Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Điện: Diễn kiểu nào cũng dở ông Thủ tướng ơi !!!

Mình thích mấy câu này: "Các nguồn khác cạn kiệt rồi, anh BOT đang bị dồn đến chân tường, kiểu gì rồi cũng phải điều chỉnh, nó không béo ngậy thơm, lừng hoài được. Phải nhờ anh điện gánh vác đỡ"; "Khi anh “vặt lông” giới xe cộ qua BOT, thực chất ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số “dính” trực tiếp đến xe. Nhưng khi đánh vào giá điện là ông đánh đánh vào nồi cơm từng nhà! Không ổn đâu! Làm ơn nhanh tay lên, dội một gáo nước lạnh vào chính cái đầu của mình cho tỉnh ta! Thật đấy các bề trên ạ!". Mình chỉ muốn điều chỉnh một chút: Tác giả nhầm. Đánh vào BOT là đánh vào 100% dân số đấy ạ, vì ai cũng phải ăn, mặc, học hành, y tế, đi lại... Tất cả nguyên nhiên vật liệu sản xuất các hàng hóa phục vụ ăn mặc học hành, y tế, đi lại... và bản thân các hàng hóa này đều cần phải được vận chuyển bằng ô tô từ nguồn nguyên liệu tới nơi sản xuất rồi từ nơi sản xuất đến nơi bán. Trong quá trình đó, kiểu gì chúng cũng phải qua một hoặc vài trạm BOT giao thông nào đó, tức là BOT làm tăng giá bán chúng và 100% dân số đều phải trả giá. Ảnh: Dự là Phúc sẽ ra lệnh giảm giá điện một chút để cả nước lại hân hoan tự sướng và ca ngợi Thủ Tướng sáng suốt, xứng đáng làm Tổng bí thư.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Điện: Diễn kiểu nào cũng dở!
Nguyễn Huy Cường 4-5-2019 Hơn tuần lễ nay dư luận dậy sóng vì câu chuyện điện. Có rất nhiều giả định được nêu trong dân chúng: 1. Các nguồn khác cạn kiệt rồi, anh BOT đang bị dồn đến chân tường, kiểu gì rồi cũng phải điều chỉnh, nó không béo ngậy thơm, lừng hoài được. Phải nhờ anh điện gánh vác đỡ. Khoáng sản đào lên bán sạch, càng bán càng lỗ. Nay bằng mọi cách phải tạo “Nguồn” để nuôi cái cần nuôi.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, ngoài trời và văn bản
2. Dân Việt tiếng thế nhưng rất hiền. Tăng vậy chứ tăng nữa thì họ “Ồn ào nhưng vẫn lặng im” (nộp tiền) như vần thơ của Nguyễn Long mà thôi.
3. Nó là cái thiết yếu, ai kêu thì cứ kêu nhưng cắt điện cho 5 giờ là cong hết lên. Bằng chứng là món BOT đặt trạm ở Bình Thuận thu phí cho Đồng Nai, đặt ở Hà Nội thu cho chặng tận Vĩnh Yên vẫn phải chịu!

4. Dân mạng nói gì thì nói mà nghe với nhau cho … buồn, khi báo chí chính thống không dám dấn thẳng vào vấn đề cốt lõi, chưa sợ.

Tạm nêu từng ấy cách, có thể trúng cái này hay cái khác, hoặc trúng tất, nhưng trúng cái nào cũng dở. Đó là vấn đề sâu sắc, cốt lõi.

Giờ đến chuyện “Diễn”. Hôm, nay xem báo Tuổi trẻ, thấy có bài báo “Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc tăng giá điện”. Hay thật. Nội dung, tính chất cái tin này giống như kiểu “Thủ tướng yêu cầu báo cáo về dịch cúm gà” hoặc “Thủ tướng yêu cầu báo cáo về vụ sập cầu N”, chẳng hạn.

Có nghĩa là, đây là một vấn đề thời sự, một cú nảy sinh, một vụ việc bất thường như hai cái ô tô chở gạch húc vào nhau văng tứ tung ra, gây ảnh hưởng đến vài cái xe khác.


Có hai giả định được nêu: Một là Thủ tướng không biết thật, giờ mới biết, thật đáng trách! Hai là Thủ tướng biết (Sao không biết được một chuyện hệ trọng như thế này), phương án nâng giá điện khủng khiếp, phải là chuyện hệ trọng, làm sao ngành điện “qua mặt” thủ tướng được. Nếu biết mà bây giờ phải làm như xem xét lại rồi chiết giảm một tí chút, như là để trấn an dư luận thì càng phiền.

Hình như (cứ cho là hình như thôi, cho nó lành) ông Thủ tướng bận kinh bang tế thế, không có thời gian quan sát vụ này nên chỉ thấy: Làm như vậy nhân dân “Tâm tư” lắm thôi. Cho nên Ngài hướng đến giải quyết lại, là để giải quyết cái “Tâm tư” thôi, chứ về cốt lõi, từ tàn tàn rồi mọi việc sẽ đâu vào đó!

Rất có thể sau động thái này, ngành điện sẽ “Chấp hành chỉ thị của Thủ tướng” giảm một chút giá điện. Ví như giá điện đang là 100 đồng, vừa rồi tăng lên tới 170 đồng, nay thấy ồn ào quá, sẽ giảm xuống khoảng… 10 đồng, còn 160 đồng, là xong!

Lầm! Khi anh “vặt lông” giới xe cộ qua BOT, thực chất ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số “dính” trực tiếp đến xe. Nhưng khi đánh vào giá điện là ông đánh đánh vào nồi cơm từng nhà! Không ổn đâu!

Làm ơn nhanh tay lên, dội một gáo nước lạnh vào chính cái đầu của mình cho tỉnh ta! Thật đấy các bề trên ạ!


1 nhận xét: