Làm gì để không rơi vào tình trạng vỡ nợ ?
Lai Tran Mai: Tiếp theo bài "Thế giới xóa nợ cho nước nghèo như thế nào ?", mình giới thiệu thêm bài này cũng trích trong cuốn sách mình mới viết nháp xong: Kinh tế vĩ mô và những cân đối chủ yếu của nền kinh tế vĩ mô (đây là tài liệu về kinh tế vĩ mô nên không bàn về xóa nợ cho DNNN).1) Mặt được nếu tuyên bố phá sản
Một đất nước không thể thanh toán được dịch vụ nợ được gọi là nước mất khả năng thanh toán; điều này xảy ra ngay cả khi nước đó vẫn có khả năng thanh toán dài hạn, việc mất khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ là tạm thời. Tuy nhiên hiện tượng này trái ngược với việc một nước chủ động, đơn phương từ chối trả nợ. Việc đột nhiên tuyên bố không trả nợ thường hiếm khi xảy ra, không chỉ vì không thể vay tiền rồi đến nay lại tuyên bố mất khả năng trả nợ nên không trả, mà còn vì các nước đều lo ngại sẽ bị cấm vận và không thể tham gia thị trường vốn quốc tế trong tương lai.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy tất cả các cuộc từ chối trả nợ đều gắn với các cuộc cách mạng, chiến tranh hoặc khủng hoảng, biến đổi xã hội sâu sắc. Ví dụ sau cách mạng tháng 10 Nga 1917, nhà nước vô sản ra đời đã tuyên bố không công nhận các khoản nợ nước ngoài mà chế độ Sa hoàng đã vay nợ. Dĩ nhiên, ở Việt Nam cũng có chuyện như vậy.
2) Tổn thất do từ chối trả nợ
Trước đây, nếu một quốc gia không chịu trả nợ, chiến tranh sẽ nổ ra để buộc nước kia phải tôn trọng trách nhiệm trả nợ. Ngày nay, các biện pháp buộc khách hàng trả nợ không có yếu tố chiến tranh bạo lực song cũng rất khắc nghiệt.
Biện pháp đầu tiên là cả thế giới thống nhất tịch thu tài sản của nước đó ở ngoài nước. Vì phần lớn nợ quốc gia là nợ của nhà nước nên các tài sản bị tịch thu sẽ là tài sản công, gồm nhà cửa, máy bay, tầu bè, dự trữ ngoại tệ và tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài...
Thứ hai là tịch thu các khoản tiền mà nước quịt nợ xuất khẩu có được khi bán hàng ra nước ngoài. Các ngân hàng quốc tế sẽ hỗ trợ nhau thu giữ số tiền xuất khẩu của nước quịt nợ.
Thứ ba, nước quịt nợ bị trục xuất ra khỏi thị trường tài chính quốc tế, nhất là thị trường vốn quốc tế. Đây là điều nước quịt nợ lo lắng nhất vì không chỉ không được vay vốn dài hạn, nước này còn bị cắt tất cả các nguồn vốn thương mại rất cần thiết để thực hiện quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế phục vụ cho nền kinh tế.
Thứ tư, thế giới có thể đồng loạt hạn chế hoặc hoàn toàn không nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước quịt nợ. Khi đã không thể xuất khẩu cũng không thể vay mượn tiền quốc tế thì nước quịt nợ sẽ phải ra khỏi hệ thống thương mại quốc tế, trở thành nước hoàn toàn tự cung tự cấp.
Những nhà môi giới và đối tượng tham gia thị trường này là ai ? Đầu tiên là các ngân hàng thương mại nhỏ; họ không có vốn nhiều để đầu tư quá dài hạn cho quá trình thu hồi nợ xấu nên phải tham gia để bán những khoản nợ khó thu hồi này, vừa có thể thu lại được một số tiền, vừa không phải tham gia vào các kế hoạch cơ cấu lại nợ cho nước khủng hoảng, trong đó sẽ có các điều khoản mà những ngân hàng nhỏ khó đáp ứng như cấp tín dụng cho vay mới, giảm nợ, xóa nợ...
Trái lại, về phía các ngân hàng lớn, họ buộc phải trực tiếp tham gia xử lý nợ cho nước khủng hoảng vì hai lý do chính. Một là nếu họ bán ra khối lượng nợ quá lớn, giá trị của chúng sẽ giảm rất mạnh; do đó sẽ vừa thiệt hại cho bản thân, vừa ảnh hưởng tới tất cả các ngân hàng cho vay khác. Hai là các nguyên tắc ngân hàng và kế toán đòi hỏi trong tất cả các bảng cân đối tài sản, các ngân hàng phải bảo chứng (bảo đảm) tất cả các khoản cho vay nhượng lại dưới giá trị danh nghĩa của chúng. Khi nhượng lại các khoản cho vay với giá quá thấp so với giá trị danh nghĩa, các ngân hàng thương mại sẽ mất khối lượng vốn rất lớn (thuật ngữ chuyên môn là giảm giá trị), từ đó làm giảm thanh danh của ngân hàng.
Ở đây cũng không thể bỏ qua vai trò của hệ thống thuế. Các ngân hàng thành lập quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản cho vay mạo hiểm hay cho vay có độ rủi ro cao. Nhờ dự trữ phòng ngừa này, các ngân hàng vẫn có thể đảm bảo sự ổn định lâu dài vốn tài chính riêng của mình. Để lập quỹ dự phòng, các ngân hàng khi cấp các khoản tín dụng cho vay tiêu dùng, đều dành một phần lợi nhuận đưa vào quỹ dự phòng. Trong trường hợp không thu hồi được nợ đã cho vay, các ngân hàng giảm tín dụng bên phần tài sản có đồng thời bù đắp bằng vốn dự phòng vào phần tài sản nợ. Nhờ đó quỹ riêng của ngân hàng không gặp tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong phần lớn các nước, nhà nước không miễn thuế cho quỹ dự phòng này, trong khi lại miễn thuế cho các khoản khấu hao (thu hồi vốn đã đầu tư) hay một số chi phí hoạt động khác. Điều này không khuyến khích các ngân hàng duy trì mức dự phòng cao nên ảnh hưởng tới xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Thứ hai là tịch thu các khoản tiền mà nước quịt nợ xuất khẩu có được khi bán hàng ra nước ngoài. Các ngân hàng quốc tế sẽ hỗ trợ nhau thu giữ số tiền xuất khẩu của nước quịt nợ.
Thứ ba, nước quịt nợ bị trục xuất ra khỏi thị trường tài chính quốc tế, nhất là thị trường vốn quốc tế. Đây là điều nước quịt nợ lo lắng nhất vì không chỉ không được vay vốn dài hạn, nước này còn bị cắt tất cả các nguồn vốn thương mại rất cần thiết để thực hiện quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế phục vụ cho nền kinh tế.
Thứ tư, thế giới có thể đồng loạt hạn chế hoặc hoàn toàn không nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước quịt nợ. Khi đã không thể xuất khẩu cũng không thể vay mượn tiền quốc tế thì nước quịt nợ sẽ phải ra khỏi hệ thống thương mại quốc tế, trở thành nước hoàn toàn tự cung tự cấp.
Ngoài ra còn có một số biện pháp cứng rắn khác liên quan tới cả chính trị, xã hội...
Như vậy lịch sử đã chứng minh những đòn trả đũa áp dụng cho các nước quịt nợ rất đa dạng; chúng có thể được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần, từ khai trừ ra khỏi thị trường vốn quốc tế trong một thời kỳ ngắn hạn để các bên cùng nghiên cứu giải pháp xử lý.
Tuy nhiên thực tế đáng ngạc nhiên là cuối cùng các nước luôn luôn đảm bảo thanh toán nợ lại thường không nhận được các khỏan tín dụng nhiều như các nước đã có nhiều lần không trả được nợ. Ngược lại, những nước nợ nhiều, thậm chí phá sản, lại được xóa nợ tới 60% tính theo giá trị hiện tại hóa. Điều này xuất phát từ động cơ của người cho vay.
3) Động cơ của người cho vay
Hai câu hỏi thường được đặt ra: Tại sao có những giai đoạn các ngân hàng đua nhau cho vay, thậm chí cho vay dưới chuẩn, và khi nổ ra khủng hoảng nợ thì họ xử lý như thế nào ?
Đối với câu hỏi đầu tiên, có một số cách lý giải như sau: thứ nhất, lãi suất tăng lên cao và biến động bất lợi của hệ số ngoại thương đã gây khó khăn cho các nước nợ, nên để giúp các nước nợ thoát khỏi tình trạng này, các nước chủ nợ thường phải cho vay nhiều hơn.
Như vậy lịch sử đã chứng minh những đòn trả đũa áp dụng cho các nước quịt nợ rất đa dạng; chúng có thể được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần, từ khai trừ ra khỏi thị trường vốn quốc tế trong một thời kỳ ngắn hạn để các bên cùng nghiên cứu giải pháp xử lý.
Tuy nhiên thực tế đáng ngạc nhiên là cuối cùng các nước luôn luôn đảm bảo thanh toán nợ lại thường không nhận được các khỏan tín dụng nhiều như các nước đã có nhiều lần không trả được nợ. Ngược lại, những nước nợ nhiều, thậm chí phá sản, lại được xóa nợ tới 60% tính theo giá trị hiện tại hóa. Điều này xuất phát từ động cơ của người cho vay.
3) Động cơ của người cho vay
Hai câu hỏi thường được đặt ra: Tại sao có những giai đoạn các ngân hàng đua nhau cho vay, thậm chí cho vay dưới chuẩn, và khi nổ ra khủng hoảng nợ thì họ xử lý như thế nào ?
Đối với câu hỏi đầu tiên, có một số cách lý giải như sau: thứ nhất, lãi suất tăng lên cao và biến động bất lợi của hệ số ngoại thương đã gây khó khăn cho các nước nợ, nên để giúp các nước nợ thoát khỏi tình trạng này, các nước chủ nợ thường phải cho vay nhiều hơn.
Thứ hai là các chủ nợ thường không thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các con nợ như đã phân tích ở mục II.
Thứ ba là các tình huống lịch sử. Ví dụ trong cuộc khủng hoảng dầu lửa thập kỷ 1970, các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC đã có thặng dư ngoại tệ khổng lồ (gọi là đô la dầu lửa), đem gửi ở các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này cần đem cho vay lấy lãi. Vì trong thập kỷ 1970, để ngăn chặn lạm phát ngày càng tăng cao nên các nước công nghiệp thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và ngân sách, do đó họ không có nhu cầu vay tiền. Vì vậy các ngân hàng thương mại chỉ còn đối tượng cho vay chủ yếu là các nước đang phát triển. Các nước này có nhu cầu chi tiêu cao và quản lý yếu kém, nên ồ ạt vay. Kết quả là trong khi cán cân vãng lai của các nước công nghiệp thường xuyên thặng dư thì cán cân vãng lai của các nước đang phát triển không xuất khẩu dầu lửa đã thâm hụt nghiêm trọng. Cuối cùng cái gì phải tới đã tới: Cuộc khủng hoảng nợ năm 1982 bùng nổ ở Mêhicô và lan sang nhiều nước khác.
Ngân hàng làm nhiệm vụ trung gian tài chính và cũng là người hứng chịu rủi ro từ hai phía. Về nguyên tắc, các ngân hàng để giảm độ rủi ro phải tránh không tập trung cho vay chỉ một vài khách hàng. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều ngân hàng đã không áp dụng nguyên tắc này. Nếu tình hình thuận lợi, ngân hàng sẽ thu lợi cao mà không tốn nhiều chi phí như cho vay quá nhiều đối tượng khách hàng với mỗi khoản cho vay không lớn. Trong trường hợp ngược lại, chỉ cần một khách hàng lớn phá sản, sẽ ngay lập tức dẫn tới khủng hoảng 1 ngân hàng và báo động khủng hoảng toàn hệ thống ngân hàng. Đã có nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra, buộc các nhà nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, phải can thiệp cứu hệ thống ngân hàng, như mua lại và dùng ngân sách bù đắp những tổn thất của ngân hàng. Dĩ nhiên người đóng thuế sẽ phải gánh chịu những chi phí này.
4) Cân bằng để không bị phá sản
Cuộc khủng hoảng nợ Mêhicô năm 1982 dẫn tới khủng hoảng nợ quốc tế trầm trọng đã làm mất niềm tin của thế giới về khả năng trả nợ của các nước đang phát triển. Các ngân hàng cho vay bất ngờ “phát hiện” ra khách hàng của họ không chỉ kém quản lý nền kinh tế mà còn kém quản lý cả các khỏan tiền vay mượn. Nhiều ngân hàng đã dành toàn bộ 100% vốn của mình chỉ để cho 1-2 nước Mỹ la tinh vay. Khi các nước này vỡ nợ, các ngân hàng cũng sẽ phá sản theo. Nếu các con nợ chỉ vỡ nợ từng phần hoặc tạm thời treo nợ vì chưa cân đối ngân sách kịp thời, thì tình hình còn có thể cứu vãn được. Thực tế hiếm có nước nào dám từ chối trả nợ hoàn toàn vì như thế đất nước sẽ bị cô lập, nên cả hai phía, chủ nợ và con nợ đều tìm mọi cách ngăn chặn để không dẫn tới tình huống con nợ tuyên bố phá sản.
Lúc khởi đầu, ngân hàng có ba mục tiêu:
Ngân hàng làm nhiệm vụ trung gian tài chính và cũng là người hứng chịu rủi ro từ hai phía. Về nguyên tắc, các ngân hàng để giảm độ rủi ro phải tránh không tập trung cho vay chỉ một vài khách hàng. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều ngân hàng đã không áp dụng nguyên tắc này. Nếu tình hình thuận lợi, ngân hàng sẽ thu lợi cao mà không tốn nhiều chi phí như cho vay quá nhiều đối tượng khách hàng với mỗi khoản cho vay không lớn. Trong trường hợp ngược lại, chỉ cần một khách hàng lớn phá sản, sẽ ngay lập tức dẫn tới khủng hoảng 1 ngân hàng và báo động khủng hoảng toàn hệ thống ngân hàng. Đã có nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra, buộc các nhà nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, phải can thiệp cứu hệ thống ngân hàng, như mua lại và dùng ngân sách bù đắp những tổn thất của ngân hàng. Dĩ nhiên người đóng thuế sẽ phải gánh chịu những chi phí này.
4) Cân bằng để không bị phá sản
Cuộc khủng hoảng nợ Mêhicô năm 1982 dẫn tới khủng hoảng nợ quốc tế trầm trọng đã làm mất niềm tin của thế giới về khả năng trả nợ của các nước đang phát triển. Các ngân hàng cho vay bất ngờ “phát hiện” ra khách hàng của họ không chỉ kém quản lý nền kinh tế mà còn kém quản lý cả các khỏan tiền vay mượn. Nhiều ngân hàng đã dành toàn bộ 100% vốn của mình chỉ để cho 1-2 nước Mỹ la tinh vay. Khi các nước này vỡ nợ, các ngân hàng cũng sẽ phá sản theo. Nếu các con nợ chỉ vỡ nợ từng phần hoặc tạm thời treo nợ vì chưa cân đối ngân sách kịp thời, thì tình hình còn có thể cứu vãn được. Thực tế hiếm có nước nào dám từ chối trả nợ hoàn toàn vì như thế đất nước sẽ bị cô lập, nên cả hai phía, chủ nợ và con nợ đều tìm mọi cách ngăn chặn để không dẫn tới tình huống con nợ tuyên bố phá sản.
Lúc khởi đầu, ngân hàng có ba mục tiêu:
Thứ nhất, tập hợp lại thành một mặt trận chung để đối phó với các nhà nước đã vay tiền của mình. Thực vậy, trong bối cảnh rối ren và thiếu thông tin như vậy, mỗi ngân hàng không nên tự hành động một mình để tránh rủi ro, đặc biệt là không nên cấp các khoản tín dụng mới với hy vọng giúp nhà nước nợ có thể cải thiện tình hình. Mặt khác, nếu tất cả các ngân hàng chủ nợ đều ngừng cho vay mới, cuộc khủng hoảng tiền mặt thanh toán nợ sẽ càng tồi tệ hơn, có thể cả những nước có năng lực trả nợ cũng sẽ trở thành không có khả năng trả nợ. Để tránh đẩy tất cả xuống hố, các ngân hàng chủ nợ phải tập hợp lại, hình thành câu lạc bộ tham gia quản lý, xử lý nợ của quốc gia liên quan.
Thứ hai, các ngân hàng phải buộc các nước nợ cam kết sẽ trả nợ; đặc biệt các ngân hàng chủ nợ kiên quyết phản đối thu xếp xóa nợ. Hai mục tiêu trên dẫn tới mục tiêu thứ ba: Phải tuyệt đối tránh không làm tan vỡ hệ thống tài chính của các con nợ. Trong các vụ xử lý khủng hoảng nợ từ năm 1982 đến nay, nguyên tắc thứ ba có vai trò quan trọng nhất.
Tiếp theo ba mục tiêu trên, các ngân hàng và các nước nợ cao phải đồng loạt tuyên truyền nguy cơ một cuộc khủng hoảng mất khả năng chi trả của nhiều ngân hàng và quốc gia liên quan, và nguy cơ đổ vỡ hàng loạt trung tâm kinh tế, tài chính, ngân hàng thế giới. Điều này có tác dụng buộc các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà lãnh đạo các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải nhập cuộc.
Trong các giai đoạn phát triển bình thường, giới lãnh đạo quốc gia và quốc tế thường xuyên tuyên bố sẽ không can thiệp cứu trợ bất cứ ngân hàng thương mại nào để các ngân hàng thương mại khi cho vay phải tính toán cẩn thận, không thể liều mạng cho vay các khoản có độ rủi ro cao. Nhưng trước nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia và quốc tế, dẫn tới suy sụp sản xuất và thất nghiệp hàng loạt, họ không thể cứ đứng ngoài cuộc. Họ sẽ phả tham gia trợ giúp các ngân hàng gặp khó khăn bằng các nguồn tín dụng và qua các cuộc đàm phán tìm giải pháp chấp nhận được cho tất cả các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng.
V. CÁC THỂ CHẾ VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ
Có ba khái niệm quan trọng trong các cuộc đàm phán: (i) Kéo dài thời gian trả nợ, (ii) Điều chỉnh, thay đổi kỳ hạn và/hoặc các điều kiện kèm theo, và (iii) Giảm nợ.
Kéo dài thời gian trả nợ chỉ đơn giản là gia hạn, lùi hay kéo dài thời gian trả nhưng không thay đổi giá trị hiện tại hóa của các khoản phải trả dự kiến của vốn gốc. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thu hồi lại đủ số vốn đã cho vay và số lãi tương ứng tính theo giá trị hiện tại hóa. Ngân hàng sẽ không mất gì, chỉ có điều thời gian thu hồi vốn và lãi sẽ lâu hơn. Nhờ thỏa thuận này, nước nợ có thể vay thêm để tái cơ cấu và phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện trả được nợ trong tương lai.
Thay đổi kỳ hạn và/hoặc các điều kiện kèm theo giải quyết vấn đề một cách sâu sắc hơn vì nó không chỉ gồm thay đổi, cơ cấu lại các lịch trình và thời điểm trả nợ gốc và lãi, mà còn bổ sung các điều kiện, quy định kèm theo số nợ đó gắn với các khoản tín dụng cấp mới. Đặc biệt một trong các điều kiện đi kèm là lãi suất. Trên thực tế phần lớn các khoản cho vay các nước đang phát triển đều áp dụng lãi suất biến động, chủ yếu gắn với lãi suất LIBOR. Lãi suất biến động này cao hơn lãi suất LIBOR và biến động theo LIBOR, ví dụ bằng LIBOR+1. LIBOR là lãi suất liên ngân hàng trên thị trường Luân Đôn (London Interbank Offer Rate), tức là lãi suất để các ngân hàng cho vay lẫn nhau đồng đô Mỹ. Qua trung gian của tài sản tài chính và giấy tờ có giá, LIBOR chủ yếu được xác định từ lãi suất các tài sản tài chính và giấy tờ có giá bằng đô la tại thị trường Mỹ. Nếu FED thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng, làm cho lãi suất LIBOR cũng tăng. Hậu quả là gánh nặng lãi phải trả của các nước đang phát triển sẽ tăng lên.
Giảm nợ gồm giảm một số khoản nợ hoặc xóa bỏ một số loại nợ. Mục tiêu cuối cùng là giảm giá trị hiện tại hóa của các khoản thanh toán nợ dự kiến. Việc giảm nợ phát có sự đồng thuận của các thành viên của công đoàn ngân hàng
1) Công đoàn những người cho vay
Trong trường hợp khủng hoảng nổ ra, mỗi ngân hàng riêng lẻ thường có ý định ngừng tất cả các khoản tín dụng và rút khỏi các liên minh đang chuẩn bị cho nước khủng hoảng vay tiền. Nếu tất cả các chủ nợ và ngân hàng đều có ý định này, nước khủng hoảng chắc chắn sẽ không thể trả nợ và sẽ dừng trả nợ. Khi đó khủng hoảng sẽ lây lan sang nhiều nước, nhiều lĩnh vực. Tình hình tương tự nếu có sự phụ thuộc song phương: Một ngân hàng có thể cam kết cho vay bổ sung một khoản tín dụng với điều kiện nước khủng hoảng trong trường hợp vỡ nợ, sẽ ưu tiên trả nước trước cho ngân hàng này. Dĩ nhiên sự ưu tiên này không thể áp dụng được cho tất cả các ngân hàng chủ nợ. Sự phụ thuộc này, tức là phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên trả nợ các chủ nợ phải được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong liên minh cho vay; do đó thỏa thuận này hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra mỗi ngân hàng đơn lẻ cũng có lợi nếu để các ngân hàng khác tự do, công khai đàm phán và thỏa thuận nhượng bộ riêng rẽ với nước mất khả năng nợ. Kết quả thỏa thuận sẽ được áp dụng chung cho cả nhóm các nước chủ nợ. Khi đó giá trị hiện hành của tổng số nợ sẽ tăng lên và các ngân hàng không tham gia đàm phán vẫn có lợi. Nói chung, để tránh các cuộc đàm phán đơn phương bí mật, các ngân hàng thường thành lập một công đoàn ngân hàng. Công đoàn này đại diện cho tất cả các ngân hàng để đàm phán; nhờ đó các ngân hàng nhỏ sẽ không mất thời gian đàm phán. Kết quả cuối cùng là thỏa thuận giữa công đoàn ngân hàng và nước khủng hoảng về các khoản tín dụng hỗ trợ mới kèm theo phương án cơ cấu lại nợ.
2) Thị trường thứ cấp các khoản cho vay tới các nhà nước vỡ nợ
Một hình thức xử lý nợ khác là thông qua thị trường thứ cấp để mua bán, trao đổi các khoản nợ của nước khủng hoảng giữa các ngân hàng thương mại. Khi được mua bán trên thị trường này, giá các khoản nợ thường giảm khá mạnh. Trong bảng 20.9, giá của các khoản cho vay không thu hồi được được tính bằng xu trên 1 đô la giá trị danh nghĩa. Một số khoản cho vay đã giảm giá tới hơn 50% so với giá thực sự của chúng. Điều này có nghĩa là thị trường chỉ hy vọng nước khủng hoảng trả được không đến 50% giá trị hiện tại của các khoản nợ đã vay.
Bảng 20.9: Giá các khoản cho vay của ngân hàng trên thị trường thứ cấp ngày 20/7/1989, tính bằng xu trên 1 USD giá trị danh nghĩa
Thứ hai, các ngân hàng phải buộc các nước nợ cam kết sẽ trả nợ; đặc biệt các ngân hàng chủ nợ kiên quyết phản đối thu xếp xóa nợ. Hai mục tiêu trên dẫn tới mục tiêu thứ ba: Phải tuyệt đối tránh không làm tan vỡ hệ thống tài chính của các con nợ. Trong các vụ xử lý khủng hoảng nợ từ năm 1982 đến nay, nguyên tắc thứ ba có vai trò quan trọng nhất.
Tiếp theo ba mục tiêu trên, các ngân hàng và các nước nợ cao phải đồng loạt tuyên truyền nguy cơ một cuộc khủng hoảng mất khả năng chi trả của nhiều ngân hàng và quốc gia liên quan, và nguy cơ đổ vỡ hàng loạt trung tâm kinh tế, tài chính, ngân hàng thế giới. Điều này có tác dụng buộc các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà lãnh đạo các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải nhập cuộc.
Trong các giai đoạn phát triển bình thường, giới lãnh đạo quốc gia và quốc tế thường xuyên tuyên bố sẽ không can thiệp cứu trợ bất cứ ngân hàng thương mại nào để các ngân hàng thương mại khi cho vay phải tính toán cẩn thận, không thể liều mạng cho vay các khoản có độ rủi ro cao. Nhưng trước nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia và quốc tế, dẫn tới suy sụp sản xuất và thất nghiệp hàng loạt, họ không thể cứ đứng ngoài cuộc. Họ sẽ phả tham gia trợ giúp các ngân hàng gặp khó khăn bằng các nguồn tín dụng và qua các cuộc đàm phán tìm giải pháp chấp nhận được cho tất cả các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng.
V. CÁC THỂ CHẾ VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ
Có ba khái niệm quan trọng trong các cuộc đàm phán: (i) Kéo dài thời gian trả nợ, (ii) Điều chỉnh, thay đổi kỳ hạn và/hoặc các điều kiện kèm theo, và (iii) Giảm nợ.
Kéo dài thời gian trả nợ chỉ đơn giản là gia hạn, lùi hay kéo dài thời gian trả nhưng không thay đổi giá trị hiện tại hóa của các khoản phải trả dự kiến của vốn gốc. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thu hồi lại đủ số vốn đã cho vay và số lãi tương ứng tính theo giá trị hiện tại hóa. Ngân hàng sẽ không mất gì, chỉ có điều thời gian thu hồi vốn và lãi sẽ lâu hơn. Nhờ thỏa thuận này, nước nợ có thể vay thêm để tái cơ cấu và phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện trả được nợ trong tương lai.
Thay đổi kỳ hạn và/hoặc các điều kiện kèm theo giải quyết vấn đề một cách sâu sắc hơn vì nó không chỉ gồm thay đổi, cơ cấu lại các lịch trình và thời điểm trả nợ gốc và lãi, mà còn bổ sung các điều kiện, quy định kèm theo số nợ đó gắn với các khoản tín dụng cấp mới. Đặc biệt một trong các điều kiện đi kèm là lãi suất. Trên thực tế phần lớn các khoản cho vay các nước đang phát triển đều áp dụng lãi suất biến động, chủ yếu gắn với lãi suất LIBOR. Lãi suất biến động này cao hơn lãi suất LIBOR và biến động theo LIBOR, ví dụ bằng LIBOR+1. LIBOR là lãi suất liên ngân hàng trên thị trường Luân Đôn (London Interbank Offer Rate), tức là lãi suất để các ngân hàng cho vay lẫn nhau đồng đô Mỹ. Qua trung gian của tài sản tài chính và giấy tờ có giá, LIBOR chủ yếu được xác định từ lãi suất các tài sản tài chính và giấy tờ có giá bằng đô la tại thị trường Mỹ. Nếu FED thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng, làm cho lãi suất LIBOR cũng tăng. Hậu quả là gánh nặng lãi phải trả của các nước đang phát triển sẽ tăng lên.
Giảm nợ gồm giảm một số khoản nợ hoặc xóa bỏ một số loại nợ. Mục tiêu cuối cùng là giảm giá trị hiện tại hóa của các khoản thanh toán nợ dự kiến. Việc giảm nợ phát có sự đồng thuận của các thành viên của công đoàn ngân hàng
1) Công đoàn những người cho vay
Trong trường hợp khủng hoảng nổ ra, mỗi ngân hàng riêng lẻ thường có ý định ngừng tất cả các khoản tín dụng và rút khỏi các liên minh đang chuẩn bị cho nước khủng hoảng vay tiền. Nếu tất cả các chủ nợ và ngân hàng đều có ý định này, nước khủng hoảng chắc chắn sẽ không thể trả nợ và sẽ dừng trả nợ. Khi đó khủng hoảng sẽ lây lan sang nhiều nước, nhiều lĩnh vực. Tình hình tương tự nếu có sự phụ thuộc song phương: Một ngân hàng có thể cam kết cho vay bổ sung một khoản tín dụng với điều kiện nước khủng hoảng trong trường hợp vỡ nợ, sẽ ưu tiên trả nước trước cho ngân hàng này. Dĩ nhiên sự ưu tiên này không thể áp dụng được cho tất cả các ngân hàng chủ nợ. Sự phụ thuộc này, tức là phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên trả nợ các chủ nợ phải được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong liên minh cho vay; do đó thỏa thuận này hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra mỗi ngân hàng đơn lẻ cũng có lợi nếu để các ngân hàng khác tự do, công khai đàm phán và thỏa thuận nhượng bộ riêng rẽ với nước mất khả năng nợ. Kết quả thỏa thuận sẽ được áp dụng chung cho cả nhóm các nước chủ nợ. Khi đó giá trị hiện hành của tổng số nợ sẽ tăng lên và các ngân hàng không tham gia đàm phán vẫn có lợi. Nói chung, để tránh các cuộc đàm phán đơn phương bí mật, các ngân hàng thường thành lập một công đoàn ngân hàng. Công đoàn này đại diện cho tất cả các ngân hàng để đàm phán; nhờ đó các ngân hàng nhỏ sẽ không mất thời gian đàm phán. Kết quả cuối cùng là thỏa thuận giữa công đoàn ngân hàng và nước khủng hoảng về các khoản tín dụng hỗ trợ mới kèm theo phương án cơ cấu lại nợ.
2) Thị trường thứ cấp các khoản cho vay tới các nhà nước vỡ nợ
Một hình thức xử lý nợ khác là thông qua thị trường thứ cấp để mua bán, trao đổi các khoản nợ của nước khủng hoảng giữa các ngân hàng thương mại. Khi được mua bán trên thị trường này, giá các khoản nợ thường giảm khá mạnh. Trong bảng 20.9, giá của các khoản cho vay không thu hồi được được tính bằng xu trên 1 đô la giá trị danh nghĩa. Một số khoản cho vay đã giảm giá tới hơn 50% so với giá thực sự của chúng. Điều này có nghĩa là thị trường chỉ hy vọng nước khủng hoảng trả được không đến 50% giá trị hiện tại của các khoản nợ đã vay.
Bảng 20.9: Giá các khoản cho vay của ngân hàng trên thị trường thứ cấp ngày 20/7/1989, tính bằng xu trên 1 USD giá trị danh nghĩa
Nước
|
Giá bán 1 USD nợ
|
Nước
|
Giá bán 1 USD nợ
|
Achentina
|
18
|
Jamaica
|
42
|
Bolivia
|
11
|
Mêhicô
|
44
|
Braxin
|
32
|
Ma Rốc
|
44
|
Chi lê
|
64
|
Nigeria
|
24
|
Colombia
|
60
|
Pê Ru
|
04
|
Cosca Rica
|
14
|
Philippines
|
54
|
Bờ Biển Ngà
|
06
|
Urugoay
|
55
|
Equator
|
14
|
Venezuela
|
40
|
Nam Tư
|
54
|
Những nhà môi giới và đối tượng tham gia thị trường này là ai ? Đầu tiên là các ngân hàng thương mại nhỏ; họ không có vốn nhiều để đầu tư quá dài hạn cho quá trình thu hồi nợ xấu nên phải tham gia để bán những khoản nợ khó thu hồi này, vừa có thể thu lại được một số tiền, vừa không phải tham gia vào các kế hoạch cơ cấu lại nợ cho nước khủng hoảng, trong đó sẽ có các điều khoản mà những ngân hàng nhỏ khó đáp ứng như cấp tín dụng cho vay mới, giảm nợ, xóa nợ...
Trái lại, về phía các ngân hàng lớn, họ buộc phải trực tiếp tham gia xử lý nợ cho nước khủng hoảng vì hai lý do chính. Một là nếu họ bán ra khối lượng nợ quá lớn, giá trị của chúng sẽ giảm rất mạnh; do đó sẽ vừa thiệt hại cho bản thân, vừa ảnh hưởng tới tất cả các ngân hàng cho vay khác. Hai là các nguyên tắc ngân hàng và kế toán đòi hỏi trong tất cả các bảng cân đối tài sản, các ngân hàng phải bảo chứng (bảo đảm) tất cả các khoản cho vay nhượng lại dưới giá trị danh nghĩa của chúng. Khi nhượng lại các khoản cho vay với giá quá thấp so với giá trị danh nghĩa, các ngân hàng thương mại sẽ mất khối lượng vốn rất lớn (thuật ngữ chuyên môn là giảm giá trị), từ đó làm giảm thanh danh của ngân hàng.
Ở đây cũng không thể bỏ qua vai trò của hệ thống thuế. Các ngân hàng thành lập quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản cho vay mạo hiểm hay cho vay có độ rủi ro cao. Nhờ dự trữ phòng ngừa này, các ngân hàng vẫn có thể đảm bảo sự ổn định lâu dài vốn tài chính riêng của mình. Để lập quỹ dự phòng, các ngân hàng khi cấp các khoản tín dụng cho vay tiêu dùng, đều dành một phần lợi nhuận đưa vào quỹ dự phòng. Trong trường hợp không thu hồi được nợ đã cho vay, các ngân hàng giảm tín dụng bên phần tài sản có đồng thời bù đắp bằng vốn dự phòng vào phần tài sản nợ. Nhờ đó quỹ riêng của ngân hàng không gặp tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong phần lớn các nước, nhà nước không miễn thuế cho quỹ dự phòng này, trong khi lại miễn thuế cho các khoản khấu hao (thu hồi vốn đã đầu tư) hay một số chi phí hoạt động khác. Điều này không khuyến khích các ngân hàng duy trì mức dự phòng cao nên ảnh hưởng tới xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét