Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

QUYỀN CÔNG DÂN

QUYỀN CÔNG DÂN
FB 
Ngô Trường An - Mấy anh an ninh hỏi mình: "Nhà nước làm rất nhiều việc tốt. Có cả ngàn điều tốt sao ông không nói, mà chỉ có 1 vài điều xấu thì ông lại nêu ra?
Không phải đây là lần đầu mình nghe câu hỏi này, mà trước đây nhiều năm các chú hưu trí hoặc anh họ mình làm nghề giáo cũng hỏi như vậy. Khổ! Vô lẽ những người trong đảng mà không hiểu được chủ trương, đường lối của đảng sao ta? Trong stt này, mình sẽ nêu lên vấn đề là: đảng, nhà nước cần nhân dân nêu ra cái sai, cái xấu, cái tệ hại... của hệ thống chính trị. Chứ đảng, nhà nước không yêu cầu nhân dân ca ngợi các thành tựu đã đạt được. 

Cụ thể:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 (1982) đảng đưa ra chủ trương: DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN KIỂM TRA, DÂN GIÁM SÁT. Chủ trương này được in ra khẩu hiệu trưng bày khắp mọi miền đất nước. Và, tuyệt nhiên, trong khẩu hiệu trên không có cụm từ Tôn Vinh hay Ca Ngợi. (Sau đại hội khóa 11 mới xuất hiện thêm cụm từ thụ hưởng ở cuối cùng) Như vậy, đảng - nhà nước yêu cầu nhân dân bàn bạc, kiểm tra, giám sát chứ không yêu cầu khen ngợi!

Vậy, với vai trò là người kiểm tra, giám sát thì người đó phải làm gì? Chỉ ra những điều bất cập, không hợp lý, xấu xa... hay ca ngợi thành quả?

Lấy ví dụ: người chủ đầu tư cần xây dựng 1 công trình. Họ thuê giám sát đến theo dõi kiểm tra công trình ấy. Vậy, để có một công trình hoàn chỉnh, chất lượng thì người giám sát phải chỉ ra những êkip làm sai, làm dối, làm ẩu... chứ hổng lẽ họ ca ngợi những bộ phận làm tốt mà lờ đi những bộ phạn làm dối kia để vừa lòng ông chủ?

Trong 1 đất nước cũng vậy. Dân là thành phần bàn bạc, kiểm tra, giám sát tất cả mọi hoạt động của đảng và nhà nước. Vì vậy, người dân cần phải lôi những điều tệ hại, mục ruỗng, thối nát... ra, để cùng nhau chỉnh sửa xây dựng lại. Có như thế, đất nước mới phát triển, đời sống nhân dân mới được cải thiện.

Đọc đến đây các vị đã hiểu vì sao tôi chỉ lôi ra những điều tiêu cực trong xã hội, mà không nêu lên những điều tích cực chưa? Đơn giản, tôi chỉ thực hiện theo phương châm của đảng, nhà nước. Và cũng là, để thể hiện quyền của một công dân.

Mệt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét