Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

"Đồng chí X" trong "Mối Chúa" của Tạ Duy Anh

"Đồng chí X" trong tiểu thuyết hiện sinh "Mối Chúa" của Tạ Duy Anh
Tiểu thuyết “Mối chúa” được Đãng Khấu-Tạ Duy Anh vay mượn một số thủ pháp cấu tứ tác phẩm, mô tả nhân vật của các nhà văn hiện sinh, một trào lưu tiểu thuyết thịnh hành ở Tây Âu vào những năm 50-60 của thế kỷ trước… Với tiểu thuyết “Mối chúa” (MC), NXB Hội Nhà văn VN ấn hành 2017 đã lập tức bị Cục Xuất bản-Bộ Thông tin-Truyền thông ra quyết định đình chỉ phát hành; MC đang gây nên một cơn sốt trên các trang mạng xã hội…
Trong MC người đọc dễ dàng nhận thấy bóng dáng cái lâu đài bí ẩn vô hình nhưng lại uy hiếp, ảm ảnh biết bao con người trong tiểu thuyết Lâu đài của Frank Kafka… 
Theo dân chạy mánh đất đai, dưới triều đại của đồng chí X, hàng ngày có tới hàng ngàn quyết định cấp đất được ký và với một cấp số nhân về dân oan vì bị cướp đất đã tạo nên những cuộc chiến tranh dành vô nghĩa lý và phi nghĩa lý…

“Lâu đài” của Kafka mang trong một mê lộ ý nghĩa. Đó là một thiết chế quyền lực lỗi thời, độc tài, phi lý, bất công vẫn cứ từng ngày thản nhiên đày đọa con người; một người bị đày đọa cô đơn và xa lạ trước thế giới, sống mòn mỏi trong nỗi bất an; một cộng đồng bị quyền lực ám ảnh từ trong vô thức và từ chối tiếp nhận bất kỳ ai không giống họ; một kẻ tự giao cho mình nhiệm vụ khám phá bản chất quyền lực để giải phóng sự tự do…

Trong các tác phẩm của Kafka, nhìn chung ta sẽ thấy một thế giới u tối, phức tạp và phi lí với nhiều tầng thế lực đan xen, vừa mơ hồ vừa rất thực, và nhân vật chính ở mọi tác phẩm của ông đều là những con người tự giao cho mình nhiệm vụ phải làm rõ ràng cái phi lí đó, thoát ra khỏi cái phi lý đó.

Và xét về nhân vật trong tác phẩm của ông, đó là kiểu nhân vật “khác biệt” – cũng như ông, kiểu người bị nhỏ bé đến thảm hại bị bỏ quên bên rìa của xã hội, đang điên cuồng tìm hiểu về chỗ đứng trong chính thế giới của mình.

Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883, trong một gia đình tư sản Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố Prague lúc bấy giờ thuộc Đế quốc Áo – Hung (đế quốc này sụp đổ năm 1918 và Prague trở thành thủ đô của Czechoslovakia độc lập).


Tiểu thuyết Lâu đài kể về K., một người làm đạc điền đến Lâu đài của bá tước West West để làm việc. Chàng được thông báo là chuẩn bị nhận việc, và một chức sắc trong vùng là Klamm còn viết thư động viên K. làm việc. Tuy có quen một số người như bà chủ quán trọ, anh chàng đưa thư Barnabás và người chị là Olga, thậm chí có người yêu là Frida, nhưng K. không sao đến được lâu đài hay gặp được nhà chức trách để xem kết quả tuyển dụng. 

K. sống trong một thế giới có thực mà cứ như là ảo; anh nhìn thấy Lâu đài, nhưng không sao đến được đó, cũng như không sao gặp trực tiếp được Klamm cũng như chức sắc cao nhất trong vùng. Dù đã cố gắng hết sức để tìm hiểu Lâu đài – thiết chế quyền lực thống trị nhưng K. vẫn không thể lý giải nổi nó. K đành phải chờ và sống mòn mỏi, kiệt sức trong cảnh lo âu chờ đợi, trong khi những người dân làng không chấp nhận chàng, cô người yêu Frida cuối cùng cũng mệt mỏi bỏ rơi K. để theo một tên phụ tá của chính chàng. Kết thúc câu chuyện K. vẫn còn lang thang vô định trước tòa lâu đài.

Nhân vật Mr. Đại trong MC giống nhân vật Klamm trong tiểu thuyết Lâu đài; Mr Đại trú ngụ trong một cái biệt thự nào đó chưa ai được gặp ông ta, người có khả năng điều tiết, chi phối, quyết định tới các dự án đất đai hiện lên trong MC của Tạ Duy Anh: vừa bí hiểm, vừa nhân từ, vừa tàn ác, vừa dân chủ, vừa độc tài, vừa ga lăng vừa mafia, vừa Bá Kiến… tùy vào góc nhìn, khả năng tiếp cận khai thác của dân chạy dự án đất đai…

MC còn kế thừa, vay mượn các dàn truyện, những cuộc chạy đua vô tận trong bóng tối với những sự đợi chờ vô vọng của GodoWaiting for Godot (tạm dịch: Chờ đợi Godot hay Trong khi chờ Godot) là vở kịch của Samuel Beckett - nhà văn được giải Nobel Văn học.

Nếu Lâu đài và Đợi chờ Godot đã xây dựng các nhân vật vô vọng trong các cuộc chạy đua theo các giả trị ảo thì các nhân vật trong MC đang lao như thiêu thân để tranh đoạt các dự án đất đai… Người nắm quyền lực, cục nam châm thu hút các cuộc chạy đua này là một nhân vật bí hiểm và bí ẩn như nhân vật Klamm trong tiểu thuyết Lâu đài của Kafka…

Đợi chờ Godot là tác phẩm được đánh giá là “Vở kịch tiếng Anh” đáng lưu ý nhất thế kỷ 20.[1] Đây là tác phẩm nói về hai người đàn ông cả đời chờ đợi một nhân vật không quen biết tên là "Godot", Godot viết giống như God (Chúa Trời)…

Waiting for Godot là một tác phẩm tiêu biểu cho loại kịch phi lý. Nó không có cốt truyện, cũng không có cao trào. Cũng có thể gọi nó là bi kịch mang tính chất trào lộng. Ở đây, Beckett muốn gửi đến khán giả 1 thông điệp mang tính hư cấu, tượng trưng cho hình ảnh xã hội hiện đại hoang tàn hay sự cô độc và ý thức đang bị già cỗi của con người hiện đại. Tuy nhiên, thông điệp đó lại được thể hiện hết sức thú vị qua những tình tiết hài hóa bi kịch.[2]) (WikiPedia )

T/S Alan Phan đã viết về vở kịch Đợi chờ Godot như sau:

“Tôi nhớ năm đầu của đại học, trong môn Nghệ Thuật 101, tôi phải xem một vở kich của Samuel Beckett tựa đề là Waiting for Godot. Tóm lược của kịch bản là hai anh lãng tử dưới gốc cây sồi trọc lá, nói chuyện và tranh luận về đủ mọi đề tài trong khi đợi một người tên là Godot mà họ có hẹn.

Vài nhân vật khác cũng đi ngang chỗ đợi, tương tác cùng hai nhân vật chính, rất phức tạp và mâu thuẫn như trong một giấc mơ. Cuối cùng, Godot không bao giờ xuất hiện, vì có lẽ ông chỉ là một nhân vật tưởng tượng của hai anh lãng tử trên.

Vở kịch bắt đầu khoảng 10 phút là tôi quay ra ngủ ngon lành. Chuyện vớ vẩn của 2 anh “khùng” không liên quan gì đời sống hay cảm xúc của tôi. Ngược lại, con bé đi “date” cùng, có một mùi nước hoa nhè nhẹ như hoa lài cộng hưởng với mùi con gái vừa lớn. Cho nên khi đó, Godot thực đang ngồi cạnh tôi, đẹp tuyệt vời và những lời lảm nhảm trên sân khấu chỉ làm tôi khó chịu.

Ba năm sau, tôi tình cờ coi lại vở kịch. Hôm đó, tôi vừa thất tình, vừa bị cảm cúm, mệt ngất ngư nhưng không muốn nằm trên giường than thân trách phận. Lần này tôi có chút đồng cảm hơn với 2 chàng lãng tử. Họ loay hoay trong những hành động vô nghĩa và vớ vẩn vì chung quanh họ, từ môi trường đến những con người giao thoa đều thể hiện cái “hư không” trong nội tại của mình. Chúng ta ăn uống, suy nghĩ, đàm thoại, yêu ghét, làm việc, lo lắng…vì đây là những kỹ năng xã hội đã huấn luyện và trao trách cho chúng ta. Trong khi đó, chúng ta vẫn cứ hy vọng là Godot sẽ đến và sẽ đem một vài ý nghĩa gì đó cho cuộc sống. Dĩ nhiên, Godot (theo suy diễn là God hoặc idiot?) không bao giờ xuất hiện.

Beckett là một tác giả thuộc trường phái hiện sinh (existentialism). Cùng với Camus, Sartre, Kafka, Dostoyevsky,…các ông này luôn luôn ngồi trên tháp ngà của trí thức để suy ngẫm về những “phù du, ảo tưởng” của kiếp người. Những ngày cón là sinh viên, sách của các ông là gối đầu giường của tôi. Vả lại, những suy tưởng và túi khôn của các ông giúp anh sinh viên trẻ “làm dáng trí thức” và chiêu thức “cuộc sống vô nghĩa” cũng lôi kéo được khá nhiều bạn nữ lên giường.

Ra trường đời, tôi phải tạm quên các ông. Phải lao đầu vào việc mưu sinh để kiếm tiền nuôi vợ con, phải loay hoay bò mỗi ngày quanh miệng chén vì nợ nần ngập đầu không buông tay được. Khi khôn ra, lòng tham lại nặng hơn ý chí tự do; nhất là cảm nhận luôn bất an nhìn về tương lai khi sức khỏe và may mắn không còn. Thấm thía những bài học thời trẻ từ các ông, nhưng cuộc đời vẫn là một bẫy sập không ra được. Và cũng trong những loay hoay đó, tôi bắt đầu chờ Godot…”


MC của Tạ Duy Anh viết kiếp phù du của con người xoay quanh canh bạc đất đai; tìm mọi cách được tiếp kiến Mối chúa - Đồng chí X -  để được cầm cái … Tạ Duy Anh vay mượn các thủ pháp của Frank Kafka và Samuel Beckett để viết nên Mối chúa…

Chú thích: Theo dân chạy mánh đất đai, dưới triều đại của đồng chí X. hàng ngày có tới hàng ngàn quyết định cấp đất được ký và với một cấp số nhân về dân oan vì bị cướp đất đã tạo nên những cuộc chiến tranh dành vô nghĩa lý và phi nghĩa lý…

Phạm Viết Đào.
(FB Phạm Viết Đào)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét