BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU TRẬN 11/5/2019
Duc Trung Nguyen (Lại Trần Mai) - Hai ngày nay (11-12/5/2019) trên các trang mạng liên quan đến trạm BOT BTL-NB và tại các cuộc thảo luận, tranh cãi cá nhân ngoài đời, những người quan tâm đến lần đấu tranh tại trạm ngày 11/5 đều băn khoăn khi phải đánh giá là thắng lợi hay thành công ? Cá nhân tôi có một số ý kiến sau:1) Đấu tranh chỉ thắng lợi nếu đạt được mục tiêu. So với mục tiêu đề ra, rõ ràng đấu tranh tại trạm ngày 11/5 không thành công: Vừa không làm trạm phải xả như lần trước, vừa để rất nhiều ace bị bắt, tức là thiếu an toàn, không chắc chắn.
Tính quả cảm rõ nhất là hầu như tất cả các ace chủ chốt đều phản đối đến tận khi bị bắt; chỉ có 1-2 người bỏ cuộc. Chúng ta còn thấy trong những lần đóng làn trước, mức độ và quy mô đàn áp, bắt người chưa bao giờ cao bằng lần này.
3) Vì thất bại nên mặt kém rất nhiều. Đầu tiên là công tác trao đổi thông tin trên mạng quá kém, từ đó ngộ nhận dự báo số lượng người và xe tham gia cao hơn nhiều lần so với thực tế, dẫn tới chỉ chặn được tối đa 4-6/10 làn nên không buộc chủ đầu tư phải xả trạm.
Hai là người chủ xị phát lệnh quá sớm, dẫn tới đối phương (kể cả gián điệp) có thời gian chuẩn bị kỹ càng để đối phó. Không những bố trí hàng trăm quân và các trang thiết bị tại trạm và các điểm nhạy cảm quanh trạm, mà lần đầu tiên còn tổ chức phân làn xe hai hướng từ rất xa để giảm lượng xe chạy đến trạm, cho phép và đôn đốc xe lưu chuyển nhanh qua 2 làn dành cho xe máy và ô tô quá khổ..., nên lượng xe ứ đọng tại trạm không lớn.
Ba là chủ quan khinh địch. Mặc dù các trinh sát đã báo cáo chênh lệch lực lượng đôi bên quá lớn và đề xuất phương án tạm hoãn, nhưng nhiều người không quan tâm, thậm chí có người to mồm đưa ra thông tin sai về chênh lệch lực lượng, cho rằng chênh lệch lần trước lớn hơn hiện nay nhiều mà Hà Văn Nam vẫn thắng. Đáng nói là chính người này khi tới hiện trường đã lẩn ra một chỗ khá xa, đầu đội mũ, mồm bịt khẩu trang, bàng quan nhìn những gì đang xảy ra trước mắt.
Gây tắc đường được 1 chiều, song không kéo dài được nên trạm không xả
4) Mâu thuẫn giữa các ace càng ngày càng lớn, vụ sau to hơn vụ trước, dính dáng tới nhiều người hơn vụ trước. Có thể nói hầu hết các chị Đại đều không hợp tác với nhau, thậm chí thường xuyên lên mạng bóc phốt nhau ngay trong những ngày chuẩn bị, trong ngày thực hiện và cả trong ngày hôm sau, gây phản cảm mạnh mẽ trong dư luận. Chắc chắn đây cũng là lý do làm lực lượng bị phân tán, chia rẽ, không tạo được sức mạnh tập thể, trong quá trình chuẩn bị người và xe.
5) Cuộc chiến ngày 11/5 chỉ có 2 kết quả: Một là tạo thêm danh tiếng cho ace đấu tranh và làm cho các lãnh đạo cấp cao phải suy nghĩ cân nhắc việc dỡ bỏ trạm. Hai là làm bài học kinh nghiệm cho lần sau, dù trước đó đã có nhiều bài học nhưng rất ít người muốn học.
Chưa biết lần sau sẽ như thế nào, nhưng với thế và lực yếu ớt, lại thêm mâu thuẫn, nghi ngờ nội bộ..., trầm trọng như hiện nay, thì việc tạo dựng được một lần tái xuất nữa sẽ rất khó khăn.
Kinh nghiệm ở Trung Quốc cho thấy trong cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ của sinh viên năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, sinh viên không chuẩn bị kỹ càng và không lượng được sức mình, dẫn tới ép buộc chính quyền quá nhiều đã làm chính quyền phải ra tay tàn sát; phong trào tan nát. Kết quả sau 30 năm (1989-2019), năng lực đấu tranh của sinh viên Trung Quốc đã không thể phục hồi được.
Trước tình hình trên, nhận thấy hiệu quả đấu tranh hiện nay quá thấp, tôi quyết định, trong khi chờ đợi tình hình mới, sẽ tạm dừng trực tiếp tham gia phản đối BOT BTL-NB để làm một số việc khác hữu ích, thiết thực hơn và phù hợp với năng lực của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét