Khó như tinh giảm biên chế
03/07/2016 - Chuyện tinh giản biên chế, mong muốn là một chuyện nhưng để làm được như mong muốn lại là một chuyện khác. Đối với nước ta việc giảm, rút, sắp xếp là không phải dễ tí tẹo nào.
Chuyện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, chuyện mấy chục phần trăm công chức làm việc thì ít, uống trà buôn dưa thì nhiều thực ra không phải bây giờ mới có người đặt vấn đề. Nhưng nói thì cứ nói thôi, rồi sau đó cứ lòng vòng luẩn quẩn mãi chưa thấy lối ra nào cho khả dĩ.
Hình như cái mác biên chế ở ta từ lâu đã được mặc định một giá trị, giá trị đến nỗi về quê cũng luôn nghe các ông bà hệ trọng hỏi con cháu: Thế đã biên chế chính thức chưa? Nếu trả lời rồi th́ coi như cái sự trọng vọng cũng khác lắm, khả năng được cung rước mâm trên là cầm chắc. Cứ là biên chế của cơ quan nhà nước là oách lắm, thu nhập thế nào chả biết nhưng đi đâu ngồi đâu là đĩnh đạc, to loa chứ không rụt rè ý tứ như mấy ông hợp đồng, vứt!
Câu chuyện "có nên duy trì hình thức biên chế đối với cán bộ công chức Nhà nước" đang được bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn và trong dư luận xã hội những ngày gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng một đất nước có 90 triệu dân và kinh tế phát triển thấp, nhưng có đến 11 triệu người ăn lương, trong số đó có 2,8 triệu công chức. Như vậy cứ 40 người dân phải nuôi một công chức (ở Mỹ là 1/160)
Thực tế ở ta, học hành đã tốn kém, xin việc cũng tốn kém mà kiếm suất biên chế còn tốn kém hơn, mà đã tốn kém thì phải "chiến đấu" để kéo lại. Thế là sinh ra nhũng nhiễu, tham nhũng tiêu cực... hình thành một cái vòng luẩn quẩn không có hồi kết.
Tình trạng nhiều cán bộ công chức dư thừa nhàn tản còn sinh ra nhiều tệ nạn khác như tụ tập nhậu nhẹt, bài bạc và đàm tiếu gây nhiễu loạn xã hội. Vỉa hè, quán xá luôn là "đất thánh" của những chuyện tầm phào như thế. Xôm nhất là chuyện lô đề. Xôm nhì là chuyện bàn về định biên. Lâu nay có nhiều chuyện quốc gia đại sự luôn hầm hập sức nóng ở vỉa hè, nơi hội tụ đủ loại thánh chém, từ cổ cồn đến bác xe ôm, thậm chí bà gánh hàng rong cũng hạ gánh tay phẩy nón tay quất gió ào ào chuyện triều đình.
Trong số những "thánh chém" ấy có không ít người là cán bộ công chức dư thừa nhàn tản sáng cắp ô đi tối cắp về. Những câu chuyện, những vấn đề… cứ nửa kín nửa hở "bí hiểm" liếc mắt ngó quanh rồi bụm tay ghé tai rất chi là hệ trọng, rất chi là "tao chỉ nói với mình mày thôi đấy".
Chuyện biên chế ở ta cứ bảo phức tạp lắm, ghét lắm thật đấy, nhưng phức tạp lắm, ghét lắm là cái chung chung, chứ cụ thể thì biên chế nó vẫn đáng yêu, đáng giá lắm. Tỷ dụ như học xong đại học mà đôn đáo tháo vát, cạy cửa trên lùa cửa nách mà vào được suất biên chế thì hoành tráng tưng bừng, có khi quất vài chục mâm khao họ hàng anh em bạn bè ngay.
Mặc dù có khi tốn kém "quy ra thóc" thì phải tính bằng đôi vụ của mấy mẫu ruộng năng suất cao. Nếu là bò thì có khi phải bán nửa đàn. Nếu ngày xưa học để làm quan thì ngày nay học là phải vào biên chế, cái lý ấy đã ăn sâu vào tâm thức rồi. Đơn giản vì đã vào biên chế là chắc ăn, thừa đâu thải đâu mặc kệ chứ biên chế rồi là cứ rung đùi, yên tâm lớn, chả ai đuổi đi đâu được. Nếu bố, mẹ có nghỉ hưu thì con cái nhằm suất kế thừa biên chế coi như chắc cục gạch.
Vào biên chế, ăn tiêu chuẩn công chức là khó lắm, đắt lắm, chắc lắm. Chính vì thế mỗi khi bàn đến chuyện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế là chuyện xem ra rôm rả, xôm tụ và hệ trọng vô cùng. Không vậy thì làm sao nhiều lần bàn cãi và không ít lần xắn tay quyết liệt nhưng rồi… lại mắc, lại khó. Khó vì không đụng luật nọ cũng dính lệ kia.
Chúng ta cũng đã đưa ra nhiều biện pháp, nhiều cách làm, từ chiêu hiền đãi sỹ đến thi tuyển công chức, áp đặt định mức, khoán lương v..v… Tuy nhiên hiệu quả mang lại là không cao, bộ máy không gọn và số lượng biên chế cũng không hề giảm.
Việc thi công chức ở ta hiện nay mang nặng tính hình thức, nhiều tiêu cực. Chỉ tính riêng môn ngoại ngữ, công chức trung ương nếu thi cho chuẩn thì khoảng 80%, công chức địa phương chắc 85% là trượt, ấy vậy mà đi thi tỷ lệ trượt môn này rất thấp. Nghĩ cũng lạ, công chức của ta lấy đâu ra mà lắm người thông ngoại ngữ như thế và ngoại ngữ có thật là quá cần thiết hơn cả chuyện môn nghiệp vụ không? Qui định này đã ban hành hơn hai chục năm rồi nhưng vẫn không hề thay đổi.
Gần đây chúng ta cũng áp theo một số nước tiên tiến là xác định vị trí việc làm và chuyển đổi vị trí việc làm, cơ cấu ngạch bậc công chức, tiêu chuẩn công chức lãnh đạo… Đây là nhưng biện pháp khá chuẩn và khoa học, áp dụng là đúng. Nhưng ngặt nỗi lại do cái cách làm.
Các nước người ta làm là khách quan, công tâm, công bằng và dứt khoát. Còn ở ta, dù cũng xác định, cũng áp dụng theo người ta, triển khai rất cụ thể, kê khai xác định rất chi tiết rất bảng biểu, đưa vào văn bản thì rất tốt, rất chuẩn nhưng đến khâu tổ chức thực hiện lại rất nhẹ nhàng, thậm chí làm méo mó cái kết quả đáng ra phải có và rồi vẫn đâu vào đấy, hiệu quả không có gì thay đổi.
Ngay cả ở những vị trí lãnh đạo cấp bộ, ngành, một số tỉnh, thành chúng ta cũng đã biết, đã nêu lên cụ thể số lãnh đạo dư thừa vượt quá qui định nhưng rồi cũng chỉ là nêu lên như kiểu biết rồi. Và nêu ra rồi để đấy thôi, chả có gì thay đổi. Đã thực hiện việc tái bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nhưng thực tế người không đủ chuẩn để tái bổ nhiệm là vô cùng ít.
Bà Phạm Chi Lan, người đưa ra ý kiến bỏ hẳn biên chế gây bão trên truyền thông.
Cho nên, chuyện tinh giản biên chế, mong muốn là một chuyện nhưng để làm được như mong muốn lại là một chuyện khác. Đối với nước ta việc giảm, rút, sắp xếp là không phải dễ tí tẹo nào. Giảm ở đâu, giảm ai đây mới là chuyện khó, khi mà mọi sự còn nặng về cảm tính, ngay cả trong thực thi pháp luật. Mỗi một động thái động chạm đến con người là phải nhìn vào các mối quan hệ trên dưới, trong ngoài, con ông nọ cháu bà kia, gia đình dòng họ, truyền thống…
Ngay cả chuyện thi vào công chức, nhiều khi giỏi mà thấy mình chả có quan hệ gì thì chắc suất chầu rìa hoặc quân xanh quân đỏ cho vui thôi. Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo là một việc làm lẽ ra phải công tâm khách quan và đúng luật, nhưng rồi nhiều trường hợp không đúng, không đủ tiêu chuẩn thậm chí là trái qui trình, qui định, nhưng rồi cũng xong, có lào phào xì xầm đôi chút rồi cũng qua. Ngay cả việc ký hợp đồng lao động cũng chưa dám chắc người đứng đầu cơ quan có được hoàn toàn công tâm, khách quan để ký hay không ký đối với từng trường hợp cụ thể.
Nói như thế để hiểu rằng chừng nào cái đặc thù kiểu Việt Nam còn tồn tại thì chừng đó các biện pháp, sáng kiến cải cách, đặc biệt liên quan tới công chức, tới biên chế, giảm biên chế, thậm chí bỏ biên chế còn rất khó được như mong muốn.
Chúng ta đã nhìn thấy thậm chí là nhìn rõ vấn đề, thấy rõ rằng hệ thống các cơ quan nhà nước là công kềnh, số lượng công chức dư thừa quá lớn. Chúng ta cũng đã đặt ra chương trình sắp xếp và thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế… Công bằng mà nói, nhiều chương trình biện pháp đã đề ra, thậm chí có bắt tay thực hiện. Xong, nhìn lại những gì đã làm trong thời gian qua hiệu quả không đáng là bao.
Thiết nghĩ, đã đến lúc dù khó khăn, dù đau đớn nhưng chúng ta cũng phải làm, phải thực sự quyết liệt như một cuộc đại phẫu thì mới có thể có được một bộ máy Nhà nước tinh gọn và hiệu quả. Bộ máy đó đáp ứng được sự đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước và mong mỏi của nhân dân. Và dĩ nhiên, câu chuyện ngồi đâu cũng bàn tán xôm tụ về biên chế phải đến lúc chấm dứt.
Hình như cái mác biên chế ở ta từ lâu đã được mặc định một giá trị, giá trị đến nỗi về quê cũng luôn nghe các ông bà hệ trọng hỏi con cháu: Thế đã biên chế chính thức chưa? Nếu trả lời rồi th́ coi như cái sự trọng vọng cũng khác lắm, khả năng được cung rước mâm trên là cầm chắc. Cứ là biên chế của cơ quan nhà nước là oách lắm, thu nhập thế nào chả biết nhưng đi đâu ngồi đâu là đĩnh đạc, to loa chứ không rụt rè ý tứ như mấy ông hợp đồng, vứt!
Câu chuyện "có nên duy trì hình thức biên chế đối với cán bộ công chức Nhà nước" đang được bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn và trong dư luận xã hội những ngày gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng một đất nước có 90 triệu dân và kinh tế phát triển thấp, nhưng có đến 11 triệu người ăn lương, trong số đó có 2,8 triệu công chức. Như vậy cứ 40 người dân phải nuôi một công chức (ở Mỹ là 1/160)
Thực tế ở ta, học hành đã tốn kém, xin việc cũng tốn kém mà kiếm suất biên chế còn tốn kém hơn, mà đã tốn kém thì phải "chiến đấu" để kéo lại. Thế là sinh ra nhũng nhiễu, tham nhũng tiêu cực... hình thành một cái vòng luẩn quẩn không có hồi kết.
Tình trạng nhiều cán bộ công chức dư thừa nhàn tản còn sinh ra nhiều tệ nạn khác như tụ tập nhậu nhẹt, bài bạc và đàm tiếu gây nhiễu loạn xã hội. Vỉa hè, quán xá luôn là "đất thánh" của những chuyện tầm phào như thế. Xôm nhất là chuyện lô đề. Xôm nhì là chuyện bàn về định biên. Lâu nay có nhiều chuyện quốc gia đại sự luôn hầm hập sức nóng ở vỉa hè, nơi hội tụ đủ loại thánh chém, từ cổ cồn đến bác xe ôm, thậm chí bà gánh hàng rong cũng hạ gánh tay phẩy nón tay quất gió ào ào chuyện triều đình.
Trong số những "thánh chém" ấy có không ít người là cán bộ công chức dư thừa nhàn tản sáng cắp ô đi tối cắp về. Những câu chuyện, những vấn đề… cứ nửa kín nửa hở "bí hiểm" liếc mắt ngó quanh rồi bụm tay ghé tai rất chi là hệ trọng, rất chi là "tao chỉ nói với mình mày thôi đấy".
Chuyện biên chế ở ta cứ bảo phức tạp lắm, ghét lắm thật đấy, nhưng phức tạp lắm, ghét lắm là cái chung chung, chứ cụ thể thì biên chế nó vẫn đáng yêu, đáng giá lắm. Tỷ dụ như học xong đại học mà đôn đáo tháo vát, cạy cửa trên lùa cửa nách mà vào được suất biên chế thì hoành tráng tưng bừng, có khi quất vài chục mâm khao họ hàng anh em bạn bè ngay.
Mặc dù có khi tốn kém "quy ra thóc" thì phải tính bằng đôi vụ của mấy mẫu ruộng năng suất cao. Nếu là bò thì có khi phải bán nửa đàn. Nếu ngày xưa học để làm quan thì ngày nay học là phải vào biên chế, cái lý ấy đã ăn sâu vào tâm thức rồi. Đơn giản vì đã vào biên chế là chắc ăn, thừa đâu thải đâu mặc kệ chứ biên chế rồi là cứ rung đùi, yên tâm lớn, chả ai đuổi đi đâu được. Nếu bố, mẹ có nghỉ hưu thì con cái nhằm suất kế thừa biên chế coi như chắc cục gạch.
Vào biên chế, ăn tiêu chuẩn công chức là khó lắm, đắt lắm, chắc lắm. Chính vì thế mỗi khi bàn đến chuyện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế là chuyện xem ra rôm rả, xôm tụ và hệ trọng vô cùng. Không vậy thì làm sao nhiều lần bàn cãi và không ít lần xắn tay quyết liệt nhưng rồi… lại mắc, lại khó. Khó vì không đụng luật nọ cũng dính lệ kia.
Chúng ta cũng đã đưa ra nhiều biện pháp, nhiều cách làm, từ chiêu hiền đãi sỹ đến thi tuyển công chức, áp đặt định mức, khoán lương v..v… Tuy nhiên hiệu quả mang lại là không cao, bộ máy không gọn và số lượng biên chế cũng không hề giảm.
Việc thi công chức ở ta hiện nay mang nặng tính hình thức, nhiều tiêu cực. Chỉ tính riêng môn ngoại ngữ, công chức trung ương nếu thi cho chuẩn thì khoảng 80%, công chức địa phương chắc 85% là trượt, ấy vậy mà đi thi tỷ lệ trượt môn này rất thấp. Nghĩ cũng lạ, công chức của ta lấy đâu ra mà lắm người thông ngoại ngữ như thế và ngoại ngữ có thật là quá cần thiết hơn cả chuyện môn nghiệp vụ không? Qui định này đã ban hành hơn hai chục năm rồi nhưng vẫn không hề thay đổi.
Gần đây chúng ta cũng áp theo một số nước tiên tiến là xác định vị trí việc làm và chuyển đổi vị trí việc làm, cơ cấu ngạch bậc công chức, tiêu chuẩn công chức lãnh đạo… Đây là nhưng biện pháp khá chuẩn và khoa học, áp dụng là đúng. Nhưng ngặt nỗi lại do cái cách làm.
Các nước người ta làm là khách quan, công tâm, công bằng và dứt khoát. Còn ở ta, dù cũng xác định, cũng áp dụng theo người ta, triển khai rất cụ thể, kê khai xác định rất chi tiết rất bảng biểu, đưa vào văn bản thì rất tốt, rất chuẩn nhưng đến khâu tổ chức thực hiện lại rất nhẹ nhàng, thậm chí làm méo mó cái kết quả đáng ra phải có và rồi vẫn đâu vào đấy, hiệu quả không có gì thay đổi.
Ngay cả ở những vị trí lãnh đạo cấp bộ, ngành, một số tỉnh, thành chúng ta cũng đã biết, đã nêu lên cụ thể số lãnh đạo dư thừa vượt quá qui định nhưng rồi cũng chỉ là nêu lên như kiểu biết rồi. Và nêu ra rồi để đấy thôi, chả có gì thay đổi. Đã thực hiện việc tái bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nhưng thực tế người không đủ chuẩn để tái bổ nhiệm là vô cùng ít.
Bà Phạm Chi Lan, người đưa ra ý kiến bỏ hẳn biên chế gây bão trên truyền thông.
Cho nên, chuyện tinh giản biên chế, mong muốn là một chuyện nhưng để làm được như mong muốn lại là một chuyện khác. Đối với nước ta việc giảm, rút, sắp xếp là không phải dễ tí tẹo nào. Giảm ở đâu, giảm ai đây mới là chuyện khó, khi mà mọi sự còn nặng về cảm tính, ngay cả trong thực thi pháp luật. Mỗi một động thái động chạm đến con người là phải nhìn vào các mối quan hệ trên dưới, trong ngoài, con ông nọ cháu bà kia, gia đình dòng họ, truyền thống…
Ngay cả chuyện thi vào công chức, nhiều khi giỏi mà thấy mình chả có quan hệ gì thì chắc suất chầu rìa hoặc quân xanh quân đỏ cho vui thôi. Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo là một việc làm lẽ ra phải công tâm khách quan và đúng luật, nhưng rồi nhiều trường hợp không đúng, không đủ tiêu chuẩn thậm chí là trái qui trình, qui định, nhưng rồi cũng xong, có lào phào xì xầm đôi chút rồi cũng qua. Ngay cả việc ký hợp đồng lao động cũng chưa dám chắc người đứng đầu cơ quan có được hoàn toàn công tâm, khách quan để ký hay không ký đối với từng trường hợp cụ thể.
Nói như thế để hiểu rằng chừng nào cái đặc thù kiểu Việt Nam còn tồn tại thì chừng đó các biện pháp, sáng kiến cải cách, đặc biệt liên quan tới công chức, tới biên chế, giảm biên chế, thậm chí bỏ biên chế còn rất khó được như mong muốn.
Chúng ta đã nhìn thấy thậm chí là nhìn rõ vấn đề, thấy rõ rằng hệ thống các cơ quan nhà nước là công kềnh, số lượng công chức dư thừa quá lớn. Chúng ta cũng đã đặt ra chương trình sắp xếp và thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế… Công bằng mà nói, nhiều chương trình biện pháp đã đề ra, thậm chí có bắt tay thực hiện. Xong, nhìn lại những gì đã làm trong thời gian qua hiệu quả không đáng là bao.
Thiết nghĩ, đã đến lúc dù khó khăn, dù đau đớn nhưng chúng ta cũng phải làm, phải thực sự quyết liệt như một cuộc đại phẫu thì mới có thể có được một bộ máy Nhà nước tinh gọn và hiệu quả. Bộ máy đó đáp ứng được sự đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước và mong mỏi của nhân dân. Và dĩ nhiên, câu chuyện ngồi đâu cũng bàn tán xôm tụ về biên chế phải đến lúc chấm dứt.
Trịnh Đình Nghi
http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Kho-nhu-tinh-giam-bien-che-398472/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét