việt Nam biết và tránh xa chúng.

Hiển nhiên là tôi đã già và không còn gì để mất nên tôi có thể làm bất cứ điều gì, dù là điên rồ nhất, để đòi bằng được số tiền Manulife và SCB đã lừa đảo chiếm đoạt của tôi. Nếu đời tôi không đòi được thì nhất định đời con tôi cũng sẽ phải tiếp tục đòi.

g) Đến một lúc nào đó và khi có đủ tiền thuê luật sư, tôi sẽ sẵn sàng phối hợp cùng với các nạn nhân khác thuê luật sư kiện Manulife và ngân hàng SCB ra tòa án để cho nhân dân Việt Nam thấy rõ bộ mặt lừa đảo bẩn thỉu của tập đoàn lợi ích Manulife và SCB này.

Tuy nhiên, Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Điều 5 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 cùng quy định “Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm” nên trước khi dùng tới biện pháp cuối cùng là đưa tập đoàn này ra tòa án xét xử, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục gửi nhiều đơn thư báo cáo với các Đồng chí, các Ông, các Bà, những người đang lãnh đạo và đại diện Nhà nước để các Đồng chí, các Ông, các Bà dùng các biện pháp hành chính bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi trong vụ lừa đảo rõ ràng này. Mặt khác, tội lừa đảo của tập đoàn Manulife và SCB rất rõ ràng nên tôi tin là trời phật và luật nhân quả sẽ giáng xuống đầu tập đoàn này và buộc chúng phải chấp nhận sớm trả lại tiền cho chúng tôi.

2. Đối với trường hợp của những nạn nhân khác

Những sai phạm của Manulife và SCB mà tôi trình bày trên đây không chỉ xảy ra với bản thân tôi và với hơn 40 nạn nhân đóng tiền đầu tư vào sản phẩm “Tâm An Đầu Tư” (TAĐT) giống như tôi mà còn  xảy ra trên khắp các tỉnh thành cả nước với rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư như: Tâm An Đầu Tư, Gia Đình Tôi Yêu, Kiến Tạo Thịnh Vượng... Nhóm nạn nhân “Gia đình tôi yêu” (GĐTY) tôi gặp tại 106 Chùa Láng ngày 01/11/2023 (đã nêu trên) gồm 21 khách hàng (25 HĐ) đã bị SCB lừa giống như trường hợp của tôi, cũng là sản phẩm liên kết giữa Manulife với SCB. Cũng như tôi và các nạn nhân của nhóm TAĐT, các nạn nhân của nhóm GĐTY cũng đã làm Đơn khiếu nại cá nhân và tập thể gửi Manulife và SCB đòi tiền, đã viết đơn thư tố cáo tới các cơ quan chức năng từ tháng 6/2023, nhưng đến nay, không những Manulife không trả lại tiền mà còn không chịu tiếp và trả lời những kiến nghị của họ.

Qua các đơn thư và trình bày của các nạn nhân của TAĐT và GĐTY, tôi thay mặt cho họ tổng hợp những sai phạm chung nổi bật của Manulife trong tư vấn và thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm như sau:

2.1. Manulife câu kết với SCB cố tình lừa đảo khách hàng để chốt được càng nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ càng tốt bất chấp đạo lý và luật pháp

a) Tư vấn lừa đảo: tư vấn thiếu trung thực, đánh tráo khái niệm Bảo hiểm thành Tiết kiệm, Đầu tư có lãi suất, sau một số năm được lĩnh về cả gốc lẫn lãi, riêng lãi có thể nhận bất kỳ khi nào, nên đã dẫn dụ khách hàng đến SCB gửi tiền tiết kiệm ký Hợp đồng đầu tư với số tiền lớn tới hàng chục, hàng trăm triệu ngay trong 1-2 năm đầu.

b) Phần lớn các khách hàng không và chưa bao giờ được gặp mặt nhân viên tư vấn của Manulife cũng như Đại lý Manulife ký trong hợp đồng bảo hiểm. Họ chỉ gặp nhân viên SCB; những người này không có kiến thức về bảo hiểm, cố tình tư vấn thiếu trung thực và không giải thích nội dung Hợp đồng, không giải thích các khoản phí Hợp đồng. Như vậy các nhân viên tư vấn đã vi phạm Điều 5 Hợp đồng trong Luật KDBH.

c) Tư vấn phi logic khi dẫn dụ đóng bảo hiểm với số tiền rất lớn ban đầu và sau đó lại hạ xuống mức thấp hơn để dụ nạn nhân tiếp tục duy trì Hợp đồng do đã ký mà không được tư vấn đúng và do lo sợ mất hết phần lớn số tiền đóng 3 năm đầu tiên vì sau này Manulife/SCB mới giải thích như vậy khi họ không đủ tiền đóng phí những năm tiếp theo vì không biết đã bị dụ ký Hợp đồng.

d) Hợp đồng giao kết dựa trên những điều không trung thực do nhân viên SCB tự mình khai khống thay cho người nộp tiền:

- Nhân viên tư vấn tự khai Đơn yêu cầu bảo hiểm, trong khi nhiều nạn nhân không khai, không cung cấp thông tin và không ủy quyền cho nhân viên tư vấn khai hộ. Nhiều nạn nhân khai qua điện thoại để nhân viên tư vấn ghi vì cứ tưởng để họ chuẩn bị hợp đồng đầu tư.

- Nhân viên tư vấn khai man về sức khỏe, thu nhập của người đóng tiền để hợp thức hóa số tiền mua bảo hiểm rất cao. Có nhiều nạn nhân bị nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bệnh mãn tính… nhưng không hề được hỏi để khai báo khi làm Hợp đồng bảo hiểm. Các nhân viên tư vấn còn khai man nghề nghiệp, cách thức thu nhập, sức khỏe của người được bảo hiểm…

- Chữ ký trong Hợp đồng và các văn bản kèm theo nhân viên tư vấn của các nạn nhân thường là giả mạo: giả chữ ký người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm; giả chữ ký xác nhận đã nhận hợp đồng; giả chữ ký nhân viên Đại lý bảo hiểm (hai đại lý khác nhau lại có cùng chữ ký), cắt dán chữ ký khách hàng, không phải chữ ký tươi, không có ký nháy các trang hợp đồng…

e) Mục tiêu của nhân viên tư vấn là lừa khách hàng để chốt càng nhiều hợp đồng càng tốt: Có những trường hợp một nạn nhân có tới 02 hợp đồng GĐTY, có những cặp vợ chồng có tới 3 hợp đồng GĐTY mà lâu nay vẫn nhầm tưởng đang cầm 03 quyển sổ tiết kiệm sau này sẽ hoàn lại cả gốc lẫn lãi. Có nạn nhân “sở hữu” tới 03 loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (01 TAĐT, 01 GĐTY, 01 TATV-ƯTTK, tức Tâm An Trọn Vẹn - Ưu Tiên Tiết Kiệm) và đều cùng đóng phí tại một chi nhánh SCB. Và bao giờ cũng nghĩ mình đang gửi các loại sản phẩm Tiết kiệm... Nhiều nạn nhân sở hữu 02, 03 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm liên kết giữa Manulife và SCB.

Rõ ràng nếu biết đây là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì không thể có trường hợp một người dân thường, thu nhập hàng tháng rất thấp, lại điên rồ đi mua cùng một lúc mấy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho bản thân mình.  Tại sao người dân phải tằn tiện tiết kiệm để mua trong thời gian ngắn nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như vậy? Rõ ràng là họ bị lừa. Tại sao Manulife không kiểm tra những thông tin phi lý như vậy với khách hàng khi sẵn sàng ký quá nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho cùng một khách hàng trong 1 khoảng thời gian ngắn như vậy ? Rõ ràng là Manulife cố tình lừa dối khách hàng để chiếm đoạt tiền.

g) Ngay tên các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã sai mục đích bảo hiểm mà hướng để các nạn nhân hiểu rằng đây là sản phẩm tiết kiệm, đầu tư như: Tâm An Đầu Tư, Tâm An Trọn Vẹn - Ưu Tiên Tiết Kiệm…

h) Giấy nộp tiền (GNT) thể hiện rõ nội dung đã tư vấn tráo đổi khái niệm: một số nạn nhân còn giữ lại được GNT ghi nội dung chuyển tiền là: Tiền gửi tiết kiệm thông thường; tiền gửi tiết kiệm đầu tư (sau đó có thêm dòng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ). Do thời gian đã lâu nên nhiều người chúng tôi đã không còn lưu lại được chứng từ chuyển tiền. Hiện nay SCB cũng không đồng ý cung cấp các loại giấy chuyển tiền, Ủy nhiệm chi hay Giấy nộp tiền để làm chứng việc chúng tôi chỉ có ý định gửi tiền tiết kiệm và họ đã tư vấn gửi tiền như một dạng tiết kiệm cho chúng tôi. (Xin xem video 02 đài THQH phát sáng 1.11.23 trong Alo Cử tri về trường hợp chị Hòa, nạn nhân trong nhóm GĐTY).

i) Tùy tiện ghi khống thời gian trong các hợp đồng bảo hiểm: Bảng Minh Họa (BMH) trong một số hợp đồng bảo hiểm có thời gian in trước cả thời gian ký Đơn yêu cầu bảo hiểm. Có những hợp đồng ngày nộp phí trước rồi ngày hợp đồng có hiệu lực rất lâu sau. Có trường hợp đồng có hiệu lực trước 03 tháng so với ngày nộp phí hợp đồng đầu tiên. Có người cùng ngày nộp phí cho 02 hợp đồng bảo hiểm nhưng mỗi hợp đồng lại có hiệu lực một ngày khác nhau…

k) Các loại văn bản đi kèm hợp đồng bảo hiểm không đầy đủ theo quy định của pháp luật và quy định ghi trong hợp đồng. Hợp đồng quy định chỉ có giá trị khi đi kèm “Bảng câu hỏi phân tích mức độ chấp nhận rủi ro” nhưng nhân viên tư vấn không báo cho người nộp tiền biết; nếu có khách hàng biết và hỏi nhân viên Manulife thì bản thân nhân viên Manulife trả lời không có. Tương tự đối với Bảng Phân tích tài chính...

2.2. Khi các nạn nhân phát hiện ra bị lừa thì Manulife cố tình né tránh, không giải quyết các chất vấn và trả lại tiền cho các nạn nhân

a) Tất cả những nạn nhân của các sản phẩm liên kết của tập đoàn SCB và Manulife đều là những người dân đến SCB để gửi tiền tiết kiệm, rồi bị nhân viên SCB, đại lý của Manulife, lừa đảo, đánh tráo khái niệm, dẫn dụ ký hợp đồng và nộp tiền. Vì vậy, những hợp đồng bảo hiểm này hoàn toàn vô hiệu ngay từ khi giao kết, do không đúng nguyên tắc bảo hiểm phải hoàn toàn tự nguyện. Ở đây, người dân không tự nguyện ký hợp đồng bảo hiểm mà bị các nhân viên SCB lừa dối để ký. Mặt khác, hợp đồng có nhiều nội dung thiếu trung thực và vi phạm Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Đặc biệt người dân đã và đang vô cùng bất bình vì Manulife hoàn toàn đi ngược lại với những gì họ nói “coi khách hàng là trọng tâm” khi xử lý hậu quả của vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền dân này. Cụ thể Manulife đã không coi nạn nhân là khách hàng của Manulife nữa dù Manulife đang nắm hàng trăm triệu đồng của họ. Manulife liên tục từ chối yêu cầu cơ bản của khách hàng là được gặp và đối thoại với những người có thẩm quyền của Manulife để giải quyết những khiếu nại họ đã gửi Manulife nhiều cách như qua các giấy tờ, văn bản, nhắn tin…

b) Đối với rất nhiều người, thậm chí Manulife còn chưa một lần nào cho đại diện ra gặp và tiếp nhận đơn Khiếu nại của cá nhân hay tập thể nạn nhân trong hơn 4 tháng qua. Manulife không chỉ cho nhân viên của mình ghi nhận và không thông báo khi nào sẽ có văn bản phản hồi. Cá biệt có những trường hợp cho ngày hẹn, thì ghi “sẽ phản hồi sau 90 ngày”; thời gian này quá dài là để Manulife câu giờ, thực chất là không giải quyết. Trường hợp khác là Manulife phản hồi theo kiểu: đề nghị tiếp tục củng cố chứng cứ (trong khi không thèm đếm xỉa đến những chứng cứ các nạn nhân đã cung cấp) và hoàn toàn không hề có thiện chí gặp những khách hàng đã đóng cả tiền tỷ cho họ những năm qua.

c) Manulife gửi thư từ chối hoàn toàn không có tính chất pháp lý khi giao dịch với đối tác ký hợp đồng bảo hiểm mà chỉ đóng dấu treo như thông báo tiếp nhận đơn kiến nghị và hẹn trả lời sau thời hạn 90 ngày. Manulife không hề ghi tên bộ phận chịu trách nhiệm nội dung trả lời, không có bất kỳ chữ ký pháp lý nào trong thư. Trong thư từ chối, Manulife thản nhiên chẳng cần lý lẽ khi gửi một nội dung từ chối rất chung chung, phi logic, bỏ mặc tất cả những khiếu nại và hàng loạt những vi phạm Hợp đồng nghiêm trọng được các nạn nhân đã nêu trong đơn khiếu nại. Tất cả các thư từ chối đều cùng nội dung, giống nhau đến từng dấu chấm phẩy chứng tỏ họ biết họ đã vi  phạm đối với các nạn nhân và không có gì để biện minh.

d) Nội dung thư Manulife thể hiện rõ sự đuối lý và né tránh vấn đề khiếu nại của khách hàng. Trong thư Manulife trắng trợn cho rằng các nạn nhân khác thực sự có ý định mua bảo hiểm trong khi chúng tôi chỉ đến SCB để gửi tiền tiết kiệm. Manulife bắt các nạn nhân  cung cấp bằng chứng về tư vấn lừa đảo thì chính Manulife cũng không thể chứng minh được các nhân viên SCB làm đại lý bán bảo hiểm cho họ đã không tư vấn lừa dối chúng tôi. Trong toàn bộ quá trình tư vấn, đóng tiền, ký hợp đồng... các nạn nhân chỉ gặp và làm việc với nhân viên SCB chứ không hề gặp Đại lý Manulife thì hoàn toàn không có việc tư vấn nội dung hợp đồng bảo hiểm vì các nhân viên SCB hoàn toàn không hiểu gì về bảo hiểm. Nhiều đại lý bảo hiểm mượn mã số đại lý của nhau nên 2 đại lý bảo hiểm khác nhau lại có 1 chữ ký giống hệt nhau.

e) Căm phẫn nhất là trong thư từ chối hoàn trả tiền cho các nạn nhân, Manulife độc tài đến mức dám tự cho mình quyền khẳng định là “quyết định cuối cùng”, trong khi họ chưa từng gặp nạn nhân lần nào, cũng chưa hề trả lời bất cứ vấn đề khiếu nại nào. Rõ ràng đây là hợp đồng được hai bên cùng ký thì quyết định cuối cùng phải do hai bên thỏa thuận. Phải chăng Manulife cậy là doanh nghiệp lớn của nước ngoài, được nhà nước Việt Nam ưu ái, lại giầu có có thể bỏ tiền ra mua cả hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước Việt Nam nên Manulife mới dám ngông nghênh đến mức điên cuồng như vậy ? Chúng tôi, các nạn nhân xin trả lời: Có thể đây là “quyết định cuối cùng” của Manulife, nhưng không phải là “quyết định cuối cùng” của chúng tôi, và càng không phải là “quyết định cuối cùng” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, vì Đảng và Nhà nước Việt Nam của chúng tôi là những tổ chức, cơ quan luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi.

g) Để đối phó với các nạn nhân, Manulife đã cho nghỉ việc tất cả những nhân viên đã tư vấn cho các nạn nhân. Các nạn nhân đã chỉ ra cụ thể họ tên, mã số nhân viên tư vấn nhưng Manulife và SCB đã không phối hợp để xác minh các bằng chứng được đưa ra, họ cho biết những nhân viên này đều đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác và không liên lạc được.

h) Các văn phòng, đại lý của Manulife đã chặn cửa không cho khách hàng vào giao dịch. Ví dụ ngày 20/10/2023 các nạn nhân tới văn phòng Manulife ở Đường Láng, đội bảo vệ Manulife không cho lên họ vào văn phòng vì lý do hết sức “thách thức”: văn phòng nhỏ không còn chỗ để làm việc. Họ nói chờ và không cho biết phải chờ đến bao giờ. Các nạn nhân đề nghị được cử đại diện lên kiểm tra xem có đúng không còn đủ chỗ để giao dịch không thì họ không cho lên. Xin họ cho lịch hẹn gặp ngày hôm sau họ nói không có quy trình hẹn như vậy… Khi công an khu vực (đ/c Mạnh) đến đề nghị họ giải quyết cho khách hàng lịch hẹn họ vẫn nói văn phòng không hẹn gặp khách hàng nào. Ngày 26/10/2023, các nạn nhân lên văn phòng Manulife tại 106 phố Chùa Láng; họ lập hàng rào thép chặn lại và nhất định không cho ai vào giao dịch với tư cách khách hàng. Họ thậm chí còn thẳng tay xô đẩy làm ngã những người phụ nữ nhiều tuổi và yếu đuối, làm bị thương khách hàng (khách hàng có quay video, chụp ảnh và thông báo cho công an phường Láng Thượng).

2.3. Hành trình đòi lại tiền và công lý của các nạn nhân của Manulife sau khi phát hiện ra bị lừa

Tôi được biết hành trình hơn 5-6 tháng ròng rã từ sau ngày 30/4/2023 của các nạn nhân TAĐT và GĐTY mang đơn khiếu nại, đòi hủy bỏ hợp đồng với Manulife và trả lại tiền cùng với đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng, rồi mòn mỏi đợi chờ được lãnh đạo Manulife tiếp tại các văn phòng của Manulife hết sức gian nan, mệt mỏi.

a) Cụ thể các nạn nhân đã liên tục lên các văn phòng của Manulife tại Hà Nội xin được gặp những người có trách nhiệm, có thẩm quyền để đối thoại, giải quyết khiếu nại, hoàn tiền phí đóng bảo hiểm của vì các hợp đồng bảo hiểm này theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm đã vô hiệu ngay từ khi ký nhưng chưa được họ hẹn gặp lần nào.

b) Nhóm các nạn nhân của TAĐT và GĐTY đã gửi đơn thư và bộ hồ sơ của tất cả nạn nhân kèm Đơn thư tố cáo khiếu nại tới các quý cơ quan quản lý chức năng: Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (QLGSBH) Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm VN, gửi thư email tới Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc. Hiện nay một vài người trong nhóm nạn nhân chúng tôi có nhận được Phiếu chuyển đơn tố cáo của Cục QLGSBH gửi cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an (C03).

Đáng buồn là tất cả những những bộ Đơn thư Khiếu nại, Tố cáo cùng danh sách nạn nhân tới nay vẫn không nhận được hồi âm hay hướng dẫn, giúp đỡ nào của các cơ quan, tổ chức của nhà nước. Riêng Hiệp hội bảo hiểm thì nhân viên Hiệp hội nhận đơn nhưng nhất định không cho xin số điện thoại hay tên để liên lạc cập nhật tình hình sau đó.

c) Các nhóm nạn nhân TAĐT và GĐTY đã gặp gỡ luật sư ngành bảo hiểm để hiểu rõ hơn về những hợp đồng bảo hiểm ký trái Luật Kinh doanh Bảo hiểm và được coi là không có hiệu lực ngay từ khi ký này.

d) Các nhóm nạn nhân TAĐT và GĐTY cũng đã liên hệ nhờ tới truyền thông đưa tin rộng rãi cho toàn thể nhân dân Việt Nam biết với mong muốn:

- Vạch trần sự lừa đảo, đánh tráo khái niệm hợp đồng bảo hiểm, dẫn dụ ký hợp đồng bảo hiểm của Manulife gây hậu quả là hàng nghìn người đến SCB gửi tiền tiết kiệm đã bị sập bẫy vì sự cấu kết “tinh vi” giữa SCB và Manulife. Việc Manulife đang trốn tránh không gặp các nạn nhân ngoài việc cho thấy Manulife hoàn toàn vô trách nhiệm với khách hàng còn chứng minh Manulife đang biết mình không tìm được lý do nào từ chối việc hoàn trả tiền cho các nạn nhân.

- Báo cáo, truyền đạt tới các cơ quan chức năng, những nơi các nạn nhân đã gửi đơn thư khiếu nại tố cáo, nơi có đủ thẩm quyền yêu cầu Manulife gặp gỡ đối thoại và giải quyết khiếu nại, hoàn trả tiền cho các nạn nhân. Trong tuần từ 16-20/10/2023 kênh 7 Đài truyền hình Quốc hội VN (THQH) đã phát một loạt phóng sự về vấn nạn Bảo hiểm bị đánh tráo khái niệm thành Tiết kiệm trong đó đặc biệt nhấn mạnh các vấn đề của nhóm nạn nhân sản phẩm TAĐT và GĐTY. Bắt đầu từ đầu tháng 11/2023 Đài THQH trong chương trình “Alo Cử tri” buổi sáng đã, đang và sẽ tiếp tục phát sóng về các vấn đề của Bảo Hiểm liên kết với Ngân hàng và nạn nhân của các sản phẩm TAĐT và GĐTY.

Đáng buồn là ngoài Đài THQH và một số tờ báo đưa tin, hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng từ sau 30/4/2023 đã ngừng đưa tin về vụ lừa đảo quy mô lớn và có tổ chức của tập đoàn Manulife và SCB. Kết hợp với việc các cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật của Nhà nước đồng loạt “im lặng đáng sợ” trước tố cáo và kêu cứu của người dân, các nạn nhân của vụ lừa đảo này đang lo ngại đã xuất hiện tình trạng bảo kê, bao che cho tội phạm của một số quan chức nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước.

2.4. Quyết tâm đòi tiền đến cùng của các nạn nhân của Manulife

Mặc dù hiện nay Manulife đã công bố quyết định cuối cùng là không trả tiền cho các nạn nhân của vụ lừa đảo do tập đoàn Manulife và SCB phối hợp tổ chức, mặc dù Manulife không tiếp và làm việc với những nạn nhân do chính mình gây ra, chặn cửa văn phòng không cho các nạn nhân vào gặp và làm việc, trong khi vẫn gửi thư “trân trọng” gọi những nạn nhân đang khốn khổ khốn nạn là “Quý khách hàng”, Chúng tôi, các nạn nhân của Manulife, khẳng định với Đảng và Nhà nước, với Manulife và SCB rằng chúng tôi sẽ quyết tâm đòi Manulife phải trả lại toàn bộ số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt của chúng tôi kèm theo một tỷ lệ lãi thỏa đáng.

Chúng tôi dám khẳng định lại với Đảng và Nhà nước, với ban lãnh đạo Manulife và SCB sự thật 100% là Manulife đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của chúng tôi. Manulife đang vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh! Manulife đang nói một đằng làm một nẻo. Họ vẫn đang giữ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng của chúng tôi một cách bất hợp pháp từ những hành vi lừa đảo vi phạm pháp luật, nhưng từ chối không đối thoại với chúng tôi. Đặc biệt bức xúc là Manulife vẫn liên tục thực hiện những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp để chiếm giữ tiền của chúng tôi, trong khi nhiều cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật của của Đảng và Nhà nước và nhiều cơ quan báo chí cách mạng Việt Nam dù biết chúng tôi là những nạn nhân, nhưng thờ ơ không can thiệp bảo vệ và giúp đỡ chúng tôi lấy lại được tiền.

Do đó, một mặt chúng tôi tiếp tục tha thiết “kêu cứu” các cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật của Nhà nước vào cuộc để bắt lãnh đạo Manulife và SCB chấp nhận đối thoại bình đẳng với chúng tôi giải quyết những khiếu nại của chúng tôi; mặt khác chúng tôi cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia, đặc biệt là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực tham gia chỉ đạo giải quyết vụ lừa đảo quy mô lớn và có tổ chức này, đồng thời đôn đốc, xử lý các cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật của của Đảng và Nhà nước và nhiều cơ quan báo chí cách mạng Việt Nam thờ ơ không thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

3. Những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi huy động tiền của chúng tôi thông qua ngân hàng SCB

3.1. Hợp đồng có nhiều dấu hiệu lừa đảo và sai sót nên không có hiệu lực pháp lý

Quay lại trường hợp cụ thể của tôi, Lê Việt Đức. Sau khi phát hiện ra bị lừa, tôi mới giở bản “Hợp đồng bảo hiểm” ra xem, thì thấy Hợp đồng có nhiều dấu hiệu lừa đảo và sai sót nên tôi cho rằng Hợp đồng không có hiệu lực pháp lý. Cụ thể:

a) Trang bìa và trang chính ngay sau trang bìa của Hợp đồng đều có 2 lô gô mầu rất đẹp của Manulife và SCB, đồng thời có dòng chữ in đậm: “Sản phẩm cơ bản: Tâm An Đầu Tư”. Đây rõ ràng là một dấu hiệu khẳng định Manulife và SCB cố tình thực hiện để lừa đảo khách hàng. Chính tôi lần đầu tiên khi thấy hợp đồng bảo hiểm đã ngạc nhiên, nhưng nhân viên SCB ngay lập tức giải thích đây là hợp đồng đầu tư liên kết giữa Manulife và SCB, trong đó Manulife là đối tác, được SCB ủy quyền dùng số tiền của tôi để đầu tư; do tin vào điều đó, tôi mới ký với Manulife.

Thêm nữa, họ chỉ cho nạn nhân tương lai là tôi thấy ngay dòng chữ “Sản phẩm cơ bản: Tâm An Đầu Tư”, tức là: (i) Sản phẩm cơ bản là Đầu Tư chứ không phải Bảo Hiểm; (ii) Đây rõ ràng là Đầu Tư và rất An Tâm. Chúng tôi bị lừa vì chính những trang và tên sản phẩm chính này.

b) Hợp đồng hoàn toàn không có chữ ký của tôi đi cùng với chữ ký của đại diện Manulife. Trang 1 chỉ là thư của ông Tổng giám đốc Manulife gửi tôi chứ không phải là ông ta ký hợp đồng. Ở tờ thứ 7 có “Thư thỏa thuận” do bà Đinh Thị Mai Vinh viết cho tôi, thông báo Hợp đồng sẽ được cấp với các điều kiện... Rõ ràng đây cũng là một sai sót vì:

(i) Bà Đinh Thị Mai Vinh không có thẩm quyền ký hợp đồng, nên bà chỉ viết là “hợp đồng sẽ được cấp với...”, tức là chưa được cấp; đồng thời chữ ký của bà không được đóng dấu xác định giá trị pháp lý.

(ii) Cho dù tôi đã ngộ nhận, bị lừa nên ký tên đồng ý các điều kiện chung chung, mập mờ ở trên, thì sau khi có chữ ký này của tôi, Manulife phải gặp tôi để hai bên ký hợp đồng chính thức, có chữ ký đồng thời của hai bên và chữ ký của bên Manulife phải có dấu đỏ xác nhận. Thực tế hoàn toàn không có bản hợp đồng như vậy.

(iii) Như vậy hợp đồng của tôi chỉ có chữ ký của tôi và nhân viên SCB, nhưng cũng không được đóng dấu xác nhận của ngân hàng SCB nên cũng không có giá trị.

c) Nội dung trong Đơn yêu cầu bảo hiểm nhân thọ do nhân viên SCB ghi theo căn cứ qua trao đổi bằng điện thoại. Tôi không hề nói mức thu nhập hàng tháng là 60 triệu đồng; đây là con số cô ta tự ghi. Vì cô biết tôi đã nghỉ hưu nên mục chi tiết công việc cô ghi “Hưu trí cộng lãi tiết kiệm”. Thông tin này hoàn toàn sai vì thực tế lương hưu của tôi rất thấp và tôi không thể có mức thu nhập hàng tháng cao khủng khiếp như thế. Tương tự, cô ghi cân nặng của tôi là 70 kg, trong khi thực tế chỉ 64 kg.

3.2. Những dấu hiệu lừa đảo khi tư vấn khách hàng

a) Thực hiện quá trình tư vấn và ký hợp đồng vội vã để tôi không có thời gian để đọc kỹ và hiểu rõ về hợp đồng.

Ngay sau khi thuyết phục được tôi, các cô đã giục tôi làm thủ tục nộp tiền ngay để được hưởng lãi ngay từ hôm đó; mọi thủ tục sẽ làm sau. Do đó, lúc đóng tiền vội vã và sau khi đóng xong tiền, tôi đều không được đọc bất cứ văn bản hướng dẫn nào về tiết kiệm – đầu tư hay bảo hiểm.

Mặt khác, như đã mô tả ở trên, sau khi thỏa thuận ở ngân hàng và cung cấp thông tin qua điện thoại cho nhân viên SCB, nhân viên SCB đã tự ý điền các thông tin vào hợp đồng rồi mấy hôm sau mang hợp đồng đến nhà cho tôi ký; tôi ở chung cư cao tầng nên đã xuống đường trước nhà và ký ngay tại đó để cô mang đi.

Như vậy tôi không được đọc hợp đồng khi đóng tiền và ngay cả khi ký hợp đồng mà chỉ được đọc sau rất nhiều ngày sau khi ký, khi cô chuyển lại cho tôi bản sao hợp đồng để tôi giữ. Bây giờ nhìn lại, tôi mới nhận ra quá trình tư vấn, chuẩn bị hợp đồng để tôi ký, địa điểm được chọn để ký... luôn luôn được nhân viên SCB thực hiện kín đáo, khoa học và khi gặp tôi thì thực hiện vội vàng nhằm làm cho tôi không có thời gian để đọc kỹ và hiểu rõ về hợp đồng. Đây rõ ràng là một âm mưu cố tình lừa đảo đưa khách hàng vào bẫy. Bản thân tôi có lỗi là đã quá ngây thơ tin tưởng vào sự trung thực của nhân viên SCB.

b) Trách nhiệm lừa đảo thuộc về Manulife và SCB chứ không phải các nhân viên tư vấn.

 Như đã mô tả ở trên, tôi được tư vấn hình thức tiết kiệm đầu tư mới (chứ không phải bảo hiểm) lần đầu tiên từ các nhân viên của chi nhánh SCB đường Nguyễn Trãi, Hà Nội; sau đó tôi về hỏi các cô ở chi nhánh SCB đường Lạc Long Quân thì được họ tư vấn thêm giống hệt nhau. Từ sau khi phát hiện ra mình bị lừa, tôi đã đọc tin trên mạng, trên báo và nhận thấy cả nước đã có từ 7 đến 10 nghìn người cũng bị lừa tương tự hoặc gần tương tự như tôi. Thêm nữa, nạn nhân không chỉ ở Hà Nội mà ở khắp nơi trên toàn quốc, chứng tỏ đây là vụ lừa đảo quy mô lớn và có tổ chức.

Điều này chứng tỏ bản thân các nhân viên tư vấn cũng bị cấp trên hướng dẫn giải thích cho khách hàng sai nhằm lừa chúng tôi mua bảo hiểm, trong khi các cô hoàn toàn không biết. Tôi thấy các cô đều ngoan ngoãn hiền lành nên tôi không tin các cô lừa tôi, mà tôi cho rằng đây là vụ lừa đảo có tổ chức, có tính toán của các lãnh đạo cao nhất của Manulife và SCB; chính họ đã phổ biến cho các nhân viên phải thông tin, quảng cáo cho khách hàng như vậy. Nếu điều này là đúng (tôi tin là đúng) thì các lãnh đạo cao nhất của Manulife và SCB phải bị truy tố và xử lý hình sự.

c) Đọc kỹ lại bản hợp đồng, tôi nhận thấy những dấu hiệu lừa đảo khi tư vấn khách hàng  như sau:

(i) Tờ 6 của hợp đồng, mục Cam kết có viết “Tôi/Chúng tôi bằng việc ký tên dưới đây cam kết rằng Tôi/Chúng tôi đã đọc/được nghe đại lý đọc/giải thích toàn bộ nội dung yêu cầu trong đơn này và các biểu mẫu khác, và xác nhận tôi/chúng tôi đã đồng ý hoặc tự mình cung cấp và kê khai các thông tin trong đơn này hay các biểu mẫu liên quan”. Đồng thời ở trang cuối cùng, mục “Xác nhận của tư vấn tài chính” có viết “Tôi, người ký tên dưới đây, cam đoan và xác nhận đã giải thích trung thực, đầy đủ và đã tư vấn cho khách hàng có tên nêu trên về chi tiết của bảng minh họa này và nội dung của quy tắc và điều khoản của hợp đồng bảo hiểm”.

Tôi khẳng định thực tế tôi không hề đọc/được nghe đại lý đọc/giải thích toàn bộ nội dung yêu cầu trong đơn này và các biểu mẫu khác theo quy định trên. Tôi cũng khẳng định: “Xác nhận của tư vấn tài chính về việc đã giải thích trung thực, đầy đủ và đã tư vấn cho khách hàng có tên nêu trên về chi tiết của bảng minh họa này và nội dung của quy tắc và điều khoản của hợp đồng bảo hiểm” là hoàn toàn sai. Các nhân viên tư vấn của SCB không đưa tôi đọc, cũng không giải thích bất cứ điều gì như mô tả ở trên. Họ chỉ tư vấn duy nhất cho tôi đây là sản phẩm đầu tư của SCB liên kết với các đối tác; khi tôi đồng ý thì họ chuẩn bị hợp đồng rồi mang đến cho tôi ký, hoàn toàn không đưa tôi đọc và không có bất kỳ giải thích nào.

(ii) Cũng tờ 6 của hợp đồng, mục Cam kết có viết “Tôi/Chúng tôi khẳng định tất cả các thông tin được cung cấp hay kê khai trong đơn này hay các biểu mẫu liên quan... do tôi/chúng tôi cung cấp cho Manulife... là hoàn toàn đầy đủ, đúng sự thật. Manulife không có nghĩa vụ phải xác minh tính chính xác và/hoặc đầy đủ của các thông tin này”. Rõ ràng đây là việc bất cân xứng thông tin nhằm mục tiêu lừa đảo.

Mặt khác, tôi cũng không hiểu nếu không phải xác minh, thì cơ sở nào để Manulife đánh giá tình trạng sức khỏe của tôi dưới chuẩn và phí bảo hiểm tăng thêm 150%. Đây lại là một sự áp đặt một chiều của Manulife nhằm tước bỏ quyền lợi của khách hàng.

Nếu trung thực thì mọi thông tin do tôi/chúng tôi cung cấp đều phải được Manulife xác minh tính chính xác và/hoặc đầy đủ thì mới có thể ký hợp đồng. Thử tưởng tượng khách hàng không rõ mình bị bệnh gì, nên không biết để khai báo, Manulife thì lờ đi. Đến khi xảy ra việc cần đền bù. Manulife mới tìm mọi thông tin quá khứ về bệnh tật của nạn nhân để có cớ từ chối thanh toán tiền bảo hiểm; như vậy có phải lừa đảo không ? Vì Manulife không xác minh nên hai bên không thống nhất thông tin sức khỏe trước khi ký nên hợp đồng không có giá trị. 

(iii) Cuối tờ 6 của hợp đồng, mục Cam kết có viết “Bản sao của đơn này có hiệu lực như bản gốc”. Tôi chưa thấy luật pháp ở đâu quy định điều khoản này. Hiện nay, tôi đang cầm một bản sao hoàn toàn không có giá trị pháp luật; đây có thể là cái cớ để Manulife có thể thoái thác nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

(iv) Trong trang cuối cùng, mục “Xác nhận của bên mua bảo hiểm”, khoản 1 ghi rõ: “Bảng minh họa này chỉ có hiệu lực nếu... đính kèm với Bảng phân tích nhu cầu tài chính và Phiếu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro. Thực tế tôi chưa bao giờ nhìn thấy Bảng và Phiếu này, chưa bao giờ ký chúng và chúng không đính kèm trong hợp đồng. Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy Giấy xác nhận đã nhận bộ hợp đồng bảo hiểm đầy đủ gồm hợp đồng, Bảng và Phiếu này, và những giấy tờ khác phải gắn với hợp đồng. Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy hoặc được nhân viên giới thiệu các văn bản về quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Tất cả các văn bản này đều được giấu kín nhằm đánh lừa tôi, làm cho tôi không chú ý đến việc đây là hợp đồng bảo hiểm. Thực tế tôi đã bị lừa vì trong đầu tôi chỉ có chuyện tôi đưa tiền cho SCB hoặc đối tác của SCB do SCB giới thiệu để đầu tư chứ không phải mua bảo hiểm, nên tôi vừa không biết, vừa không chú ý quan tâm thẽo dõi.

3.3. Những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Manulife

Ngoài những hành vi lừa đảo khi tư vấn khách hàng và những dấu hiệu lừa đảo và sai sót trong hợp đồng, làm cho hợp đồng không có hiệu lực pháp lý nêu trên, hợp đồng bảo hiểm của Manulife còn có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm Luật Kinh doanh bảo hiểm và Bộ Luật dân sự, nên càng không có hiệu lực pháp lý. Hiện nay chúng ta đã có Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, nhưng tôi và các nạn nhân đứng tên với tôi trong đơn thư tố cáo này đã ký hợp đồng với Manulife vào thời điểm trước ngày 1/1/2023 nên ở đây sẽ vạch ra những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Manulife căn cứ theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Cụ thể như sau:

a) Đọc toàn bộ Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, chúng tôi không thấy bất cứ một điều khoản nào quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền được nhận tiền tiết kiệm của người dân để đầu tư kinh doanh, mà chỉ được phép nhận tiền bảo hiểm của người dân để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm của chúng tôi mang tên “Tâm An Đầu Tư”; đây là một cách lừa đảo tinh vi. Qua tìm hiểu, chúng tôi biết thực tế SCB và Manulife huy động tiền của chúng tôi dưới hình thức bảo chúng tôi đưa tiền để đầu tư, nhưng sau đó trích ra một phần nhỏ để bảo hiểm dù không bao giờ nói tới phần này khi tư vấn cho khách hàng. Hoạt động kinh doanh này rõ ràng là trái pháp luật, trái pháp luật từ việc đặt tên sản phẩm là “Tâm An Đầu Tư” đến việc sử dụng tiết kiệm của người dân để đầu tư kinh doanh. Trong trường hợp của tôi, chỉ trong vòng 2 tháng, tôi đã đóng 420 triệu đồng, trong khi phần bảo hiểm chỉ 50 triệu đồng, tức là Manulife dùng tới 370 triệu đồng tiết kiệm của tôi để đầu tư.

b) Điều 10 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây: a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm”. Rõ ràng như đã mô tả ở trên, các nhân viên SCB đại lý bán hàng cho Manulife, đã thông tin, quảng cáo hoàn toàn sai sự thật về mục đích, nội dung, điều kiện bảo hiểm; thông tin, quảng cáo huy động tiền của chúng tôi để tiết kiệm - đầu tư tại SCB, nhưng thực chất là mua bảo hiểm của Manulife, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chúng tôi, do đó vi phạm pháp luật.

 c) Điều 13 về Nội dung của hợp đồng bảo hiểm, quy định “1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; i) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng”.

Thực tế hợp đồng bảo hiểm của Manulife với tôi chỉ có tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm viết chữ rất nhỏ ở trang cuối cùng, tức là trang 30, trong khi trang đó không thuộc hợp đồng mà thuộc “Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm”, tức là đọc thêm để hiểu rõ. Ngoài ra tất cả các thông tin quy định trong điều 13 đều không có. Đây cũng là một vi phạm pháp luật cố ý để cố tình lừa đảo khách hàng.

d) Điều 17 quy định “2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ: a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm".

Thực tế Manulife không có bất kỳ giải thích nào cho tôi về tất cả các nghĩa vụ trên, cũng không cấp cho tôi giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Tôi chỉ nhận được một bản sao được gọi là “Hợp đồng bảo hiểm”, nhưng hình thức hoàn toàn không giống hợp đồng vì không có chữ ký đồng thời của hai bên... Lý do đơn giản vì chỉ có các nhân viên của SCB quan hệ với tôi trong khi những nhân viên này hoàn toàn không biết gì về bảo hiểm, nhất là về Manulife, thì làm sao mà giải thích được; họ chỉ biết quảng cáo theo nội dung cấp trên hướng dẫn để bán hàng. Vì vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng nên hợp đồng bảo hiểm của Manulife hoàn toàn vô giá trị.

e) Điều 18 về Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm quy định: “1. Bên mua bảo hiểm có quyền: b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm; c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 của Luật này; tức là “Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật” (khoản 3 Điều 19).

Thực tế tôi không mua bảo hiểm mà đưa tiền cho SCB để tiết kiệm – đầu tư và tôi luôn nghĩ tôi hoàn toàn không liên quan tới Manulife, nên chưa bao giờ tôi sử dụng quyền và nghĩa vụ “Yêu cầu Manulife giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm”.

Tuy nhiên, giờ đây tôi đã phát hiện ra Manulife phối hợp với SCB lừa đảo chiếm đoạt tiền của tôi, nên tôi yêu cầu được quyền Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm (nếu có) với Manulife, vì Manulife không hề cung cấp cho tôi bất kỳ thông tin gì, mà chỉ có nhân viên SCB cung cấp thông tin cho tôi, nhưng toàn những thông tin hoàn toàn sai sự thật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền. Đồng thời tôi yêu cầu Manulife bồi thường thiệt hại phát sinh cho tôi do việc phối hợp với SCB cung cấp thông tin sai sự thật để chiếm đoạt tiền của tôi.

Điều 21 về Giải thích hợp đồng bảo hiểm quy định “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.

Rõ ràng tất cả những thông tin trong hợp đồng bảo hiểm của Manulife đều không rõ ràng, không đúng thể thức hợp đồng, không có hầu hết các khoản trong Điều 13 về Nội dung của hợp đồng bảo hiểm như tôi viết ở trên, nên tôi đề nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà, chỉ đạo các cơ quan chức năng giải thích theo hướng có lợi cho tôi, từ đó yêu cầu Manulife phải trả lại tiền cho tôi kèm theo các bồi thường thiệt hại phát sinh.

g) Điều 22 quy định “1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây: d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”.

Rõ ràng như tất cả các mô tả, phân tích của tôi nêu trên, Manulife cố tình phối hợp với SCB lừa dối tôi khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Không những thế, họ còn lừa dối hạng vạn nạn nhân trên khắp cả nước. Do đó, tôi đề nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà, chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên bố Hợp đồng bảo hiểm của Manulife với tôi vô hiệu, từ đó yêu cầu Manulife phải trả lại tiền cho tôi kèm theo các bồi thường thiệt hại phát sinh.

h) Điều 32 quy định “Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Tuy nhiên, trong hợp đồng bảo hiểm của tôi, hoàn toàn không có điều khoản nào ghi số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm, cũng không hề ghi số tiền 220 triệu vừa rút tiết kiệm được tôi đóng ngay cho SCB sau khi đồng ý với nhân viên ngân hàng SCB, mà chỉ có Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm, tức chỉ là ví dụ minh họa chứ không phải hợp đồng cam kết. Bản này rất khó hiểu, phải có kiến thức chuyên môn sâu mới hiểu được; bản thân tôi đọc cũng chỉ hiểu lõm bõm; nếu là người ít học thì càng không thể hiểu được. Do đó, hợp đồng bảo hiểm của Manulife với tôi vi phạm quy định trên.

i) Điều 86 về Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm quy định: “1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp”; 2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này”.

Tôi tin tưởng chắc chắn những nhân viên SCB đại lý tư vấn và bán bảo hiểm Manulife cho tôi, ví dụ cô Đào Thị Linh, hoàn toàn không có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp. Do đó SCB sử dụng các cô để bán bảo hiểm cũng vi phạm pháp luật.

k) Điều 88 về Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm quy định: “Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm”.

Điều này có nghĩa là SCB vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm với Manulife, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi và hàng nghìn nạn nhân khác, thì Manulife vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết. Do đó, chúng tôi hoàn toàn có quyền đòi Manulife phải trả lại tiền và các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan thuộc hệ thống luật pháp, phải ủng hộ chúng tôi đòi tiền từ Manulife.

Ngoài  những vi phạm pháp luật liên quan đến Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 nêu trên, Hợp đồng bảo hiểm của Manulife gán cho tôi còn vi phạm một loạt điều khoản của Bộ Luật Dân sự năm 2015, áp dụng tại thời điểm tôi ký hợp đồng. Cụ thể như các vi phạm sau:

a) Điều 123 về Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; ở đây là vi phạm Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000;

b) Điều 124 về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan).

c) Điều 126 về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu).

e) Điều 127 về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó).

g) Điều 129 về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, như mô tả ở trên về những dấu hiệu lừa đảo và sai sót trong hợp đồng của Manulife.

Ngoài ra chắc chắn Manulife, SCB và Hợp đồng bảo hiểm của Manulife gán cho tôi còn vi phạm một loạt điều khoản khác của Bộ Luật Dân sự năm 2015, nhưng đơn thư này đã quá dài nên tôi không kể tiếp ra đây.

4. Các kiến nghị của các nạn nhân đề nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà giúp đỡ, giải quyết

Trên đây là đơn tôi và các nạn nhân tố cáo, cầu cứu và đề nghị xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) câu kết với Công ty bảo hiểm Manulife lừa đảo khách hàng bằng hình thức tư vấn đóng tiền tiết kiệm để SCB đầu tư an toàn, lãi suất cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm thông thường, nhưng thực chất là chuyển cho Manulife để mua bảo hiểm nhân thọ của Manulife.

Căn cứ vào thư trả lời mới nhất của Công ty Manulife gửi tôi ngày 28/9 quyết định không trả lại tiền cho tôi, căn cứ vào nội dung những thư “từ chối” giống hệt như thư của tôi mà Công ty Manulife gửi cho các khách hàng khác), căn cứ vào kiến nghị của các nạn nhân của vụ lừa đảo này gửi đến tôi nhờ tôi chuyển đến các Đồng chí, các Ông, các Bà, tôi đại diện cho một tập thể đông đảo các nạn nhận viết thư này gửi các Đồng chí, các Ông, các Bà để báo cáo tình hình và sự thật nêu trên của vụ lừa đảo này, đồng thời thông báo và cầu xin các Đồng chí, các Ông, các Bà can thiệp, giúp đỡ để chúng tôi lấy lại được tiền và tập đoàn Manulife – SCB bị xử lý trước pháp luật về tội lừa đảo theo quy định của Bộ luật hình sự.

4.1. Chúng tôi thề sẽ đấu tranh đến cùng để lấy lại tiền

a) Tôi và các nạn nhân đứng chung đơn thư này thông báo với các Đồng chí, các Ông, các Bà và tập đoàn Manulife – SCB rằng chúng tôi không bao giờ chấp nhận việc Manulife không hoàn trả lại tiền cho chúng tôi kèm theo một tỷ lệ lãi hợp lý. Chúng tôi hoàn toàn không có ý định mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Manulife; việc SCB lừa dối để thu nhận tiền tiết kiệm đầu tư của chúng tôi rồi chuyển sang mua bảo hiểm của Manulife là hành động vi phạm pháp luật quả tang, vì không chỉ một vài cá nhân bị lừa dối mà có tới gần một vạn người trên toàn quốc bị lừa dối. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đơn thư, tổ chức căng băng rôn biểu ngữ và nhiều hình thức khác nhằm yêu cầu Công ty Manulife phải trả ngay cho chúng tôi số tiền đã bị lừa đảo, chiếm đoạt trắng trợn trong thời gian sớm nhất.

b) Đối với Công ty bảo hiểm Manulife và Ngân hàng SCB, chúng tôi yêu cầu Công ty bảo hiểm Manulife trả lại toàn bộ tiền gốc kèm theo một tỷ lệ lãi hợp lý cho chúng tôi. Đặc biệt, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) phải có trách nhiệm thanh toán tỷ lệ lãi hợp lý này. SCB nhận tiền của chúng tôi để đầu tư nhưng không đầu tư; do đó tỷ lệ lãi hợp lý được xem như một khoản bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho những nạn nhân đã bị nhân viên của họ hay chính họ tổ chức vụ lừa đảo quy mô lớn này.

c) Đòi tiền không chỉ vì lợi ích của chúng tôi mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam. Nếu chúng tôi không đòi được tiền, thì chứng tỏ tập đoàn Manulife và SCB không sai; và do đó chúng sẽ có cơ hội tiếp tục lừa đảo hàng vạn, hàng triệu người dân lương thiện khác. Hầu hết các nạn nhân của vụ lừa đảo này đều đã đứng tuổi, trong đó có rất nhiều người đã về hưu như tôi. Số tiền tiết kiệm bị Manuife chiếm đoạt là công sức lao động, là xương máu, là tuổi thọ của chúng tôi nên chúng tôi phải đấu tranh đến cùng để đòi bằng được. Đây không chỉ là số tiền xương máu của chúng tôi, mà còn là công lý, là lẽ phải, là đạo đức, là lương tâm và lợi ích của đất nước và nhân dân Việt Nam.

4.2. Chúng tôi kiến nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà Đại biểu Quốc hội, những người lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhưng đồng thời cũng đại diện cho công lý và luật pháp:

a) Chuyển đơn thư này và các tài liệu liên quan đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Đảng và Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp giải quyết vụ này. Thực tế chúng tôi không rõ với số nạn nhân có thể lên tới hàng vạn người và số tiền có thể lên tới nhiều nghìn tỷ đồng, thì vụ lừa đảo này sẽ được xử lý ở cấp nào, ở Bộ Công an hay ở Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đặc biệt, các nạn nhân chúng tôi và người dân nói chung đều rất lo ngại có thể xuất hiện việc bảo kê, bao che của một số quan chức và cơ quan thông tin đại chúng đối với tập đoàn Manulife và SCB, gây thiệt hại cho người dân và đất nước. Do đó, chúng tôi rất mong các Đồng chí, các Ông, các Bà thường xuyên theo dõi, đôn đốc và giám sát việc xử lý vụ lừa đảo quy mô lớn và có tổ chức này.

b) Truy tố và xử lý hình sự Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Công ty bảo hiểm Manulife về hành vi che giấu thông tin và lừa đảo khách hàng bằng hình thức tư vấn đóng tiền tiết kiệm - đầu tư lãi suất cao nhưng thực chất là mua bảo hiểm nhân thọ của Manulife, rồi đến khi các nạn nhân đòi thì nhất định không trả.

Tôi tin chắc rằng nếu tập đoàn lợi ích SCB – Manulife đã thực hiện thành công một vụ lừa đảo quy mô lớn và trắng trợn như thế này trong suốt 2-3 thậm chí 5 năm qua như một số nạn nhân cho biết, nhưng nhiều người dân không biết vẫn tiếp tục đóng tiền (như bản thân tôi), nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật và người dân cả nước vẫn không biết để phòng tránh..., thì chắc chắn tập đoàn này đang và sẽ còn làm những phi vụ lừa đảo khác với những hậu quả khủng khiếp hơn cho đất nước và cho nhân dân. Đất nước chúng ta và Chế độ XHCN của chúng ta không thể dung tha và không thể để những doanh nghiệp lừa đảo thế này tiếp tục lộng hành mà không bị trừng phạt, nhất là dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tận tâm, vì dân của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

c) Căn cứ vào các điều khoản của Bộ luật dân sự và quy định “Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm” của Luật kinh doanh bảo hiểm, chúng tôi kiến nghị đại diện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Công ty bảo hiểm Manulife phải đối thoại với tất cả các nạn nhân mỗi khi họ có yêu cầu và phải trả lại toàn bộ tiền gốc kèm theo một tỷ lệ lãi hợp lý cho họ, trong đó có tôi, trong thời gian ngắn nhất, cụ thể là trong vòng 2 tuần đến 1 tháng. Tỷ lệ lãi này được xem như một khoản bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho những người dân đã bị họ lừa đảo.

d) Rà soát thanh tra tài chính, hợp đồng... của tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần và các Công ty bảo hiểm để phát hiện, xử lý hình sự những sai phạm có tổ chức và mang tính chất lừa đảo như vụ câu kết SCB và Manulife được tôi trình bày ở trên.

 Kính thưa các Đồng chí, các Ông, các Bà Đại biểu Quốc hội,

Trên đây là các nội dung vừa là thư thông báo chúng tôi, những nạn nhân của vụ lừa đảo, không chấp nhận việc Công ty bảo hiểm Manulife tiếp tục chiếm giữ tiền của chúng tôi, vừa là đơn thông tin, giải trình và kiến nghị các Đồng chí, các Ông, các Bà và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Đảng và Nhà nước giúp đỡ để chúng tôi sớm lấy lại được tiền, đồng thời xử lý hình sự tập đoàn lợi ích SCB và Manulife về hành vi lừa đảo khách hàng bằng hình thức tư vấn đóng tiền tiết kiệm - đầu tư an toàn và lãi suất cao nhưng thực chất là mua bảo hiểm nhân thọ của Manulife.

Chúng tôi rất mong các Đồng chí, các Ông, các Bà khi nhận được đơn thư này, sẽ sớm những hành động thiết thực và hiệu quả để giúp người dân chúng tôi lấy lại được những đồng tiền tiết kiệm xương máu của mình từ những công ty, ngân hàng lừa đảo, đồng thời có những hình thức xử lý nghiêm khắc với những công ty, ngân hàng lừa đảo này.

Tôi cũng rất mong nội dung đơn thư này được đưa công bố rộng rãi lên các phương tiện thông tin đại chúng lớn như truyền hình, thông tấn, đài tiếng nói, báo chí, trang mạng... để nhân dân cả nước biết và cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo ngày càng trắng trợn và tinh vi của nhiều công ty, ngân hàng.

Chúng tôi sẵn sàng gặp các Đồng chí, các Ông, các Bà bất cứ lúc nào để giải trình và bổ sung những thông tin mà các cơ quan, tổ chức và các Đồng chí, các Ông, các Bà thấy cần làm rõ.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự cảm thông, thấu hiểu và giúp đỡ của các Đồng chí, các Ông, các Bà.               

                                                                            Người gửi đơn thư đại diện

                                                                            cho các nạn nhân vụ lừa đảo

 

 

 

                                                                                        Lê Việt Đức

ĐT 0917 733 173, laitranmai@gmail.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét