Kinh tế tư nhân: VinBus và bài tham luận hay nhất
Phạm Trung Tuyến 04/05/2019 - Tôi không rõ ông Phạm Nhật Vượng vô tình hay hữu ý mà chọn đúng ngày khai mạc Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 để thông báo thành lập VinBus và chính thức tham gia vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Dù vậy, tôi thích ý nghĩ rằng đây là một chủ đích của ông chủ doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh này.
Hà Nội, TpHCM, những thành phố lớn nhất nước đều đang đau đầu với ùn tắc giao thông mà không thể tìm ra lời giải cho việc cấm xe máy trước hay phát triển giao thông công cộng trước. Những người ủng hộ việc cần phải cấm xe máy trước cho rằng nếu không cấm xe máy thì không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào xe bus vì không có khách. Trong khi nguồn lực của nhà nước có hạn, nếu không có sự vào cuộc của các doanh nghiệp tư nhân. Phía ngược lại, những người phản đối cấm xe máy thì cho rằng chưa đầu tư phương tiện công cộng thì người dân đi bằng gì?
Cuộc tranh luận cấm hay không cấm xe máy sẽ vẫn còn tiếp tục giằng dai, tưởng như không có hồi kết. Nhưng, khi mà Vingroup tuyên bố nhảy vào lĩnh vực này, với cam kết 3000 xe bus được triển khai tại các thành phố lớn trong tháng 3/2020, thì lời giải cho sự loay hoay giao thông đô thị đã có.
Vingroup tuyên bố VinBus sẽ hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại tái đầu tư cho hệ thống xe bus. Điều này có thể phi thực tế nếu như Vingroup chỉ thuần túy là một doanh nghiệp vận tải. Nhưng với một hệ sinh thái đa dạng như của Vingroup thì câu chuyện trở nên dễ hiểu. Dù mọi lợi nhuận của VinBus đều chỉ để phục vụ phát triển thì lợi ích của Vingroup trong câu chuyện này không thể chỉ tính bằng tiền. Bởi cư dân của chuỗi đại đô thị Vinhomes sẽ là người hưởng lợi đầu tiên khi việc kết nối giao thông được đáp ứng bằng hệ thống bus hiện đại. Bởi thương hiệu ô tô Vinfast sẽ được phổ biến một cách hiệu quả, bởi sự hiện diện trên mọi tuyến đường đô thị.
Vingroup được rất nhiều lợi ích khi tham gia vào lĩnh vực xe bus đô thị. Nhưng quan trọng hơn, cộng đồng được hưởng lợi do có nhiều lựa chọn giao thông từ những lợi ích của doanh nghiệp. Đó là những lợi ích lành mạnh của một nền kinh tế khi mà lợi ích của doanh nghiệp tạo nên lợi ích của xã hội. Đó cũng là điều mà không thể có được khi lợi ích của xã hội chỉ có thể trông chờ vào các doanh nghiệp công ích của nhà nước, được vận hành bởi ngân sách từ những đồng tiền thuế nhỏ bé của người dân.
Kinh tế tư nhân có vai trò như thế nào trong nền kinh tế của đất nước? Kinh tế tư nhân có thể làm được gì cho cộng đồng, và làm thế nào để cân bằng lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, và người dân? Những câu hỏi quan trọng nhất của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 đều có thể được soi tỏ từ câu chuyện VinBus. Bản thông cáo báo chí của Vingroup về việc ra mắt VinBus trong ngày khai mạc Diễn đàn kinh thế tư nhân 2019, vì thế, chính là bài tham luận hay nhất của diễn đàn này.
Phạm Trung Tuyến
Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Đích đến của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 là gì? Đó là mở ra một cuộc đối thoại nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để kinh tế tư nhân có thể đóng vai trò lớn hơn vào nền kinh tế, tác động nhiều hơn vào sự phát triển. Và trong đúng ngày mà Diễn đàn này khai mạc, một doanh nghiệp tư nhân tuyên bố chơi lớn lĩnh vực giao thông công cộng, một lĩnh vực mà lâu nay cả nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng đều đang bế tắc.Hà Nội, TpHCM, những thành phố lớn nhất nước đều đang đau đầu với ùn tắc giao thông mà không thể tìm ra lời giải cho việc cấm xe máy trước hay phát triển giao thông công cộng trước. Những người ủng hộ việc cần phải cấm xe máy trước cho rằng nếu không cấm xe máy thì không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào xe bus vì không có khách. Trong khi nguồn lực của nhà nước có hạn, nếu không có sự vào cuộc của các doanh nghiệp tư nhân. Phía ngược lại, những người phản đối cấm xe máy thì cho rằng chưa đầu tư phương tiện công cộng thì người dân đi bằng gì?
Cuộc tranh luận cấm hay không cấm xe máy sẽ vẫn còn tiếp tục giằng dai, tưởng như không có hồi kết. Nhưng, khi mà Vingroup tuyên bố nhảy vào lĩnh vực này, với cam kết 3000 xe bus được triển khai tại các thành phố lớn trong tháng 3/2020, thì lời giải cho sự loay hoay giao thông đô thị đã có.
Vingroup tuyên bố VinBus sẽ hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nghĩa là toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại tái đầu tư cho hệ thống xe bus. Điều này có thể phi thực tế nếu như Vingroup chỉ thuần túy là một doanh nghiệp vận tải. Nhưng với một hệ sinh thái đa dạng như của Vingroup thì câu chuyện trở nên dễ hiểu. Dù mọi lợi nhuận của VinBus đều chỉ để phục vụ phát triển thì lợi ích của Vingroup trong câu chuyện này không thể chỉ tính bằng tiền. Bởi cư dân của chuỗi đại đô thị Vinhomes sẽ là người hưởng lợi đầu tiên khi việc kết nối giao thông được đáp ứng bằng hệ thống bus hiện đại. Bởi thương hiệu ô tô Vinfast sẽ được phổ biến một cách hiệu quả, bởi sự hiện diện trên mọi tuyến đường đô thị.
Vingroup được rất nhiều lợi ích khi tham gia vào lĩnh vực xe bus đô thị. Nhưng quan trọng hơn, cộng đồng được hưởng lợi do có nhiều lựa chọn giao thông từ những lợi ích của doanh nghiệp. Đó là những lợi ích lành mạnh của một nền kinh tế khi mà lợi ích của doanh nghiệp tạo nên lợi ích của xã hội. Đó cũng là điều mà không thể có được khi lợi ích của xã hội chỉ có thể trông chờ vào các doanh nghiệp công ích của nhà nước, được vận hành bởi ngân sách từ những đồng tiền thuế nhỏ bé của người dân.
Kinh tế tư nhân có vai trò như thế nào trong nền kinh tế của đất nước? Kinh tế tư nhân có thể làm được gì cho cộng đồng, và làm thế nào để cân bằng lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, và người dân? Những câu hỏi quan trọng nhất của Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 đều có thể được soi tỏ từ câu chuyện VinBus. Bản thông cáo báo chí của Vingroup về việc ra mắt VinBus trong ngày khai mạc Diễn đàn kinh thế tư nhân 2019, vì thế, chính là bài tham luận hay nhất của diễn đàn này.
Phạm Trung Tuyến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét