Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Hay: Phê phán người TQ của Giáo sư Trịnh Cường

Đọc bài này mình nghe văng vẳng bên tai câu thơ của nhà thơ “nổi tiếng” Chế Lan Viên: “Bác Mao nào (không) ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”... Sao mà VN giống TQ, đúng là “lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” giữa hai nước. Thời bé (thập kỷ 1970), bọn mình vẫn gọi đám Chế Lan Viên là loại đại đại bồi bút trong lĩnh vực thơ ca (sau này có Lê Thẩm Dương và một vài ông khác là đại đại bồi bút trong lĩnh vực kinh tế). Chế Lan Viên là một công thần văn nghệ luôn luôn có thơ minh họa kịp thời và chính xác các chính sách của Đảng Cộng sản và văn thơ của lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Chế Lan Viên đã khóc to hơn cả Tố Hữu khi nghe tin Stalin chết. Tố Hữu chỉ "thương" Stalin gấp mười lần tình thương dành cho cha, mẹ, vợ, chồng, trong khi Chế Lan Viên đã từng nhiều lần ca ngợi Stalin khi còn sống (ví dụ "Có một người đêm khuya không ngủ; Thức canh cho thế giới hòa bình), và khi nghe tin Stalin chết thì ông còn tưởng tượng là nhân dân cả thế giới đều phải khóc òa như những đứa trẻ mồ côi: "Vạt áo nhân dân thấm đầy nước mắt; Thế giới không cha nặng tiếng thở dài!"... Bằng 2 câu thơ trên, Chế Lan Viên cho mọi người biết nhìn ông Hồ là thấy hình ảnh ông Mao! Nghe ông Hồ nói thấy đúng là ông Mao nói! Ông Mao nghĩ như thế nào ông Hồ nghĩ như thế đó, vì chính ông Hồ đã nói với một nhà báo Pháp rằng ông không cần viết sách vì những điều cần viết đã có Mao Chủ Tịch viết hết sạch cả rồi! Nhưng phải có thiên tài nịnh bợ của một nhà thơ như Chế Lan Viên thì mới làm nổi bật quan hệ tuy hai mà một giữa ông Hồ và ông Mao: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao!". Khi Chế Lan Viên viết những câu thơ nịnh bợ này thì ông Hồ vẫn sống nhưng hai câu thơ không những không bị cấm mà còn được phổ biến rộng rãi. Và Chế Lan Viên còn được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996). Đây là giải thưởng danh giá nhất hiện nay tại Việt Nam, chỉ được xét và công bố 5 năm/lần vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ câu thơ này, nhiều người suy ra nếu nói Bác Hồ chính là Bác Mao thì coi như Bộ Ngoại Giao TQ cũng chính là Bộ Ngoại Giao VN; Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc Việt Nam thì cũng của một nhà ! Thậm chí nếu có những nhà thơ nào đó viết những câu như "Bác Tổng ta đó chính là bác Tập!" thì cũng là điều hết sức bình thường.
Bài diễn thuyết của Giáo sư Trịnh Cường, bị ngắt quảng bởi 127 lần vỗ tay
Mời các bạn đọc bài diễn thuyết của Giáo sư Trịnh Cường (Zheng Qiang) Đại học Chiết Giang, bị ngắt quảng bởi 127 lần vỗ tay:  Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.

Giáo sư Trịnh Cường
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.
2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.


3. Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí.

4. Hiện tại ai là Hán gian Là sinh viên Thanh Hoa, Bắc Đại; vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc.


5. Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà.

6. Bản chất của giáo dục không phải là mưu sinh, mà là thức tỉnh hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng nó quá mức.

7. Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh.

8. Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm.

9. Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những sự bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột, bồng bột là đáng yêu.

10. Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng.

11. Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt, khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay.

12. 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức. Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản, sự tôn trọng tri thức của người Nhật Bản đã lên đến cao độ. Nhưng Trung Quốc ngày nay , người có tiền, người có chút uy quyền – dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự. đắc ấy, thật nông cạn biết bao.

13. Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số là ngược lại.

14. Vì sao người Nhật Bản không đi xin lỗi, vì sao thủ tướng Nhật Bản không đi tạ tội? Vì họ biết lòng tự tôn và lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước Á châu là không có chút trọng lượng nào, nên họ không cần phải để ý.

15. Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.

Zheng Qiang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét