Vì sao thế hệ cán bộ sau ít người tài hơn trước?
08/05/2019 - Số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo nhưng vì sao có người nói ‘thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’. Tuần Việt Nam/ Báo VietNamNet mới đây đăng bài viết ‘Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước’ của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông cho rằng: “Người ta cứ nói xã hội nhiều khủng hoảng nhưng với tôi khủng hoảng lớn nhất là con người. Thế hệ sau ít người tài hơn thế hệ trước...” Ý kiến này rất đáng suy ngẫm chỉ trên khía cạnh chất lượng cán bộ trong năm, sáu thập kỷ qua. Phải nói rằng người tài thuộc nhiều lĩnh vực là rất nhiều. Vấn đề là số lãnh đạo yếu kém, vô cảm trước những người dân gặp khốn khó thì không ít và phẩm chất, lý tưởng cách mạng nơi họ không còn như thế hệ cán bộ ngày xưa. Ngày trước, đã là người lãnh đạo thì lý tưởng cách mạng, khát vọng phấn đấu, mong muốn được cống hiến luôn được đặt lên trên hết.
Chúng ta hẳn cũng biết, bằng cấp của các thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều không hẳn là cao. Trong số đó, có người còn chưa học tú tài hoặc chỉ đến cấp tú tài hay cao đẳng. Cả Bộ Chính trị các khoá 2, 3 tìm mỏi mắt cũng không có ai tốt nghiệp đại học, chứ chưa nói tới học vị tiến sĩ.
Nhưng các lãnh đạo tiền bối ấy lại có một nền tảng chính trị, văn hoá, quân sự... hết sức vững chãi mà các thế hệ sau có lẽ rất khó bì nổi. Họ coi việc tự học là nhiệm vụ bắt buộc để có đủ kiến thức lãnh đạo khi Đảng tin tưởng phân công.
Như trường hợp đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một ví dụ điển hình. Ông không chỉ là nhà quân sự tài năng mà còn là nhà chính trị xuất sắc nhờ chịu học từ chính anh em cấp dưới. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông mời từng nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, hoạ sĩ... có trình độ, kiến thức và uy tín đến cơ quan giảng giải cho ông nghe về từng lĩnh vực văn nghệ. Vì thế, giới văn nghệ sĩ rất nể trọng ông.
Theo tôi biết, thế hệ lãnh đạo ngày ấy viết báo, viết sách thực thụ, bằng tư duy, công sức của mình chứ không nhờ người khác chấp bút còn mình đứng tên. Các trợ lý, thư ký giúp việc có muốn tự thay, thêm vào bài viết của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... một dấu chấm, dấu phảy cũng không hề đơn giản bởi những tư duy, suy tưởng ấy đã nằm trong đầu các ông trên nền tảng một “phông” kiến thức đồ sộ.
Ngày nay, số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo. Không chỉ ở các cấp trong Trung ương, các bộ, ngành, tỉnh thành mà ngay cấp cơ sở, có khi chỉ một trưởng phòng chuyên môn cấp huyện mà cũng đã là thạc sĩ, tiến sĩ. Nghe ra thì rất đáng mừng, nhưng thực tế lại có những điều không đơn giản vậy.
Như mới đây, báo chí xới lại chuyện của hơn năm trước về một vị quan chức phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông xưng “mày, tao”, chửi dân như hát, thách thức dân như dân chợ búa. Chẳng biết vị này có bằng tiến sỹ học hành thâm sâu đến đâu nhưng hành xử dưới mức trung bình như vậy.
Rồi trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Sau khi trốn ra nước ngoài hòng thoát tù tội, ông ta buộc phải trở về. Đơn xin đầu thú ông ta viết tại cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khiến người ta khó tin nổi một cán bộ lãnh đạo tỉnh, là nguồn để quy hoạch làm thứ trưởng bộ Công thương mà viết một văn bản ngắn ngủi cũng đầy lỗi chính tả!
Tôi không nghĩ trong số cán bộ lãnh đạo của hệ thống nước nhà có nhiều người tương tự như thế, nhưng những trường hợp nêu trên, đáng buồn, lại không phải là hy hữu.
Dường như, xưa kia, cán bộ, lãnh đạo của chúng ta thường tự học để nâng cao kiến thức, qua đó theo kịp với thời cuộc. Không như một số vị bây giờ học để lấy bằng cấp cho sang, cho oai, muốn đi học thêm và rất thích đi học, bởi qua đó sẽ có được cái mác danh giá về học hàm, học vị, chờ có thời cơ là lấy nó ra để cân, đong, đo, đếm so đo với đồng nghiệp, rồi mong cất nhắc ghế này, ghế nọ.
Vì đâu nên nỗi? Nếu căn nguyên xuất phát từ cái nôi giáo dục của chúng ta chưa ổn thì đó là cái gì? Ở đây tôi chỉ xin đề cập sơ qua câu chuyện đầu vào đại học nóng ran những tháng ngày qua.
Scandal chạy điểm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 bị phát hiện đã cho thấy khâu tuyển sinh có những lỗ hổng đáng sợ vượt ngoài tưởng tượng. Nếu vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra thêm các tỉnh khác, e rằng sẽ còn không ít sai phạm tương tự “lộ sáng”.
Như vậy thì sẽ tệ hại vô cùng nếu nghĩ sâu xa đến giang sơn xã tắc. Người giỏi bị thui chột, mất niềm tin vào sự công chính, trong khi người không đủ năng lực nhưng thừa tiền, thừa quan hệ lại ung dung vào đại học, ra trường lại “chạy” vào chỗ ngon, chạy để được làm lãnh đạo.
Bi kịch của đất nước nhiều khi cũng xuất phát từ đây. Đó là người giỏi thì không có chỗ làm trong nhà nước, buộc phải ra đi, không muốn trở về Tổ quốc bởi sợ phải làm tớ cho thằng dốt, sợ phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh, nặng về phe phái, bè cánh.
Trong khi thế giới người ta đã chuyển từ việc tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể, vào thực lực, thì ở ta bệnh sính bằng cấp, sính danh vẫn trầm kha. Tất yếu nhiều người sẽ chỉ lo “chạy” cho có tấm bằng chứ học thật thì lại thờ ơ.
Đó chỉ là lát cắt nhỏ bé trong vô vàn vấn đề của ngành giáo dục mà nhiều người cho rằng đã cần gióng lên hồi chuông, cần cải tổ lại thật căn cơ, trả lại sự trung thực. Có như vậy tương lai nước nhà mới có được nguồn nhân lực, cán bộ tốt, đủ sức đảm đương lãnh đạo, quản lý đất nước, phục vụ bộ máy chính trị, người tài mới không vắng bóng vì đã tìm “bến đỗ” phương xa.
Còn nếu không, nguy cơ suy vong cũng sẽ đến từ chính nền giáo dục nước nhà.
Quốc Phong
Như trường hợp đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một ví dụ điển hình. Ông không chỉ là nhà quân sự tài năng mà còn là nhà chính trị xuất sắc nhờ chịu học từ chính anh em cấp dưới. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông mời từng nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, hoạ sĩ... có trình độ, kiến thức và uy tín đến cơ quan giảng giải cho ông nghe về từng lĩnh vực văn nghệ. Vì thế, giới văn nghệ sĩ rất nể trọng ông.
Theo tôi biết, thế hệ lãnh đạo ngày ấy viết báo, viết sách thực thụ, bằng tư duy, công sức của mình chứ không nhờ người khác chấp bút còn mình đứng tên. Các trợ lý, thư ký giúp việc có muốn tự thay, thêm vào bài viết của các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... một dấu chấm, dấu phảy cũng không hề đơn giản bởi những tư duy, suy tưởng ấy đã nằm trong đầu các ông trên nền tảng một “phông” kiến thức đồ sộ.
Ngày nay, số cán bộ có trình độ học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngày càng đông đảo. Không chỉ ở các cấp trong Trung ương, các bộ, ngành, tỉnh thành mà ngay cấp cơ sở, có khi chỉ một trưởng phòng chuyên môn cấp huyện mà cũng đã là thạc sĩ, tiến sĩ. Nghe ra thì rất đáng mừng, nhưng thực tế lại có những điều không đơn giản vậy.
Như mới đây, báo chí xới lại chuyện của hơn năm trước về một vị quan chức phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông xưng “mày, tao”, chửi dân như hát, thách thức dân như dân chợ búa. Chẳng biết vị này có bằng tiến sỹ học hành thâm sâu đến đâu nhưng hành xử dưới mức trung bình như vậy.
Rồi trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Sau khi trốn ra nước ngoài hòng thoát tù tội, ông ta buộc phải trở về. Đơn xin đầu thú ông ta viết tại cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khiến người ta khó tin nổi một cán bộ lãnh đạo tỉnh, là nguồn để quy hoạch làm thứ trưởng bộ Công thương mà viết một văn bản ngắn ngủi cũng đầy lỗi chính tả!
Tôi không nghĩ trong số cán bộ lãnh đạo của hệ thống nước nhà có nhiều người tương tự như thế, nhưng những trường hợp nêu trên, đáng buồn, lại không phải là hy hữu.
Dường như, xưa kia, cán bộ, lãnh đạo của chúng ta thường tự học để nâng cao kiến thức, qua đó theo kịp với thời cuộc. Không như một số vị bây giờ học để lấy bằng cấp cho sang, cho oai, muốn đi học thêm và rất thích đi học, bởi qua đó sẽ có được cái mác danh giá về học hàm, học vị, chờ có thời cơ là lấy nó ra để cân, đong, đo, đếm so đo với đồng nghiệp, rồi mong cất nhắc ghế này, ghế nọ.
Vì đâu nên nỗi? Nếu căn nguyên xuất phát từ cái nôi giáo dục của chúng ta chưa ổn thì đó là cái gì? Ở đây tôi chỉ xin đề cập sơ qua câu chuyện đầu vào đại học nóng ran những tháng ngày qua.
Scandal chạy điểm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 bị phát hiện đã cho thấy khâu tuyển sinh có những lỗ hổng đáng sợ vượt ngoài tưởng tượng. Nếu vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra thêm các tỉnh khác, e rằng sẽ còn không ít sai phạm tương tự “lộ sáng”.
Như vậy thì sẽ tệ hại vô cùng nếu nghĩ sâu xa đến giang sơn xã tắc. Người giỏi bị thui chột, mất niềm tin vào sự công chính, trong khi người không đủ năng lực nhưng thừa tiền, thừa quan hệ lại ung dung vào đại học, ra trường lại “chạy” vào chỗ ngon, chạy để được làm lãnh đạo.
Bi kịch của đất nước nhiều khi cũng xuất phát từ đây. Đó là người giỏi thì không có chỗ làm trong nhà nước, buộc phải ra đi, không muốn trở về Tổ quốc bởi sợ phải làm tớ cho thằng dốt, sợ phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh, nặng về phe phái, bè cánh.
Trong khi thế giới người ta đã chuyển từ việc tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể, vào thực lực, thì ở ta bệnh sính bằng cấp, sính danh vẫn trầm kha. Tất yếu nhiều người sẽ chỉ lo “chạy” cho có tấm bằng chứ học thật thì lại thờ ơ.
Đó chỉ là lát cắt nhỏ bé trong vô vàn vấn đề của ngành giáo dục mà nhiều người cho rằng đã cần gióng lên hồi chuông, cần cải tổ lại thật căn cơ, trả lại sự trung thực. Có như vậy tương lai nước nhà mới có được nguồn nhân lực, cán bộ tốt, đủ sức đảm đương lãnh đạo, quản lý đất nước, phục vụ bộ máy chính trị, người tài mới không vắng bóng vì đã tìm “bến đỗ” phương xa.
Còn nếu không, nguy cơ suy vong cũng sẽ đến từ chính nền giáo dục nước nhà.
Quốc Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét