QUỐC GIA SỐNG ẢO - NHỮNG ROBOT NÓI TIẾNG NGƯỜI
Nếu phải dùng một thuật ngữ để miêu tả đất nước tôi đang sinh sống, thì đó sẽ là “Quốc Gia Sống Ảo.” Vì tôi để ý, bất cứ khi nào bạn nói điều gì đó không hay hoặc tiêu cực về nơi này, những con người kia sẽ bị kích động và đả kích bạn như đang ở chiến trường.
Họ như đang sống ở thế giới khác, nơi chỉ có những điều tốt đẹp. Họ có mắt nhưng lại đeo cặp kính “Ảo” và coi mọi vấn đề xung quanh là những điều bình thường mà nơi nào cũng có. Họ biết đọc nhưng chỉ theo dõi nhưng tin tức về người nổi tiếng, âm nhạc, người mẫu, thời trang hay giải trí. Họ có tai nhưng bác bỏ những ý kiến trái chiều và chỉ muốn nghe người khác nói tốt.
Chẳng giống con người và chẳng khác robot. Như được lập trình sẵn những câu lệnh, bất cứ khi nào cần thì thực hiện những thao tác.
Khi nói về tình hình kinh tế đất nước, nếu bạn nói: “GDP đầu người hiện tại chỉ $2,400/năm, thấp quá. Nước còn nghèo.” Họ sẽ ngay lập tức nói: “Biết gì mà nói, mức tăng trưởng GDP thuộc hàng top. Bạn làm gì cho đất nước chưa?”
Khi có bài báo nói về nạn số lượng cô dâu ở Đài Loan hay Hàn Quốc, nếu bạn than phiền: “Gái quê nhắm mắt lấy chồng già để đổi đời nhiều quá.” Họ sẽ phản bác: “Ai kêu tụi nó lười và hám tiền. Khôn như vậy quê tao đầy.”
Khi nói về ô nhiễm, nếu bạn chỉ ra: “Giờ tụi đầy đường, ô nhiễm quá. Hà Nội có lúc đứng đầu bảng luôn.” Họ như bị tự ái và trả lời: “Ôi Air Visual nói không đúng sự thật. Có cả trăm thành phố khác ô nhiễm hơn cơ mà. Thủ đô vẫn sạch chán.”
Khi đề cập đến nạn xuất ngoại, nếu bạn tâm sự: “Dù 44 năm hoà bình rồi nhưng dân mình vẫn tìm cách ra đi bằng đủ mọi cách. 39 người chết ở Anh thê thảm quá.” Họ không cảm thấy đau lòng và: “Kệ tụi đi lậu đó đi. Đã vứt bỏ hộ chiếu là từ bỏ quyền công dân. Đi lậu mà đòi quyền lời. Ngu thì chết chứ bệnh tật gì.”
Khi than phiền về những vấn nạn xung quanh, “Giờ tham nhũng quá, làm cái gì cũng phải đút lót. Bệnh viện thì xuống cấp, mưa thì đường ngập.” Họ như những chiến sĩ bút, trấn an bạn bằng câu: “Nước nào mà không có vấn đề riêng. Ở nước ngoài cũng có khủng bố và bắn súng. Nước mình vậy chứ yên bình lắm.”
Rồi họ sẽ tìm mọi cách để né tránh vấn đề. Bằng những từ hoa mỹ và lời văn lãng mạn. “Bỏ cái tính tự nhục mà học làm người đi,” “Trong mắt một số người, đất nước luôn xấu” hay “Lũ thất bại.” Họ sẽ dùng cà phê, cảnh đẹp, ẩm thực và nụ cười để đánh lừa bạn.
Nếu vậy thì chẳng còn gì để nói hay bình luận gì nữa. Một khi con người bất cần lý luận, họ tự biến mình thành robot. Khi mất đi khả năng nhìn nhận vấn đề, họ trở thành những con rối. Bấy nhiêu đó là quá đủ.
Trong tư duy họ, bất cứ ai nói xấu về nơi này đều là phản quốc hay không yêu nước. Nếu bình luận bất cứ điều gì về chính phủ thì chụp mũ ngay là “phản động” mặc dù nó là thuật ngữ vô nghĩa.
Nhiều lúc tự hỏi vì sao mình lại sinh ra ở đất nước này. Như bị trừng phạt vì trước đây làm gì đó ác độc và tội lỗi lắm. Biết sống thế nào giữa đám đông đáng sợ này đây?
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể thay đổi được họ thì xin dừng lạ và dẹp ý tưởng đó. Tôi quá hiểu con người ở đây. Hãy tập làm quen và chấp nhận, còn không thì đi nơi khác mà sống. Vì bạn đang sống trong một quốc gia sống ảo với những con robot biết nói tiếng người.
Họ như đang sống ở thế giới khác, nơi chỉ có những điều tốt đẹp. Họ có mắt nhưng lại đeo cặp kính “Ảo” và coi mọi vấn đề xung quanh là những điều bình thường mà nơi nào cũng có. Họ biết đọc nhưng chỉ theo dõi nhưng tin tức về người nổi tiếng, âm nhạc, người mẫu, thời trang hay giải trí. Họ có tai nhưng bác bỏ những ý kiến trái chiều và chỉ muốn nghe người khác nói tốt.
Chẳng giống con người và chẳng khác robot. Như được lập trình sẵn những câu lệnh, bất cứ khi nào cần thì thực hiện những thao tác.
Khi nói về tình hình kinh tế đất nước, nếu bạn nói: “GDP đầu người hiện tại chỉ $2,400/năm, thấp quá. Nước còn nghèo.” Họ sẽ ngay lập tức nói: “Biết gì mà nói, mức tăng trưởng GDP thuộc hàng top. Bạn làm gì cho đất nước chưa?”
Khi có bài báo nói về nạn số lượng cô dâu ở Đài Loan hay Hàn Quốc, nếu bạn than phiền: “Gái quê nhắm mắt lấy chồng già để đổi đời nhiều quá.” Họ sẽ phản bác: “Ai kêu tụi nó lười và hám tiền. Khôn như vậy quê tao đầy.”
Khi nói về ô nhiễm, nếu bạn chỉ ra: “Giờ tụi đầy đường, ô nhiễm quá. Hà Nội có lúc đứng đầu bảng luôn.” Họ như bị tự ái và trả lời: “Ôi Air Visual nói không đúng sự thật. Có cả trăm thành phố khác ô nhiễm hơn cơ mà. Thủ đô vẫn sạch chán.”
Khi đề cập đến nạn xuất ngoại, nếu bạn tâm sự: “Dù 44 năm hoà bình rồi nhưng dân mình vẫn tìm cách ra đi bằng đủ mọi cách. 39 người chết ở Anh thê thảm quá.” Họ không cảm thấy đau lòng và: “Kệ tụi đi lậu đó đi. Đã vứt bỏ hộ chiếu là từ bỏ quyền công dân. Đi lậu mà đòi quyền lời. Ngu thì chết chứ bệnh tật gì.”
Khi than phiền về những vấn nạn xung quanh, “Giờ tham nhũng quá, làm cái gì cũng phải đút lót. Bệnh viện thì xuống cấp, mưa thì đường ngập.” Họ như những chiến sĩ bút, trấn an bạn bằng câu: “Nước nào mà không có vấn đề riêng. Ở nước ngoài cũng có khủng bố và bắn súng. Nước mình vậy chứ yên bình lắm.”
Rồi họ sẽ tìm mọi cách để né tránh vấn đề. Bằng những từ hoa mỹ và lời văn lãng mạn. “Bỏ cái tính tự nhục mà học làm người đi,” “Trong mắt một số người, đất nước luôn xấu” hay “Lũ thất bại.” Họ sẽ dùng cà phê, cảnh đẹp, ẩm thực và nụ cười để đánh lừa bạn.
Nếu vậy thì chẳng còn gì để nói hay bình luận gì nữa. Một khi con người bất cần lý luận, họ tự biến mình thành robot. Khi mất đi khả năng nhìn nhận vấn đề, họ trở thành những con rối. Bấy nhiêu đó là quá đủ.
Trong tư duy họ, bất cứ ai nói xấu về nơi này đều là phản quốc hay không yêu nước. Nếu bình luận bất cứ điều gì về chính phủ thì chụp mũ ngay là “phản động” mặc dù nó là thuật ngữ vô nghĩa.
Nhiều lúc tự hỏi vì sao mình lại sinh ra ở đất nước này. Như bị trừng phạt vì trước đây làm gì đó ác độc và tội lỗi lắm. Biết sống thế nào giữa đám đông đáng sợ này đây?
Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể thay đổi được họ thì xin dừng lạ và dẹp ý tưởng đó. Tôi quá hiểu con người ở đây. Hãy tập làm quen và chấp nhận, còn không thì đi nơi khác mà sống. Vì bạn đang sống trong một quốc gia sống ảo với những con robot biết nói tiếng người.
[12.11.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét