Hà Nội ùn tắc do xe cá nhân tăng mạnh
"Trung bình mỗi tháng có 19.000 phương tiện mới hoạt động, gây áp lực cho giao thông đô thị. Hà Nội như cái áo rất chật", Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội, nói. Giao thông Hà Nội rối loạn sau mưa lớnChuyên gia giao thông đánh giá, năm 2018, giao thông
đô thị Hà Nội mới có thể cải thiện. Ảnh: Bá Đô
Theo Phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội, trên địa bàn thành phố đang có 25 công trình với 43 điểm rào chắn, trong đó nhiều hạng mục thi công kéo dài, gây cản trở giao thông như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội, vành đai 2 (Bưởi - Trường Chinh), vành đai 1 (Đông Mác - Kim Ngưu).Ngoài ra, số lượng phương tiện cá nhân đang tăng rất mạnh. 8 tháng đầu năm 2015, Hà Nội có 183.000 phương tiện đăng ký mới (hơn 39.000 ôtô, 143.000 môtô), nâng tổng số xe tại Hà Nội lên 5,5 triệu (gần 535.000 ôtô và hơn 4,9 triệu môtô), chưa kể nhiều xe mang biển số ngoại tỉnh vẫn hoạt động.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng An toàn giao thông, (Bộ Giao thông) cũng nhận định, Hà Nội và TP HCM đang phải đối mặt với lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh trong khi hạ tầng chưa đáp ứng. Nhiều tuyến huyết mạch tại hai thành phố lớn đang phải rào chắn để xây dựng hạ tầng nên càng làm ùn tắc gia tăng.
Ông Thạch ước tính, đến năm 2018 khi hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội hoàn thành thì tình hình giao thông thủ đô mới cải thiện. Khi đó, thành phố cần có giải pháp hạn chế gia tăng xe cá nhân và khuyến khích người dân đi phương tiện công cộng.
"Người dân cần chia sẻ với ngành giao thông về những khó khăn hiện tại. Trước mắt, Hà Nội có thể hạn chế tăng ôtô cá nhân như tăng một số loại thuế, phí trước bạ như đề xuất của TP HCM", ông Thạch nói.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Thân Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng, tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy quản lý giao thông đô thị của chính quyền thành phố kém hiệu quả. Ông lấy ví dụ, Hà Nội thiếu điểm đỗ xe nên phải ngăn đường để có chỗ đỗ, làm giảm diện tích lưu thông của phương tiện. Ngoài ra, tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị chậm chạp, thiếu biển báo trên các tuyến đường, tổ chức giao thông chưa tốt, gây khó khăn cho các phương tiện.
Đề cập việc xe cá nhân gia tăng, ông Thân Văn Thanh cho rằng, tăng số lượng phương tiện là tự nhiên do nhu cầu của người dân. Nếu nhà nước muốn giảm xe cá nhân thì phải có phương tiện công cộng thay thế để đáp ứng việc đi lại của người dân.
"Không ai muốn tự đi xe cá nhân nếu phương tiện công cộng hoạt động tiện lợi. Chính quyền cần có cách nhìn nhận đúng đắn về quản lý đô thị, không nên đổ lỗi cho xe cá nhân tăng nhanh", ông Thanh nói.
8 tháng đầu năm 2015, cảnh sát giao thông toàn quốc đã đăng ký mới gần 210 nghìn xe ôtô và hơn 2,1 triệu môtô, nâng tổng số phương tiện cả nước lên gần 2,6 triệu ôtô và gần 43,4 triệu môtô. Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông (C67), đã kiến nghị lãnh đạo Bộ Giao thông cần có biện pháp quản lý gia tăng các loại xe cá nhân, nhất là ôtô.
Đoàn Loan
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/ha-noi-un-tac-do-xe-ca-nhan-tang-manh-3275845.html
Cái gì cũng đổ cho xe cá nhân là không công bằng. Nếu không chỉ ra nguyên nhân đích thực thì sẽ không bao giờ giải quyết được vấn nạn tắc đường. Chúng ta tìm nguyên nhân để giải quyết tắc đường chứ không phải đổ lỗi. Xe cá nhân người ta mua từ vài năm hoặc vài tháng nay rồi chứ không phải mua từ ngày hôm qua. Vậy tại sao mới chỉ ùn tắc trong vài ngày gần đây. Hay tại vì biết hôm nay mưa nên tối qua mọi người đều đi mua xe cá nhân để sáng nay bị tắc? Lượng xe quá lớn chỉ là một nguyên nhân. Nếu cấm xe cá nhân như vài năm trước thì lại dẫn đến NN không thu được thuế, công nhân lắp ráp sửa xe không có việc làm, doanh nghiệp nước ngoài không tin tưởng vào chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, Bộ GTVT không thu được phí đường, không hoàn được vốn đầu tư, kinh tế đất nước không phát triển. Do vậy, đừng đổ cho lượng xe quá nhiều. Lượng xe tính trên đầu dân của HN đã là gì sơ với BK và một số thành phố trong khu vực? Tại sao họ không bị tắc như chúng ta. Theo tôi, nguyên nhân chính là hạ tầng giao thông kém, chất lượng đường xá xấu, nhiều ổ gà ổ voi, thiết kế phân làn giao thông chưa hợp lý còn nhiều điểm xung đột, quản lý giao thông kém để lấn chiếm lòng đường, để người đi ngược chiểu, vượt đèn đỏ gây ách tắc giao thông. Những ngày mưa, nhiều tuyến đường vừa mưa đã ngập nên lượng xe đi vòng tránh gây quá tải cho các tuyến khác, v.v... Phải giải quyết được những nguyên nhân trên thì mới giảm được ùn tắc. Trước hết phải giải quyết được tình trạng ngập úng khi trời mưa. Xử phạt nghiêm các hành vi lấn chiếm lòng đường, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Nếu để lấn chiếm và vượt đèn đỏ, đi ngược chiều thì người có trách nhiệm (chủ tịch phường); CSGT phụ trách đoạn đường đó) phải bị kỷ luật. Quyết liệt làm nghiêm một thời gian thì có thể lưu thông chậm nhưng tắc sẽ giảm đi.
1. Ý thức, 2. Cơ sở hạ tầng giao thông tệ
Tui ko muốn đi xe máy, tui muốn đi tàu điện ngầm, tàu cao cốc,....có chưa, đừng mang chiếc xe bus ra so sánh, hiện tại xe bus cung đang quá tải, lại còn chậm chuyến, nhiu khi không bắt khách, kẹt xe....
Đừng nghĩ một phía là "Hà Nội ùn tắc do xe cá nhân tăng mạnh", xe cá nhân tăng có nghĩa là nhu cầu của người dân tăng và kinh tế phát triển, điều đó là tốt chứ sao quy chụp là nguyên nhân ùn tắc. Có chăng là cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đồng bộ và đáp ứng được nhu cầu phát triển. Muốn phát triển hãy suy nghĩ theo chiều hướng phát triển từ nhiều phía, chứ đừng bóp chặt sự phát triển của xe cộ để cố cho vừa với cơ sở hạ tầng.
Công tác giải phóng mặt bằng CỰC KỲ chậm. Có mỗi đoạn Trường Chinh mà cứ làm vài chục mét một, kéo dài cả năm trời thì làm gì chẳng tắc.
Ý thức mới là quan trọng. Hà Nội hãy học Sài Gòn trong việc phân chia và xử phạt việc sai làn đường!!! Hiệu quả ngay....
Xin ông đừng lôi Sài Gòn ra khoe. Sài Gòn chả tắc ngang tắc ngửa đặc biệt là cách đây 5 năm khi còn nhiều lô cốt trên đường. Vấn đề là bây giờ kể cả có ý thức thì Sài Gòn hay Hà Nội vẫn tắc bởi vì đơn giản lý do là đường bé, xe nhiều.
Sài gòn tắc đường còn hơn Hà Nội, thánh ngồi đó mà phán
Do phân luồng không hợp lý, do thi công quá trì trệ, do ý thức tham gia quá kém và do cứ mưa là ngập, mưa là hỏng đèn giao thông ... đừng đổ lỗi cho phương tiện cá nhân.
Tôi người Hà Nội, vào SG đi đường tuy đông nhưng chỉ bị đi chậm ( trong các quận chính ) chứ hiếm khi bị thắt nút cổ chai và cả đoàn người nhìn nhau như Hà Nội. Vì TPHCM có phân làn rất rõ ràng giữa xe ô tô và xe máy.
Ngược lại ở Hà Nội, nhìn những tấm ảnh là thấy rõ đường có 4 làn thì 4 cái ô tô đỗ ngang, người đi xe máy phải luồn lách vào giữa hoặc lên cả vỉa hè để đi. Nếu phân làn rõ ràng, để riêng ít nhất 1 làn cho xe máy và làm thật nghiêm việc phân làn ( nhưng phải có chỉ dẫn cụ thể chứ không phải cái kiểu đặt biển khuất bẫy vặt như Hà Nội đang làm bây giờ ) thì đảm bảo sẽ tốt hơn nhiều.
CSGT ở HN chủ yếu chỉ rình nấp để bắt những lỗi lặt vặt, chưa tập trung vào việc quán triệt cho tất cả mọi người đi đúng làn và các biển báo chưa rõ ràng. Phố xá thì chỗ phân làn chỗ không, vạch đứt vạch liền đan xen nhau cách nhau có vài mét, nếu lưu thông trong đám đông thì không thể nhìn thấy được vạch dưới đất. Tư tưởng chỉ rình phạt lắt nhắt mà không quan tâm đến vĩ mô thì có mà 100 năm nữa Hà Nội vẫn tắc đường
Ngược lại ở Hà Nội, nhìn những tấm ảnh là thấy rõ đường có 4 làn thì 4 cái ô tô đỗ ngang, người đi xe máy phải luồn lách vào giữa hoặc lên cả vỉa hè để đi. Nếu phân làn rõ ràng, để riêng ít nhất 1 làn cho xe máy và làm thật nghiêm việc phân làn ( nhưng phải có chỉ dẫn cụ thể chứ không phải cái kiểu đặt biển khuất bẫy vặt như Hà Nội đang làm bây giờ ) thì đảm bảo sẽ tốt hơn nhiều.
CSGT ở HN chủ yếu chỉ rình nấp để bắt những lỗi lặt vặt, chưa tập trung vào việc quán triệt cho tất cả mọi người đi đúng làn và các biển báo chưa rõ ràng. Phố xá thì chỗ phân làn chỗ không, vạch đứt vạch liền đan xen nhau cách nhau có vài mét, nếu lưu thông trong đám đông thì không thể nhìn thấy được vạch dưới đất. Tư tưởng chỉ rình phạt lắt nhắt mà không quan tâm đến vĩ mô thì có mà 100 năm nữa Hà Nội vẫn tắc đường
Ai đã từng đến Tokyo thủ đô của Nhật bản, lượng người tham gia giao thông ngày thường như lễ hội tại Việt Nam. Nhưng hệ thống phát triển giao thông công cộng rât tốt - tàu điện ngầm (subway), vì thế giao thông chủ yếu diễn ra dưới lòng đất, nên trên đường phố rất ít xe, mà chủ yếu là người đi bộ trên vỉa hè. Rất ít người sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Nhà mình thì hệ thống giao thông công cộng rất kém, lượng người đi lại cũng ko thấm vào đâu nếu so với TOkyo, nhưng tắc nghẽn liên tục-buồn quá!
Chuyên gia giao thông dự báo là 2018 giao thông được cải thiện, cơ mà e chỉ là nông dân nhưng e dự đoán giao thông sẽ ùn tắc lên rất nhiều, thay vì hạn chế ô tô các nhân thì em nghĩ lên mở rộng đường xá, cầu cống.
Thi công ì ạch thế này đến bao giờ mới xong đoạn cầu diễn đến cầu giấy hả các ngài ơi. Tôi quá sợ rồi, mười mấy năm nay cứ tắc, sáng tắc chiều tắc...than ôi bao giờ có tiền để mua nhà gần trung tâm đi làm đỡ vất vả đây. Stress quá bà con ơi,
Tại praha CH sec 95% người dân đi phương tiện công cộng.trong khi đó gd nào cũng có ce riêng . Thành phố có 1 triệu dân có 3 tuyến tầu điện ngầm 4 phút chuyến cho mỗi tuyến 2 ga xe lửa kết nối với tầu điện và xe bus.. đi lại rất tiện dg phố thông thoáng . Nếu hanh chế ce cá nhân là hạn chế quyền của người dân . Hạn chế nền văn minh phát triển .. chúng ta phải cải thiện phương tiện công cộng cạnh tranh với phương tiện vá nhân . Mới cải thiện dc vấn đề gt
Vẫn chỉ là tư duy: " Giầy có thế thôi, sao chân to nhanh quá..."
ý thức người dân mới là quan trọng!!! Và cũng do phân luồng không hợp lý, do thi công quá trì trệ, và do cứ mưa là ngập, mưa là hỏng đèn giao thông ... đừng đổ lỗi cho phương tiện cá nhân.
Vật chất quyết định ý thức nhá bạn. Khi hạ tầng giao thông như vậy thì đừng đòi hỏi ý thức giao thông. Những người Việt ra nước ngoài đều có ý thức khi tham gia giao thông. Nhưng ở Việt Nam thì khác. D
@quang.buitrong: Sai lầm to khi nghĩ người VN ra nước ngoài tuân thủ luật giao thôn . Người VN ra nước ngoài chủ yếu đi phương tiện công cộng, còn những ai ở lâu năm lái xe thì họ học luật nước sở tại nên phải tuân thủ, không tuân thủ là chết. Nên thú nhận một điều: VN tắc đường từ trong ý thức, vượt đèn đỏ, không chịu nhường đường cho xe trên đường ưu tiên, tắc đường thì lấn sang chiều đối diện, đi ngược chiều kể cả có dải phân cách cứng, mưa thì 90% vượt đèn đỏ rồi đan vào nhau để chết cứng. Hãy thú nhận thì mới khắc phục được, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh
Lý do tắc đường đơn giản là do trời mưa nhiều người ngại đi xe máy ( loại phương tiện vẫn đi làm hàng ngày ) chuyển qua đi ô tô ( nhiều xe mua rồi vất xó ở nhà) cho khỏi bẩn => Lượng ô tô tăng lên đột xuất. Tuy nhiên, do không đi thường xuyên nên khả năng lái ko tốt nên đi chậm, và thấy tắc thì theo quán tính sẽ quay đầu xe, chưa kể lại còn đưa con tới trường, đưa vợ tới cơ quan, đi toàn vào đường nhỏ => tắc càng tắc. Các bạn cứ để ý mà coi, lần nào mưa to chả tắc đường
Ý thức của người tham gia giao thông tệ, ý thức của người không tham gia giao thông cũng tệ. Nhà tao ở mặt đường thì vỉa hè là chỗ bán hàng của tao.
Tôi tưởng các anh tính trước khi làm đường chứ . Thấy tính đường đỗ lỗi không à . Nghe từ quy hoạch giao thông to ghê gớm .
Công trình thi công rào chắn nhưng phần đường còn lại lại quá xấu, toàn ổ trâu ổ gà. Nếu khắc phục được vấn đề này thì giao thông các khu vực đó sẽ giảm ùn tắc đáng kể
Ở nước ngoài vẫn tắc đường nữa là VN. Với trình độ,tầm nhìn và điều kiện kinh tế ở VN thì tắc đường còn nhiều
chuyển các trường đại học và cơ quan hành chính đi ra nội thành là đường dộng ngay mà
Hôm nay đến công sở muộn ! Ôi nhìn bao người giống mình mà :(
Giao thông công cộng xong không ai đi thì hiểu rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét