Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

Lê Văn Duyệt không xứng được nhận lễ nghi tôn kính bậc nhất

Đọc để tham khảo:
LÊ VĂN DUYỆT CÓ XỨNG ĐÁNG ĐỂ THẦN THÁNH HOÁ ĐẾN MỨC NÀY?
Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã có nhiều động thái tri ân Lê Văn Duyệt, vị đại thần triều Nguyễn, người có công lớn (cùng với Lê Văn Thành) giúp Nguyễn Ánh thắng quân Tây Sơn, thành lập vương triều nhà Nguyễn. Lịch sử cần có cái nhìn khách quan, trung thực, không vì bất kỳ sự tác động nào để làm méo mó và lệch lạc bản chất vốn có của nó. Xưa nay, nhân vật Lê Văn Duyệt gây ra nhiều tranh cãi giữa công và tội, từ các sử gia triều Nguyễn cho đến thời ngụy Sài Gòn và cả thời kỳ sau 30/4/1975.

Đồng chí Phan Văn Mãi cùng các thành viên trong đoàn dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt


LÊ VĂN DUYỆT CÓ CÔNG LAO GÌ KHÔNG?

Xin thưa là có, Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định thành (cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang) lần thứ nhất từ 1813 đến 1816; lần thứ hai từ 1820 đến khi qua đời năm 1832. Lê Văn Duyệt có công lao đối với Sài Gòn - Gia Định khi ông dâng sớ đề xuất vua Minh Mạng cho đào kênh Vĩnh Tế để trị thủy. Ông cũng đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và "Giáo dưỡng"...

Tuy nói là công lao nhưng nếu đem ra so sánh thì Lê Văn Duyệt còn kém xa Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công xác lập và phát triển mảnh đất Sài Gòn - Gia Định năm 1698...

Nói về công lao với vùng đất này thì Lê Văn Duyệt càng thua xa các lãnh đạo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, những người đã biến Sài Gòn từ một đô thị nhỏ bé, kinh tế chủ yếu dựa vào người Mỹ mà to đẹp như hôm nay. 

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích rộng 2.095 km², lớn hơn gấp 30 lần so với đô thị Sài Gòn trước năm 1975 (67,5 km²). Xét về công trạng thì Lê Văn Duyệt có công nhưng trong phạm vi không gian nhỏ hẹp, quanh Sài Gòn - Định.

LÊ VĂN DUYỆT CÓ TỘI VỚI DÂN TỘC KHÔNG?

Xin thưa là có, thứ nhất, Lê Văn Duyệt theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh chạy sang thần phục Xiêm La từ 1783-1785, Lê Văn Duyệt cũng có hai lần cùng Nguyễn Ánh sang Xiêm, quỳ mọp, phủ phục dưới gót chân của vua Xiêm. Nguyễn Ánh cầu Xiêm mang quân đánh Tây Sơn nhưng khi quân Xiêm vào miền Nam lại cướp bóc, hãm hiếp, trước khi bị vua Quang Trung tiêu diệt ở Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.

Thứ hai, Sau khi bị đánh tan tác, Nguyễn Ánh chạy dài và cầu cứu Bá Đa Lộc và xin cắm con là Hoàng tử Cảnh sang Pháp và ủy thác cho Bá Đa Lộc cầu Pháp đánh Tây Sơn và hiệp ước Hiệp ước Versailles năm 1787 được ký kết (tiếng Pháp: Traité de Versailles de 1787) là một hiệp ước được ký kết giữa một bên là hầu tước Montmorin đại diện cho vua nước Pháp Louis XVI, một bên là Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) thay mặt Nguyễn Ánh. Nội dung chủ yếu là việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn.

Hiệp ước này, Nguyễn Ánh sẽ cắt cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam. Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787, nên giá trị Hiệp ước Versailles 1787 chỉ là tờ giấy lộn. 

Tuy nhiên Hiệp ước Versailles vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Về sau, Pháp đã dựa vào hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Trong việc này Nguyễn Ánh có tội mười thì Lê Văn Duyệt, Lê Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức...có tội một vài phần.

Thứ ba, Sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, Lê Văn Duyệt là trợ thủ đắc lực đàn áp nhân dân chống lại lao dịch, thuế khoá nặng nề do chính sách của Gia Long. Khi Gia Long qua đời, Lê Văn Duyệt bất phục vua Minh Mạng, đi ngược chính sách triều đình. Minh Mạng lấy nho học làm nền tảng, trong khi đó Lê Văn Duyệt chủ trương thân thiện với người Pháp, Anh, cổ súy cho việc truyền bá đạo Công giáo. 

Lê Văn Duyệt có ý đồ ly khai khỏi Đại Nam. Sau ngày từ trần của Po Klan Thu vào năm 1828, vua Minh Mệnh tìm cách đưa người trung thành với mình lên làm quốc vương Champa trong khi đó Lê Văn Duyệt quyết định giao quyền quốc vương Champa cho Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) tức là phó vương dưới triều đại Po Klan Thu (1822-1828) và cũng là con của vua Po Saong Nhung Ceng (1799-1822), một vị chiến hữu của vua Gia Long. 

Sau ngày lên ngôi của Po Phaok The vào năm 1828, vương quốc Champa chấm dứt mối liên hệ với triều đình Huế, chỉ gửi triều cống cho Lê Văn Duyệt. Kể từ đó, nhân dân Champa hoàn toàn đặt dưới quyền che chở của tổng trấn Gia Định Thành, không còn phục tùng vua Minh Mệnh. 

Nếu Lê Văn Duyệt thành công trong việc chia cắt đất nước thì có lẽ là thế cục "Trịnh Nguyễn phân tranh" lần hai sẽ xẩy ra. Hồng phúc cho đất nước là Lê Văn Duyệt khi đó đã già và sớm ra đi. Kết quả là sau khi Lê Văn Duyệt mất, con nuôi là Lê Văn Khôi tạo phản và bị Minh Mạng tru diệt. Lê Văn Duyệt bị vua Minh Mạng cho đào mồ cuốc mả.

VÌ SAO TRƯỚC NĂM 1975, NGỤY SÀI GÒN VINH LÊ VĂN DUYỆT, NHƯ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG.

Cổ nhân dạy "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Gia Long, Lê Văn Duyệt cầu ngoại bang và ngụy Sài Gòn cũng là sản phẩm của người Pháp, Mỹ đẻ ra. Nghĩa là giữa họ có nét tương đồng là đều bán nước, làm tay sai cho ngoại bang, cỏng rắn cắn gà nhà. Vậy nên đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu. Bán nước ca ngợi bán nước là lẽ thường, ngụy tôn vinh Gia Long, Lê Văn Duyệt là tự mình rửa mặt cho mình. 

Thế nên, Sài Gòn và Gia Định trước năm 1975 có tới hai đại lộ mang tên Lê Văn Duyệt. Đại lộ Lê Văn Duyệt của Đô Thành Sài Gòn hiện nay là đường Cách Mạng Tháng Tám, còn đại lộ Lê Văn Duyệt của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Đinh Tiên Hoàng.

Sau ngày 30 Tháng 4, cả hai con đường mang tên Lê Văn Duyệt đều bị đổi tên vào cùng ngày 14 Tháng Tám, 1975. Không phải những người cộng sản cực đoan, không tôn vinh Lê Văn Duyệt mà chính lòng tự tôn dân tộc, dòng máu chính thống của con Lạc cháu Hồng không cho phép những người cộng sản vinh danh kẻ bán nước cầu vinh. 

Ngày nay, Lê Văn Duyệt bỗng dưng thành đại anh hùng dân tộc. Đây là sản phẩm của việc xét lại lịch sử mà Phan Huy Lê và cộng sự của ông ta dày công xuyên tạc theo hướng rửa mặt cho giặc. 

Gia Long, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký... chỉ là những viên đá ném ra để dò đường. Cái đích xa hơn của các thế lực thù địch chính là rửa mặt cho ngụy Sài Gòn, rửa mặt cho những Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu hay chính anh trai của Phan Huy Lê là Phan Huy Quát.

Lê Văn Duyệt được hoành tráng hoá, thần thánh hóa và hàng năm được tổ chức giỗ linh đình đến 3 ngày. Không lẽ một người gây tranh cãi giữa công và tội như ông ta lại hơn cả những anh hùng dân tộc, các bậc khai quốc công thần như, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...? 

Lê Văn Duyệt không xứng được nhận lễ nghi tôn kính bậc nhất Việt Nam như thế. Việt Nam có hàng ngàn, hàng vạn người công cao hơn Lê Văn Duyệt. Đừng làm quá lố, kệch cỡm như vậy. Lê Văn Duyệt có công với dân Sài Gòn - Gia Định thì hãy để chính nhân dân thờ cúng hay không thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian. Lê Văn Duyệt không xứng đáng để đứng cao hơn các vĩ nhân, lãnh tụ, các anh hùng dân tộc Việt Nam./.

Nguồn: FB Lão chăn bò.

TPHCM: Tưởng nhớ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt

14/09/2023 Sáng 14/9, tại Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt, UBND quận Bình Thạnh tổ chức Lễ giỗ lần thứ 191 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2023) theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn.

Tham dự Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt ngày Tiên thường có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà; Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ; Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải...


Đồng chí Nguyễn Thị Lệ cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt

Với truyền thống của dân tộc là “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, UBND quận Bình Thạnh tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước. Từ đó, nhằm giáo dục cho các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc.

Được biết, Tả quân Lê Văn Duyệt, sinh năm 1763, tại thôn Long Hưng, huyện Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Ông là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định với hai lần làm Tổng trấn Gia Định thành và được xem là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất phương Nam.


Đồng chí Nguyễn Hồ Hải cùng các thành viên trong đoàn dâng hương tưởng niệm Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt

Để tưởng nhớ đến ngày quy tiên cưỡi hạc của Đức Tả quân, Ban tổ chức cúng theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần. Lễ phẩm cúng giỗ gồm trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa cùng các vật phẩm trái cây Nam bộ, các loại hoa quả và các món ăn đặc trưng phương Nam.

Theo Ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt, từ ngày 14 đến 16/9 diễn ra Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt. Theo đó, ngày 14/9, Lễ Cúng Tiên thường; Lễ Xây chầu - Đại bội - Hát bội và đón tiếp nhân dân đến chiêm bái. Ngày 15/9 diễn ra các hoạt động của Ngày Chánh giỗ: tổ chức cúng theo nghi thức tế Lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn, Tế Tiền hiền - Hậu hiền - Anh hùng liệt sĩ; Biểu diễn nghệ thuật hát bội, Lễ Tôn Vương - Hồi chầu và đón tiếp nhân dân đến chiêm bái. Ngày 16/9 diễn ra cúng hậu thường và nhân dân tiếp tục đến chiêm bái.

1 nhận xét: