Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

BOT Cai Lậy thể hiện sự nhục nhã của nghề CA

Xem ảnh đám Công an bảo vệ DN thấy nhục nhã quá. Có lẽ đại đa số công an đều đồng tình với lái xe, nhưng vì ăn lương của chính quyền nên đành phải nghe lệnh chính quyền. Các anh công an nếu còn có lương tâm thì nên bỏ nghề công an, tìm nghề khác làm cho thanh thản. Luật sư Tuấn Anh cho biết: “Bức xúc của người dân là vị trí đặt trạm BOT không hợp lý, Bộ GTVT cần vào cuộc thanh tra quy trình đặt trạm để có câu trả lời nhanh nhất. Lực lượng cảnh sát còn rất nhiều việc để làm, không phải đứng canh cho trạm BOT Cai Lậy”.
Qua BOT Cai Lậy, trả tiền lẻ thì có gì sai?
Minh Phong - Đình Việt 01/12/2017 (Dân Việt) Các luật sư đã đưa ra quan điểm quanh việc tài xế trả tiền lẻ qua BOT Cai Lậy (Tiền Giang), lực lượng cảnh sát có được can thiệp? Đối với việc trả tiền lẻ khi qua trạm thu phí, luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng luật Interla cho rằng: “Việc nộp tiền khi qua trạm thu phí bản chất là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015. Giao dịch dân sự này là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật”.

Lực lượng cảnh sát ở khu vực trạm thu phí BOT 
Cai Lậy để giữ gìn an ninh trật tự. Ảnh VNE.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 30.11 trạm thu phí BOT Cai Lậy đã tiến hành thu phí trở lại sau thời gian gián đoạn. Nhiều cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông cũng đã có mặt tại khu vực trạm thu phí. Sau đó, nhiều tài xế khi đi qua trạm đã sử dụng tiền mệnh giá lớn hoặc mệnh giá nhỏ trả tiền và yêu cầu được trả lại 100 đồng tiền thừa. Khu vực trạm thu phí BOT Cai Lậy nhiều lần bị ùn tắc. Hai tài xế đã được công an đưa về cơ quan công an.

Đối với việc trả tiền lẻ khi qua trạm thu phí, luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng luật Interla cho rằng: “Việc nộp tiền khi qua trạm thu phí bản chất là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015.

Cụ thể, khi điều khiển xe lưu thông trên đường, đến trạm thu phí thì tài xế phải nộp một khoản tiền cho nhân viên của trạm để được cho phép lưu thông. Khi tài xế đã nộp tiền xong và nhân viên trạm thu phí đồng ý cho xe lưu thông là các bên đã hoàn thành giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự này là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước đã quy định tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Trạm thu phí BOT Cai Lậy tiếp tục phải "xả trạm" sau khi bị tài xế phản đối. Ảnh Zing.vn.

“Vì vậy, tiền dù ở mệnh giá nào cũng được lưu hành hợp pháp và trạm thu phí không thể từ chối. Bên cạnh đó, cũng không có bất kỳ quy định nào nghiêm cấm dùng tiền lẻ trong giao dịch dân sự. Chính vì vậy, việc các lái xe dùng tiền lẻ để thanh toán khi qua trạm thu phí hoàn toàn không vi phạm pháp luật” – luật sư Hòe cho biết.

Đồng quan điểm, luật sư Trần Anh Tuấn – Đoàn luật sư TP Hà Nội cũng cho rằng, việc dùng tiền lẻ để thanh toán khi qua trạm thu phí là không sai, không vi phạm pháp luật.

“Việc xe qua trạm chậm là do nhân viên của trạm phải kiểm, đếm lại số tiền mà tài xế đã trả, nếu đủ thì sẽ cho xe lưu thông. Vì vậy, việc ùn tắc giao thông một phần là do nhân viên trạm kiểm đếm không nhanh chóng chứ không thể đổ lỗi hoàn toàn cho phía lái xe” – luật sư Tuấn Anh cho biết.

Do đó, theo luật sư Trần Tuấn Anh, hành vi tài xế trả tiền lẻ qua trạm thu phí không thể coi là hành vi gây rối trật tự công cộng.

Tuy nhiên, trong trường hợp tài xế dừng xe yêu cầu được trả lại tiền thừa và có CSGT đề nghị di dời xe ra vị trí khác nhưng tài xế không cho xe di chuyển khỏi làn thì có căn cứ vi phạm lỗi.

“Cảnh sát giao thông không có chức năng can thiệp giải quyết chuyện tài xế trả tiền lẻ nhưng họ có thể ra hiệu lệnh để xe rời khỏi vị trí để tránh ùn tắc, sau đó tài xế tiếp tục giải quyết chuyện trả tiền. Nếu tài xế không tuân thủ có thể vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” – luật sư Tuấn Anh phân tích.

Trong trường hợp xảy ra ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, luật sư Tuấn Anh cho rằng Bộ GTVT, thậm chí là đại diện Chính phủ cần nhanh chóng đứng ra giải quyết bức xúc, thắc mắc của người dân. Bởi “không thể nào cử lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông ngày nào cũng đứng ra canh trạm BOT Cai Lậy”.

Luật sư Tuấn Anh cho biết: “Bức xúc của người dân là vị trí đặt trạm BOT không hợp lý, Bộ GTVT cần vào cuộc thanh tra quy trình đặt trạm để có câu trả lời nhanh nhất. Lực lượng cảnh sát còn rất nhiều việc để làm, không phải đứng canh cho trạm BOT Cai Lậy”.

Bà Lê Thị Thanh Hằng, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM trả lời Zing.vn: "NHNN cung ứng đầy đủ các loại mệnh giá tiền vẫn đang còn lưu hành. Nếu ở địa phương nào, doanh nghiệp có nhu cầu về loại tiền, mệnh giá tiền như thế nào thì họ đề nghị ngân hàng thương mại mà họ mở tài khoản, để được cung ứng. Nếu ngân hàng thương mại không có thì họ yêu cầu NHNN cung ứng.

Tiền vẫn còn lưu hành thì hệ thống sẵn sàng cung cấp. Tuy nhiên, việc cung ứng tùy nhu cầu của người dùng. NHNN cung ứng theo nhu cầu của xã hội chứ không phải hệ thống ngân hàng ép người dân phải sử dụng đồng tiền đó.

Đồng tiền 100 đồng in năm 1992 vẫn chưa đình chỉ lưu hành và vẫn còn giá trị giao dịch. Đối với câu chuyện của BOT Cai Lậy, đơn vị này nếu cần có thể liên hệ với NHNN chi nhánh Tiền Giang để được cung ứng tiền có mệnh giá phù hợp".


http://danviet.vn/ban-doc/qua-bot-cai-lay-tra-tien-le-thi-co-gi-sai-827498.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét