Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Nhị Đại Công Tử: Tuấn Anh và Tiến Thắng

Nhị Đại Công Tử: Tuấn Anh và Tiến Thắng
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ‘đồng hành’ với Hoa Sen Group từ khi nào?
Đều là dân chơi có tiếng, tiền đông như quân Nguyên thời xâm lăng Đại Việt. Người sinh trong gia đình thế phiệt, kẻ cũng cự phú âm thầm. Tuy nhiên, người trước nổi danh hơn người sau theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cuộc chơi gần nhất của hai công tử cũng diễn ra theo cách rất khác nhau.


Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh 
và vợ là người mẫu Thuỷ Hương. Ảnh minh họa
Người đầu tiên là “cậu ấm” Tuấn Anh. Cái “danh” này chết theo tên ông Tuấn Anh từ hồi ông ta ưu ái cho em vợ là Vũ Tôn triển khai dự án thép. Tốc độ giấy phép dự án như tên bắn khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nhìn vào ao ước và… ai oán. Dự án Thủ tướng dừng rồi và ông ấy mất điểm khá nhiều.

Mới đây, ông ấy với vai trò trưởng Bộ Công đã “cắt” gần 700 giấy phép con. “Cắt” những thứ bất hợp lý đẻ ra nhung nhúc từ 2 nhiệm kỳ trước thì chẳng có gì đáng gọi là đổi mới. Cái hay là làm việc đó trong… 2 tuần.

“Nó “chơi” cái đó hay!”- một đại thụ đã nhận xét về ông Tuấn Anh như vậy. Ít nghe ông ấy khen ai nên tin ông Tuấn Anh “chơi” hay thật. Một chi tiết khác, ông Tuấn Anh không thù vặt và điều này mới đúng “chất chơi”. Tin rằng ông ta đã nhận ra có những người trông chả có gì mà tiền không mua nổi, quyền không dọa được. Và ông ấy chọn cách cầu thị là lắng nghe và nhờ nhiều người (khá ảnh hưởng) để gặp người năm xưa “mắng” mình.

Thật ra chuyện bỏ 700 giấy phép cũng chưa gọi là to tát gì. Bộ Công vẫn còn những “thành trì” khác mà có khi 2 tháng tới, 2 năm nữa ông Tuấn Anh “chơi” chẳng thành; ví dụ như nhóm khoáng sản, nhóm điện (nhiệt/thủy điện). “Chơi” được mấy thứ này thì tôi mới coi ông ấy là “dân chơi” thực sự và xóa cái danh “cậu ấm” mang từ năm trước.

Dân chơi thứ hai là Tiến Thắng- cổ đông lớn nhất góp tới 82% vốn tại công ty có cái BÓT bự ở miền Tây. BÓT này đã đi vào giai thoại khi nổ ra “cuộc chiến tiền lẻ”. Tiến Thắng ắt không ngờ dân nam bộ chất phác, hiền lành lại dám “chơi khô máu” với BÓT mà anh ta mua lại (tôi dùng từ mua, không phải đầu tư).

Thần thiêng nhờ bộ hạ. Lính của Tiến Thắng vừa tham, vừa dốt, vừa lộng quyền khi hết nhờ đến địa phương để đẻ ra thứ quy định riêng (bị dập từ trứng nước) bắt xe đổi tiền lẻ không được dừng ở trạm quá 30s. Trước đó, mà một phó công an xã “vô tình” ném đá phóng viên, công an huyện mời tài xế.

Tiến Thắng muốn điều đình để duy trì BÓT, cụ thể là giá vé 35.000/lượt xuống còn 22.000/lượt. Những cuộc gặp điều đình của Tiến Thắng đều “trong tầm ngắm” cả. Thắng khờ hay hoảng, không quan tâm lắm. Nhưng Tiến Thắng quên bản chất của việc dân phản đối BÓT là do đặt sai vị trí, giá vé chỉ là phụ. Chấp nhận giá ấy chính là chấp nhận cái sai được hợp thức hóa.

Tiến Thắng lo là vì ngoài cái BÓT ở Tiền Giang, công ty Thắng còn mua 2 cái khác. Bắc Ái là nơi Tiến Thắng từng làm CT HĐQT và quan Bắc tuy ái (yêu) nhưng đưa dự án vô Nam mà dân không ưa nên mới có thế cuộc hôm nay. Thế cuộc chống tham nhũng theo yêu cầu của lòng dân! Mà trình độ nhận định chính trị của Tiến Thắng thì…

Khách quan mà nói, so Tiến thắng với ông Tuấn Anh thì Tiến Thắng “không có tuổi”. Từ gốc gác gia đình đến cách chơi, Tiến Thắng chỉ là Thắng “em” (biệt danh của Tiến Thắng. Thắng “anh” khác, còn gọi là Thắng Dụ) về mọi mặt lẫn mọi cấp. Khách quan nhận định, trong “cuộc chơi” sắp tới, ông Tuấn Anh có thể sẽ lại thắng và Tiến Thắng may lắm thì hòa, không ít khả năng bại, có khả năng đại bại.

Chắc chắn sẽ có chân dung riêng cho một trong 2 người, hoặc cả 2. “Ưu tiên” viết về người nào đưa nhân dân vào thế bại. Làm được cho dân dĩ nhiên khen, miễn phí. Riêng Thắng “em”, chỉ nhắn nhủ rằng gia tài ấy xài mãn đời bằng tiền lãi ngân hàng cũng đã ngon thì đừng nên lún sâu. Rút mau còn kịp!

Lò nóng lên lắm rồi…

FB Mai Quốc Ấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét