Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Nguy cơ bầy đàn từ cơ chế bầy đàn

Nguy cơ bầy đàn từ cơ chế bầy đàn
Một thời đại bầy đàn sẽ sinh ra những thế hệ, thông qua cơ chế lãnh đạo, những lớp người mang tâm lý bầy đàn và bản năng, dục vọng sẽ lên tiếng thay thế tiếng nói của đạo đức, phẩm hạnh hay tình người. Đó là cái giá phải trả của bất kỳ cộng đồng, dân tộc nào sống dưới cơ chế bầy đàn.

Hình ảnh người ta chen chúc nhau, hú hét và đạp rào chắn để tranh chỗ dâng lễ trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào Mồng Mười tháng Ba âm lịch năm nay tại Phú Thọ như một trái phá đánh thẳng vào những ai ngây ngô với niềm tin rằng người Việt Nam rồi đây sẽ tốt đẹp hơn trong chế độ xã hội chủ nghĩa đích thực. Bởi các đời Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ quan điểm: “Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, khi mà kinh tế chúng ta đủ mạnh, đủ bền thì chúng ta sẽ là một thiên đường xã hội chủ nghĩa…”.

Đó là một loại lý lẽ mị tính, chẳng có gì để bàn. Vấn đề cần bàn ở đây chính ở chỗ ngay cả trong lòng miền Bắc, trước năm 1975, hầu như không có kiểu xô bồ như hiện tại. Và tại miền Nam Việt Nam, trước 1975 sạch sẽ, văn minh bao nhiêu thì sau 1975, mọi thứ trở nên xô bồ, hỗn độn bấy nhiêu. Điều này cho thấy vấn đề gì? Và đâu là nguyên nhân?

Trước nhất, hình ảnh người ta chen lấn nhau để chờ ăn sushi miễn phí hay xô dẩy, giẫm đạp nhau để nhận quà, đạp nhau để tranh phết cầu may, chen chúc, hú hét, giẫm đạp lên nhau để đội lễ lên đền Hùng… Tất cả đều khái quát tính bầy đàn và man rợ mà những đám đông này có được.

Điều này có phải do nguyên nhân từ chỗ xếp hàng chầu chực miếng thiếu ăn, sợ đói khổ và sợ cắt mất phần ăn ở thời kinh tế tập trung bao cấp để lại? Phải, nhưng đó chỉ là một phần của nguyên nhân. Thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kéo qua đất nước này đã ngót nghét 30 năm, kể từ 1986 đến 2016. Ba mươi năm đủ để người ta thay đổi cho hợp thời đại và hợp với phông văn hóa chung. Hơn nữa suốt 30 năm không có xếp hàng chầu chực miếng ăn, không đến nỗi đói khổ, không đến nỗi quá lo lắng về miếng ăn, cái mặc nhưng tại sao người ta vẫn cứ hành xử mông muội, bầy đàn?

Điều này bắt buộc phải coi lại chế độ cầm quyền, bởi đó là thứ qui luật đương nhiên, một chế độ cầm quyền tử tế sẽ cho ra những sách lược tử tế và có những chính sách xã hội tử tế để cuối cùng là một xã hội tử tế hình thành dưới chế độ cầm quyền đó. Ngược lại, một chế độ cầm quyền bầy đàn và mông muội sẽ sinh ra những sách lược bầy đàn, mông muội để cuối cùng là kéo theo cả một dân tộc bầy đàn, mông muội dưới bàn tay cai trị của chế độ đó.

(Còn một phần rất dài không đăng ở đây)
Viết Từ Sài Gòn
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét