Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

Lao động phổ thông vất vả: "Về nhà ăn cơm chỉ có rau"

Thu ngân sách tăng vọt trong khi người dân chỉ có cơm rau.
Lao động phổ thông vất vả mưu sinh trong mùa dịch Covid-19
Dân trí - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, người lao động ở thành phố Huế, đặc biệt là những lao động phổ thông. "Về nhà ăn cơm chỉ có rau, còn không có cá để ăn vì tiền không có. Tôi thực sự rất khó khăn trong giai đoạn này", ông Nguyễn Văn Nghĩa buồn rầu tâm sự. Vì không có khách thuê đạp xích lô nên ông Nguyễn Văn Nghĩa xoay thêm nghề xe ôm, vậy nhưng vẫn ế khách. 
Bà Ngô Thị Trước nay đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đi bán hoa quả để trang trải cuộc sống. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, việc buôn bán của bà khó khăn bội phần.

Dịch bệnh bùng phát khiến ông 
Nguyễn Văn Nghĩa bị ảnh hưởng rất nhiều.
Dưới thời tiết nắng nóng đầu tháng 6, ai cũng muốn tìm một nơi mát mẻ để làm việc hoặc nghỉ ngơi. Thế nhưng những lao động phổ thông, đa số là lao động làm việc ngoài trời - phải bất chấp trời nóng như đổ lửa để mưu sinh, để "chạy từng bữa" thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1964, ngụ ở phường Phú Hậu, TP Huế) làm nghề lái xích lô chở khách du lịch. Kết thúc đợt dịch trước, công việc mưu sinh của ông dần được thuận lợi. Trung bình mỗi ngày, ông kiếm từ 200.000-400.000 đồng.

Thế nhưng, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này bùng phát và nguy cơ lây lan rất nhanh khiến cho ngành du lịch phải tạm dừng hoạt động. Ông Nguyễn Văn Nghĩa chỉ còn biết kiếm sống dựa vào các chuyến chở thuê vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình kích cỡ lớn cho khách.

"Về nhà ăn cơm chỉ có rau, còn không có cá để ăn vì tiền không có. Tôi thực sự rất khó khăn trong giai đoạn này", ông Nguyễn Văn Nghĩa buồn rầu tâm sự. Vì không có khách thuê đạp xích lô nên ông Nguyễn Văn Nghĩa xoay thêm nghề xe ôm, vậy nhưng vẫn ế khách.


Không có khách đi xích lô, ông Nguyễn Văn Nghĩa còn kiêm luôn nghề xe ôm để kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn ế khách.

Khó khăn của Covid-19 cũng tác động tới chị Lê Thị Kim Tuyến (SN 1987, trú tại Phường Vỹ Dạ, TP Huế), làm nghề bán món ốc chế biến sẵn ở chợ Đông Ba. Trước đây có ngày chị có thể bán được gần một triệu đồng nhờ lượng khách du lịch ghé thăm quan chợ rất đông.

Chị Lê Thị Kim Tuyến tâm sự: "Hồi trước đợt dịch 30/4, khách du lịch ghé hàng ốc của tôi đông lắm. Vậy mà nay, một ngày tôi bán chỉ được vài chục nghìn đồng".


Thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 khiến cuộc sống của chị Lê Thị Kim Tuyến trở nên khó khăn.

Dù năm nay đã gần 80 tuổi, hàng ngày bà Ngô Thị Trước (SN 1945, trú tại thôn Bao Vinh, phường Hương Vinh, thị xã Hương Trà) vẫn gánh hoa quả đi bán hàng rong.

Thời tiết nắng nóng tháng 6 khiến cho sức khỏe của bà bị ảnh hưởng rất nhiều. Không những vậy, dịch bệnh còn khiến việc buôn bán hoa quả cũng trở nên ế ẩm hơn, khách ngày càng ít. Có ngày, cụ bà 80 tuổi rong ruổi hơn 30 km mà không bán được hết nửa số hàng.


Bà Ngô Thị Trước nay đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đi bán hoa quả để trang trải cuộc sống. Đợt dịch thứ 4 bùng phát, việc buôn bán của bà khó khăn bội phần.

Không chỉ có những ngành nghề như xích lô, bán hàng rong... mà ở rất nhiều nghề lao động phổ thông tại Huế nói riêng cũng như cả nước nói chung, người lao động đều bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19.

Lao động phổ thông vốn đã vất vả mưu sinh, nay càng thêm khốn khó bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Ai cũng mong sao cho dịch bệnh được ổn định để cuộc sống của mọi người được trở lại bình thường.

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở đã có văn bản gửi các địa phương để nắm về vấn đề lao động tự do gặp khó khăn, nhằm có những giải pháp kịp thời để giúp đỡ người dân. Bên cạnh đó, Sở cũng đang đợi văn bản của Bộ LĐ-TB&XH về việc giúp, hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này.

Hoàng Hải - Đại Dương
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/lao-dong-pho-thong-vat-va-muu-sinh-trong-mua-dich-covid19-20210606220508595.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét