Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Tường thuật trực tiếp: '39 nạn nhân là người VN’

Cảnh sát Anh: '39 nạn nhân là người Việt Nam’
Tường thuật trực tiếp, đang ở 14:0014:00
Báo Nhân Dân: 'Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ hội để vu cáo nhà nước VN!'. Liên quan đến vụ việc 39 người chết trong xe tải đông lạnh ở Anh, báo Nhân dân có bài 'Đừng lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho nhà nước Việt Nam!'. Trong đó có đoạn viết rằng 'một số cá nhân, tổ chức' 'lợi dụng' sự việc để 'đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực', 'vu cáo nhà nước Việt Nam'! Báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân'Nhiều câu hỏi đặt ra sau tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng'
Facebook Luật sư Lê Công Định: Liên quan đến lời tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, về sự kiện 39 người Việt Nam chết trong container đông lạnh ở Essex (Anh quốc), nhiều câu hỏi sau đây cần đặt ra:

1) Thế nào là "thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng"? Cụm từ này xét về phương diện ngữ nghĩa lẫn ý nghĩa đều thực sự vô nghĩa.

2) Việc trao trả các tù nhân lương tâm để nhận đổi chác về chính sách nào đó từ các quốc gia phương Tây có phải cũng là hành vi mua bán người, vốn là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng, hay không?

3) Những "kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này", mà theo bà Hằng cần phải bị nghiêm trị, liệu có nên bao gồm cả những quan chức và thể chế của chúng từng bao che Formosa, kẻ huỷ diệt môi trường sống ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ hay không?
  1. Người Việt hải ngoại: 'Trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền'

    Chuyên gia địa ốc An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, một cựu ký giả hiện cư ngụ tại Garden Grove, California, Mỹ: 'Họ vì miếng cơm manh áo mà phải mạo hiểm ra đi rồi bỏ xác nơi xứ người, còn gì thê thảm bằng?''
    ''Chính quyền phải lo cho dân, sao để cho dân đói? Dân không đói thì đâu có mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực? Chính quyền đâu sao không trừng trị những kẻ buôn người, nếu không có tổ chức buôn người thì làm sao có người chết trong container?''
    Ông Peter-Lê Ngọc, nhà ở Waterlooville, cách London gần hai tiếng lái xe, sống tại Anh đã hơn 40 năm:
    ''Sự kiện đau buồn này làm cho thế giới đặt câu hỏi về khả năng quản lý đất nước, lo cho dân của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như việc kiểm soát biên giới của các nước Âu châu lục địa và Vương quốc Anh.''
    Luật sư Trần Thái Văn, một cựu dân biểu tiểu bang California: ''Thật kinh hoàng và tội nghiệp, họ hầu hết là những người rất trẻ đầy sức sống và ‎ý chí tạo dựng một cuộc đời mới, nhiều nạn nhân đã lập gia đình, để lại vợ con nhỏ và thân nhân trong hoàn cảnh thật ngã nghiệt.''
    ''Nhưng về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.''
    Will Nguyễn, tốt nghiệp đại học ngành chính sách công, từng bị Việt Nam bỏ tù vì tham dự cuộc biểu tình chống hai Luật Đặc khu và An ninh Mạng vào tháng 6/2018: ''Tôi nghĩ lý do kinh tế và mất niềm tin là hai mặt của cùng một đồng tiền: thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình. Và khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?''
    ''Năm nay đã có nhiều câu chuyện về những công dân Việt Nam ra nước ngoài và bỏ trốn. Các nhóm du lịch đến Đài Loan, những người theo phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc rồi trốn ở lại. Và bây giờ thì tôi sẽ trích Shakespeare trong vở Hamlet, ''Có cái gì đó bị thối rữa ở…Việt Nam.''
    Gia đình của một trong 39 nạn nhân đang hết sức đau buồn
    Image caption: Gia đình của một trong 39 nạn nhân đang hết sức đau buồn
  2. Cảnh sát Essex, Anh quốc, treo cờ rủ tưởng niệm 39 nạn nhân

    Đúng 11AM ngày 1/11 giờ địa phương, cảnh sát và nhân viên cứu hộ hạt Essex, Anh quốc đã dành một phút mặc niệm 39 nạn nhân được phát hiện chết trong thùng đông lạnh khi xe tải chở họ đi qua địa phận này.
    Cảnh sát trưởng hạt Essex BJ Harrington, phát biểu: "Tuần trước, hạt của chúng tôi đã bị chấn động bởi sự kiện đau lòng này. Chúng tôi tiếp tục hướng về những người đã thiệt mạng, và cả những người thân yêu của họ."
    "Đối với gia đình của những người đã chết, tôi hứa rằng chúng tôi sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để mang lại công lý cho tất cả những người chịu trách nhiệm cho hành trình khủng khiếp đã đưa những người thân yêu của bạn đến vùng đất của chúng tôi."
    Ông BJ Harrington cũng vinh danh tất cả những người đã tham gia cứu hộ trong thảm kịch này, và những người đang điều tra vụ án.
    "Một số người, cả đàn ông và phụ nữ, đang tận tụy làm một công việc tuyệt vời trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất. Một số sĩ quan của chúng tôi nhận nhiệm vụ tối hôm đó, và đã không biết họ sẽ phải trải qua những gì. Họ là những người bình thường làm một công việc phi thường, và tôi vô cùng tự hào về họ."
    Cảnh sát hạt Essex, Anh quốc, dành một phúc mặc niệm 39 nạn nhân Việt Nam
    Image caption: Cảnh sát hạt Essex, Anh quốc, dành một phúc mặc niệm 39 nạn nhân Việt Nam
  3. Phó Thủ tướng VN Phạm Bình Minh chia buồn với gia đình các nạn nhân

    Trên trang twitter cá nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh Việt Nam ông Phạm Bình Minh vừa có lời chia buồn với gia đình các nạn nhân.
    Ông viết: "Có người Việt Nam được cho là nằm trong số 39 thi thể nạn nhân tìm thấy trong một chiếc xe tải ở Essex. Tôi muốn gửi lời cảm thông sâu sắc và chia buồn với gia đình các nạn nhân. [Chính phủ Việt Nam] sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền.”

    Social embed from twitter

    Report this social embed, make a complaint
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
    Image caption: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
  4. Báo Tuồi trẻ: Trách nhiệm tối thượng là... 'chính sách nhập cư ở các nước giàu'

    Báo Tuổi trẻ online ở Việt Nam, trong bài viết "Thảm kịch 39 người chết ở Anh: Trách nhiệm tối thượng" đưa lên mạng sáng nay 2/11 cho rằng: "trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu."
    Theo bài báo trên: "Chính việc ngăn trở mong muốn đó một cách bất hợp lý là gốc rễ của những bi kịch như ở Essex. Khi người ta không thể ra đi theo dòng chảy tự nhiên của nhu cầu lao động và thị trường một cách hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng buôn người lấp vào chỗ trống"
    Bạn có đồng tính với quan điểm này?.
  5. 'Linh cảm đã thành sự thật!'

    Facebook Luật sư Phùng Thành Sơn: Ngay từ dòng tin đầu tiên về thảm kịch này trong đầu mình loé lên suy nghĩ: “Nạn nhân dù có là người nước nào thì quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc đều bình đẳng như nhau. Dù nạn nhân có phải là người Việt hay không thì cũng buồn như nhau nhưng nếu các nạn nhân đều là người Việt thì thế giới sẽ nhìn Việt Nam như thế nào? Niềm tin người dân vào ĐCSVN sẽ lung lay đến mức nào? Nếu mà 39 nạn nhân là người Việt Nam thì quá xui xẻo và là định mệnh cho ĐCSVN!”
  6. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: "Một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng"

    Sau khi có thông báo của cảnh sát hạt Essex về việc có nạn nhân người Việt chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông bắc London, Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu rằng:"Đây là một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng. Chúng tôi hết sức đau lòng và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong họ sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này."
    Bà Hằng cũng nói rằng: "Ngay từ đầu vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp trực tiếp với các cơ quan chức năng, các địa phương Việt Nam và Anh, cung cấp thông tin liên quan từ Việt Nam để hỗ trợ xác nhận quốc tịch nạn nhân, mở đường dây nóng, tiếp nhận thông tin và sẵn sàng các biện pháp bảo hộ trong trường hợp có nạn nhân là công dân Việt Nam. Đại sứ quán cũng đã chuyển kết quả nhận dạng nạn nhân từ cảnh sát Anh cho các cơ quan chức năng Việt Nam để kiểm tra chéo.
    "Hiện Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan cảnh sát Anh đang nỗ lực phối hợp tích cực xác minh danh tính các nạn nhân, nghi là người mang quốc tịch Việt Nam và sớm công bố thông tin.
    Người phát ngôn cũng khẳng định: "Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.Chúng tôi cảm ơn và đánh giá cao chính phủ Anh, các cơ quan liên quan và địa phương của Anh đã tích cực triển khai khám nghiệm, cung cấp thông tin về nhận dạng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi hy vọng phía Anh sớm hoàn tất điều tra vụ việc, nghiêm trị những kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này."
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
    Image caption: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
  7. 'Quốc hội cần điều trần chính sách và thị trường xuất khẩu lao động'

    Facebooker Nguyen Quang Dong viết trên trang cá nhân: Cần coi “Essex” là thảm kịch quốc gia. Quốc hội cần điều trần về chính sách và thị trường “xuất khẩu lao động”.
  8. Các tiệm móng VN: Mặt tối của dịch vụ làm đẹp tại Anh

    Nếu các nạn nhân của thảm kịch xe tải Essex, những người hy vọng có việc làm trong các tiệm làm móng biết rằng họ sẽ phải làm việc nhiều thế nào, có lẽ họ đã không đi, theo một bài viết trên InforMigrant.
    Có lẽ họ đã muốn làm việc chăm chỉ và kiếm tiền tốt. Nhưng giống như nhiều người Việt Nam hy vọng làm việc tại Vương quốc Anh, có khả năng họ sẽ kiếm được ít hơn nhiều so với kỳ vọng.
    Những lời nói dối mà người Việt Nam di cư qua châu Âu đến Vương quốc Anh được nghe như thế này: Họ được hứa rằng họ sẽ kiếm được 1.500 bảng mỗi tháng khi làm việc trong một tiệm làm móng do người Việt làm chủ ở Luân Đôn, với chi phí sinh hoạt hàng tháng là 500 bảng. Họ được cho biết rằng họ chỉ trong hai năm ở Anh họ có thể trả hết khoản nợ cho hành trình đến đất nước này.
    Thậm chí cả trẻ em Việt Nam bị làm cho tin vào những lời dối trá và đồn thổi lan truyền qua các mạng lưới buôn người, theo báo cáo của một số nhóm chống nô lệ. Ở Hà Lan, nhiều trẻ em Việt Nam được đưa lậu sang đây nói rằng các em muốn đến Vương quốc Anh vì sẽ kiếm được nhiều tiền khi làm việc bất hợp pháp ở đó hơn bất cứ nơi nào khác ở châu Âu. Một số em nói trong một cuộc phỏng vấn rằng những trẻ em Việt Nam khác đã được đưa lậu thành công vào Anh đang kiếm được tới 2.000-2.500 bảng mỗi tháng nhờ làm việc những công việc bất hợp pháp. Những đứa trẻ giải thích rằng chúng muốn đến Vương quốc Anh để làm việc trong các tiệm làm móng ở đó.
    Làm móng ở Anh quốc có thực sự kiếm được nhiều tiền như những kẻ buôn người hứa hẹn (Ảnh minh họa)
    Image caption: Làm móng ở Anh quốc có thực sự kiếm được nhiều tiền như những kẻ buôn người hứa hẹn (Ảnh minh họa)
    Essex, 39 người, Nghệ An
    Image caption: Gương mặt buồn bã của cha nạn nhân 18 Nguyễn Văn Thiếp (thứ hai, trái sang), 18 tuổi, khi trao đổi với các nhân viên an ninh Việt Nam hôm 28/10 tại Nghệ An
  9. 'Đường đi và cách nhập cư lậu vào Anh đã thay đổi'

    George Blanchard, bình luận từ Việt Nam
    Ông George Blanchard, chuyên gia người Pháp về phòng chống buôn bán người nói với BBC rằng đường đi và kỹ thuật đưa đi của các tổ chức buôn người từ Việt Nam sang Anh đã thay đổi trong thời gian qua.
    Trước đây Anh Quốc thường kiểm tra rất kỹ các chuyến bay đến từ Việt Nam, nhưng bây giờ "người ta đổi hộ chiếu và sẽ đi như người Trung Quốc vì bên nước Anh kiểm tra người Việt Nam là nhiều hơn."
    "Vì thế, báo cáo mới nhất của IMO (Tổ chức Di dân Quốc tế) chứng minh đường buôn bán từ Việt Nam sang Anh đã là chuyện cũ."
    "Người ta sẽ đổi kỹ thuật đi. Có thể tương lai là sẽ thấy người Việt Nam mang hộ chiếu Nhật, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan chẳng hạn."
    Ông nói thêm trước năm 2013, chính phủ Việt Nam khó chấp nhận các nạn nhân buôn người trở về Việt Nam vì "chính phủ nói người ta muốn đi thì cho đi, không cho về. "
    "Nhưng theo luật quốc tế, điều đó là không được, vì 'nếu ai có làm gì sai trái hay có vấn đề gì thì nước ngoài sẽ cho đi về luôn. Luật nước ngoài người ta làm vậy là đúng rồi,' ông nhận xét trong Bàn tròn của BBC Tiếng Việt hôm 31/10.
    George Blanchard
  10. Điểm dừng chân cuối cùng

    Cột điện trên phố Eastern Avenue (trong hình) là địa điểm dừng cuối cùng của chiếc xe chở container đông lạnh vào khu công nghiệp Westglade Industrial Park, Grays, Essex, nơi cảnh sát phát hiện ra 39 tử thi bên trong.
    Phố Eastern Avenue những ngày qua là nơi người dân địa phương và cả người Việt ở các nơi khác tới đặt hoa, thắp nến tưởng niệm những người thiệt mạng.
    BBC News Tiếng Việt
    BBC News Tiếng Việt
  11. Di dân lậu: Câu chuyện đằng sau 'tấm vé xe tải'

    Lan (không phải là tên thật), từ Việt Nam tới Anh bất hợp pháp vào năm ngoái.
    Cô nói hành trình của cô kéo dài một tháng, "khá là nhanh so với những người khác". Lan kể với BBC News Tiếng Việt lý do cô quyết định ra đi, và cuộc sống ở Anh trong một năm qua.

    Video content

    Video caption: Di dân lậu: Câu chuyện đằng sau 'tấm vé xe tải'
  12. Cảnh sát Essex ra thông cáo trong tối 1/11 (giờ Anh) về vụ 39 nạn nhân trong xe tải đông lạnh

    Cập nhật của cảnh sát Essex về vụ việc trên Twitter
  13. Post update

    Mạc Việt Hồng, Ba Lan: TVN24 (của Ba Lan) đã đưa tin, 39 nhân mạng đều là Việt Nam. Một thảm kịch đau buồn, nhưng không phải lần đầu và có thể cũng không phải lần cuối, nếu việc ra đi liều chết này không chấm dứt!
  14. Các báo Anh đặt câu hỏi "Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?"

    Từ hơn 10 năm qua, nạn trồng cần sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và băng đảng người Việt bị giới chức cho là có dính líu nhiều.
    Vụ 39 tử thi được tìm thấy trong thùng đông lạnh một chiếc xe tải ở hạt Essex, Anh Quốc gần đây đem câu hỏi "Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?" trên các báo Anh.
    Trang The Guardian hôm 25/10/2019 có bài cho rằng người Việt đi lậu vào Anh "thành nô lệ ở các tiệm móng tay và trại cần sa".
    Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng Việt, không chỉ có người Việt trồng cần sa ở Anh và châu Âu. Thị trường hàng tỷ đô la một năm này cũng là miếng bánh ngon cho người bản xứ và các nhóm nhập cư khác.
    Chưa kể, một số tài liệu EU nói người Việt chỉ đóng được vai trò trông công đoạn trồng, tưới, vận chuyển, mà không phải là đầu mối tiêu thụ cần sa. Việc tiêu thụ, đưa cần sa tới khách thường do các băng đảng khác kiểm soát.
    "Từ 2000 đến 2014, số trại cần sa ở Anh tăng 150%, theo cảnh sát. Trong tất cả các nạn nhân buôn người buộc phải làm trong các trại cần sa, 96% đến từ Việt Nam và 81% là trẻ em," báo Evening Standard tường thuật.
    Dù hiện có nghi vấn rằng một số người tham gia trồng cần sa luôn nhận là 'vị thành niên' để tránh bị truy tố, nhờ luật bảo vệ quyền trẻ em tại Anh, hoạt động trồng cần sa của các băng đảng Việt là khá phổ biến và ngày càng táo tợn.
    Guardian
    Image caption: Một bài trên báo The Guardian hôm 25/10/2019 nói rằng người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam tới thường vào làm việc tại các tiệm làm móng tay hoặc các trại trồng cần sa
  15. Post update

    Facebooker Lai Tran: "Điều gì đến cũng đã đến. Tất cả nạn nhân đều là người Việt mình. Người xứ nào chết trong hoàn cảnh như vậy cũng đau lòng nhưng nghe người mình nước mắt rưng rưng. Thôi thì cũng đừng trách móc, mỗi người một số phận vậy."
    Facebooker Hồng Quân: "Chắc là vậy, thương dân ta quá, cũng chỉ vì đồng tiền nên đánh đổi cả!"
    Facebooker Tùng Trần: "Mong là các nạn nhân sẽ được đưa về quê hương an táng đàng hoàng."
  16. ĐSQ Việt Nam 'lên án hành động buôn người vô nhân đạo'

    Trước khi có thông cáo của cảnh sát Essex về quốc tịch của toàn bộ 39 nạn nhân vụ xe tải đông lạnh, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Anh ra thông cáo với nội dung như sau:
    "Đại sứ quán vô cùng đau buồn khi biết điều tra ban đầu của cảnh sát Essex cho thấy trong số các nạn nhân thiệt mạng trong chiếc xe tải hôm 23/10/2019 tại Essex, Anh Quốc, có thể là các công dân Việt Nam.
    Danh tính cụ thể của các nạn nhân vẫn đang cần được xác định và xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Anh Quốc. Chúng tôi chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.
    Đại sứ quán Việt Nam tại London sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Anh Quốc để hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân người Việt, nếu có, để đưa người thân về nước.
    Chúng tôi mạnh mẽ lên án những hành vi vô nhân đạo của những kẻ buôn người nhập cư bất hợp pháp, đã gây ra nỗi bi thảm cho các nạn nhân và gia đình họ.
    Việt Nam sẽ làm việc chặt chẽ với Anh Quốc để đưa những kẻ tội phạm ra trước công lý và tìm những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn những bi kịch tương tự trong tương lai.
    Nếu có yêu cầu bảo hộ lãnh sự, xin vui lòng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại London theo đường dây nóng +44 7713181501 hoặc Vụ Lãnh sự tại Việt Nam, đường dây nóng +84 9818 4848.
    BBC
  17. Cảnh sát Anh 'tin rằng 39 nạn nhân là người Việt Nam'

    Thông cáo của cảnh sát nói họ đang giữ liên lạc với chính phủ Việt Nam.
    Cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 tuyên bố họ nay tin rằng 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam.
    Thông cáo của cảnh sát nói họ đang giữ liên lạc với chính phủ Việt Nam.
    Cảnh sát cũng liên lạc với nhiều gia đình ở Việt Nam và Anh.
    “Chúng tôi tin rằng đã xác định được gia đình của một số nạn nhân,” thông cáo cảnh sát hạt Essex cho biết.
    Tuy nhiên, cảnh sát Essex giải thích vẫn chưa thu thập đủ bằng chứng để nộp cho chuyên gia giảo nghiệm cao cấp của Anh.
    Vì thế, “chúng tôi lúc này chưa thể công bố danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, thông cáo cho hay.
    Cảnh sát Essex khẳng định họ sẽ tiếp tục “hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam và các nước nhằm xác minh danh tính nạn nhân.
    Cảnh sát nhắc lại kêu gọi những ai có thông tin hãy liên lạc với cảnh sát hạt Essex.
    Cảnh sát Essex kêu gọi những ai có thông tin hãy vào trang web mipp.police.uk để liên lạc.
    Hoặc họ cũng có thể gọi vào số on 0800 056 0944 nếu ở Anh, và số 0044 207 158 0010 nếu gọi từ nước ngoài.
    Nhiều gia đình ở Hà Tĩnh sợ rằng con em họ có trong số các nạn nhân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét