Những ngày cuối cùng của nhà văn Lê Văn Trương
TRẦN TUẤN KIỆT: Bài này do nhà văn Thế Phong gửi lên. Những chữ trong […] có lẽ do Thế Phong thêm vào.) Lê Văn Trương là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, theo một số nhà nghiên cứu, ông có đến 200 tác phẩm; nhưng theo bản thống kê của gia đình ông, thì chỉ còn lưu giữ được 125 tác phẩm, gồm 96 cuốn đã in và 29 cuốn chưa in).
Đây không phải một bài viết có tính cách khêu gợi của độc giả, của anh em, văn nghệ đồng thời với Lê Văn Trương – cũng không cần phải là bài nói lên sự có mặt của mình trong giờ phút tranh sống của Lê Văn Trương. Chính tôi, người đã được hân hạnh, một cách buốn khổ; khi cùng 1 người cháu của ông tên là Phú, đưa ông lên tầng lầu thứ 3, gọi là Trại 3 Bệnh viện Saigon.
Cũng không cần gì nhắc nhở đến sự nghiệp văn chương, và triết lý người hùng của ông, kẻ viết bài này , chỉ xin nói đến cái giờ phút đau thương của Ông mà thôi.
Khi được tin ông Nguyễn Vỹ cho hay, Lê Văn Trương sắp chết, và nhờ tôi đến xem sự thể ra sao; tôi ngạc nhiên, gần như hốt hoảng – bởi vì – Lê Văn Trương với tôi gần gũi quá, gần gũi [ từ] mấy năm gần đây, trong căn nhà ở hẻm Bùi Viện, gần trong những giờ Lê Văn Trương say sưa kể chuyện đường rừng- trong lúc Lê Văn Trương ngâm thơ Quang Dũng.
Lê Văn Trương viết văn, nhưng lại say thơ; và tỏ vẻ phục Vũ Hoàng Chương lắm. Ban đêm, nếu không đi dạo, Lê Văn Trương thường ngồi khom lưng, mân mê, đùa với mấy con mèo của ông. Có người nói, mèo chết, Lê Văn Trương khóc tới 3 ngày, khóc, kể lể thảm thương, còn hơn [ khóc] con ông ta chết ! Rất đúng. Ông thương mèo đến đỗi, tôi nghĩ, tiền kiếp ông có lẽ là mèo cũng nên ! Nhà ông thường rộn rịp bóng dáng những bạn thanh niên; ít khi gặp người cùng tuổi ông lui tới thăm viếng.
Và Lê Văn Trương chơi với bạn trẻ , chơi vời mèo, ngâm thơ sang sảng, [ có khi ] suốt đêm; hăng hái, say sưa; còn hơn [ cả ] những người đầy sinh lực nữa. Giọng ngâm thơ từng đoạn vang lên, rồi trầm xuống; đôi lúc tắt nghẹn; khiến tôi nghĩ đến tiếng gầm gừ của 1 loài dã nhân- mà trước kia là loài người trong rừng rậm – dã nhân trước kia [cũng ] là loài người, đã từng sống oanh liệt, đã từng chơi hòa hoa, đã từng là vị chủsoái cầm quân băng rừng , đã từng là một Mạnh thường quân ! Những buổi xế chiều đã hiện thân thành loài dã nhân trong rừng rú, không cần phải hối tiếc, than van chi hết !
Sau này, lý tưởng người hùng của Ông [ Lê Văn Trương ] ít nghe ông nhắc tới , ông hay ngâm thơ nhiều hơn. Ông đã quên nhiều và buồn nhiều, cái buồn từng trải đời người, [ nỗi ] buồn của sự từng trải đời người, [ nỗi ] buồn củamột tâm hồn cao đẹp, đúng với ý nghĩ của nó.
Lê Văn Trương bằng lòng với cái Chơi của mình– đó là điều tôi nghĩ, ông không là một kẻ thất bại, hay bất đắc chí , vì 1 ước vọng nào cả. Ông không cần nghĩ đến chính trị hay nghệ thuật, triết lý, tư tưởng gì đâu – nói như thế, không có ý phủ nhận triết lý, văn chương của ông.
Nhưng lại là 1 người Khoái * chơi, biết chơi ! Chơi mà không biết chán. Như 1 lần , ông nói vời tôi trong đêm. Ông có tiền !!! – rủ tôi và 3 người con nuôi, dắt nhau xuống Quán Biên Thùy ở chợ Cầu Ông Lãnh ăn cháo cá. Tôi hỏi ông có buồn không ? Trả lời rất hăng hái :
“… tao biết chơi, nên không buồn, không chán, chỉ ạti người ta không biết chơi, nên phải buồn vậy thôi ! “.
“… tao biết chơi, nên không buồn, không chán, chỉ ạti người ta không biết chơi, nên phải buồn vậy thôi ! “.
Rồi ông nói về cách chơi của ông. Tôi tiếc không thấy được Tản Đà chơi, chỉ nghe nói ông ta chơi rất phong lưu . Nhưng tôi đã nghe, đã thấy, đã sống vớiLê Văn Trương, nên biết thú chơi của ông lắm ! Cả đến cái việc chơi không có gì [ gọi là chơi]. [ Chẳng hạn ông ] chơi với mấy cái khoen sắt , mấy cái roi ngựa [ cũ] cũng đã là thú rồi !
Và tôi không ngần ngại nói rằng :
“.. văn chương nghệ thuật nào lại không thể hiện nên 1 đời sống lý tưởng, và cái lý tưởng sống của loài người, đó là biết sống. Và biết sống tức là phải biết chơi, cái chơiđó, chính là lẽ sống của đời người vậy. Cái chơi của một Lý Thái Bạch, của một Tản Đà không hẳn là một cái chơi tầm thường .”
“.. văn chương nghệ thuật nào lại không thể hiện nên 1 đời sống lý tưởng, và cái lý tưởng sống của loài người, đó là biết sống. Và biết sống tức là phải biết chơi, cái chơiđó, chính là lẽ sống của đời người vậy. Cái chơi của một Lý Thái Bạch, của một Tản Đà không hẳn là một cái chơi tầm thường .”
Lê Văn Trương già, đói và nghiện; đó là những cái tật, những thói xấu, những tôi lỗi của 1 nhà văn chăng ? Thật ra, ông cũng chẳng coi ra gì những lời khen, chê về Ông; vì có ai hiểu thật lòng Ông đâu ? Một kẻ nghiện biết nhịn cơn ghiền, để lấy tiền giúp đỡ 1 kẻ đau gần chết, thì kẻ nghiện đó đáng cho chúng ta cúi đầu ! Một người nghiện mà suốt đời không 1 lời ai oán như Ông, tất khó tìm ra người thứ 2 trên đời này.
Kẻ viết bài này đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đó, và cũng đã từng biết những trường hợp phản bội bất nhân của vài người trong lớp [ tuổi của ] Ông.
Đau nhức là ở phút cuối cùng, ông biết mình chết,. đem hết tinh thần để chống với cáichết, thật quá đỗi bi đát trên giường bệnh ở Bệnh viện Saigon.
Chúng tôi đỡ ông lên tầng thứ nhì. Ông mệt lả ra , chân co rúm lại- tôi sợ ông chết bất đắc kỳ tử trong tay mình. Ông ngồi dựa lưng vào vách [ cầu ] thang, thở dốc.
Một lát , người y tá bảo đỡ ông lên mau, chúng tôi, mỗi đúa cặp 1 bên nách dìu ông đứng lên. Khi đó, thì, bọt từ bụng ông sôi lên mép, ứa ra ngoài.
Đau nhức là ở phút cuối cùng, ông biết mình chết,. đem hết tinh thần để chống với cáichết, thật quá đỗi bi đát trên giường bệnh ở Bệnh viện Saigon.
Chúng tôi đỡ ông lên tầng thứ nhì. Ông mệt lả ra , chân co rúm lại- tôi sợ ông chết bất đắc kỳ tử trong tay mình. Ông ngồi dựa lưng vào vách [ cầu ] thang, thở dốc.
Một lát , người y tá bảo đỡ ông lên mau, chúng tôi, mỗi đúa cặp 1 bên nách dìu ông đứng lên. Khi đó, thì, bọt từ bụng ông sôi lên mép, ứa ra ngoài.
Ngồi được trên giường bệnh rồi, Ông tựa vào vách tường nghỉ mệt. Tinh thần vẫn sáng suốt . Tôi đưa 500 đồng của Nguyễn Vỹ , Ông cầm [ lấy ] và móc cái bốp, trong toàn giấy 500 đồng, lấy ra [ một tờ] bảo Phú đi mua lon nước uống, và 1 chiếc gối . Phú [ đã đi ] xuống đường [ nên ] ông gọi tôi:
” Tao có tiền nhiều lắm , mày đi mua giùm tao 1 cái đồng hồ Wyler và 1 sơi giây đeo [ bằng] vàng y .“
Tôi lấy làm lạ, nhưng Ông nói [ rất ] nhanh :
” Đi mua đi , ráng giúp tao lần cuối, nghe lời tao đi ! “
Ông đưa thêm [ cho ] tôi 1 ngàn , nhập với tờ 500 đồng của ông Nguyễn Vỹ, và dặn:
” Đi mau lên, tao cần đeo để xem giờ ! “
” Tao có tiền nhiều lắm , mày đi mua giùm tao 1 cái đồng hồ Wyler và 1 sơi giây đeo [ bằng] vàng y .“
Tôi lấy làm lạ, nhưng Ông nói [ rất ] nhanh :
” Đi mua đi , ráng giúp tao lần cuối, nghe lời tao đi ! “
Ông đưa thêm [ cho ] tôi 1 ngàn , nhập với tờ 500 đồng của ông Nguyễn Vỹ, và dặn:
” Đi mau lên, tao cần đeo để xem giờ ! “
Xuống lầu, ra đường , tôi gặp Phú – anh bàn – không nên mua – vì số tiền này là của ông bán nhà, lấy cọc trước 10.000 đồng. Sợ, khi lành bệnh ra, rồi không còn tiền xài, và không còn nhà để ở nữa.
Tôi và Phú trở lên. Phú khom [ người ] xuống ,nói với ông, tại sao không nên mua đồng hồ ?
Tôi và Phú trở lên. Phú khom [ người ] xuống ,nói với ông, tại sao không nên mua đồng hồ ?
Lần đầu tiên, tôi thấy Lê Văn Trương nổi giận, ông hét lớn, làm giật mình tới cả những người đang nằm chung phòng. Ômg la rầy anh Phú, khiến anh tái mặt, rồi quay sang, bảo tôi : “… ráng giúp tao lần cuối, nghe lời tao, ta cần có nó để mang đi … “
Tôi nghe , rờn rợn gáy, nghĩ tới cái chết mà ông đã tự biết trước. Ông muốn có một vật gì ở bên mình để mang theo.
Lập tức, tôi mang tiền xuống chợ, tìm mua đồng hồ và sợi giây vàng cho Ông.
Giữa trưa, tìm không ra tiệm bán đồng hồ Wyler, tôi vào tiệm vàng, mua 2 chỉ vàng, gái 1400 đồng ( vàng + tiền công) . Đó là lần đầu tiên tôi biết được giá vàng, mỗi chỉ giá 650 đồng.
Lập tức, tôi mang tiền xuống chợ, tìm mua đồng hồ và sợi giây vàng cho Ông.
Giữa trưa, tìm không ra tiệm bán đồng hồ Wyler, tôi vào tiệm vàng, mua 2 chỉ vàng, gái 1400 đồng ( vàng + tiền công) . Đó là lần đầu tiên tôi biết được giá vàng, mỗi chỉ giá 650 đồng.
Thấy tôi đem vàng về, Lê Văn Trương bằng lòng lắm, nhưng Ông lại bảo, tôi đi mua cho [ bằng] được vái đồng hồ Wyler. Ông đưa tôi thêm tiền , tất cả là 1600 đồng, bảo đi mua cho được đồng hồ và giây mạ vàng. Tôi xuống đường, lại gặp Phú, lần này tôi không mua và trao tiền cho Phú, bảo đem về gửi [ lại ] Ông.
Còn tôi, mệt, đói lả, tôi kêu xe về nhà.
Còn tôi, mệt, đói lả, tôi kêu xe về nhà.
Phú, thì ngay sau đó, về nhà , tìm bà Trương , nhưng không gặp.
Qua ngày sau, tôi ngồi sửa bài ở tòa soạn Phổ Thông, thí có người báo tin Lê Văn Trương đã chết. Tôi không ngạc nhiên lắm, vì ông đã quá mệt mỏi. Nhưng tôi còn nhớ, Lê Văn Trương lúc gần chết ợ Bệnh viện [ Saigon ] , tinh thần vẫn còn sáng suốt và còn [ nói ] đùa với người tiêm thuốc ( tôi không nhớ là bác sĩ hay y tá ) . Khi người đó tiêm vào làn da tay sần sùi đầy gân của ông, mấy lấn rút [ kim tiêm] ra , rồi lại tiêm vào, mà thuốc không xuống. Ông hinh- hinh, nói khao khao , giọng lúc đó đã mệt lắm, nói những gì không nghe rõ- nhưng nét mặt thích -thúthì lộ ra, tươi tỉnh hẳn.
Nguyễn Vỹ và tôi đến thăm bà Trương. Nguyễn Vỹ giở tờ giấy đắp [ lên ] mặt Lê Văn Trương, và đặt [ tay] lên trán ông.
Lúc đó, Lê văn Trương đã không còn mang một ý nghĩ, một nỗi buồn, vui gì ở đời nữa ! Ông chỉ còn là một thân [ xác] không gầy guộc [ cho lắm], mắt nhắm như ngủ, đôi gò má xương xẩu nhô lên, đen xạm, và làn da [ thì ] xanh mét !
Lúc đó, Lê văn Trương đã không còn mang một ý nghĩ, một nỗi buồn, vui gì ở đời nữa ! Ông chỉ còn là một thân [ xác] không gầy guộc [ cho lắm], mắt nhắm như ngủ, đôi gò má xương xẩu nhô lên, đen xạm, và làn da [ thì ] xanh mét !
Và cũng lúc đó, bà Trương ( một người đàn bà đã sống đau khổ cùng ông suốt 25 năm trời ). Bà Trương đang kêu gào, ôm cứng xác ông, không cho người hàng xóm khâm liệm.
Tôi ra ngoài, đợi Nguyễn Vỹ, và cũng để tránh [ nhìn] cảnh đó; tôi muốn quên hết cái khung cảnh đó.
Cái khung cảnh [ của] người chồng chết, vợ ôm xác và người con gái mệt mỏi của ông, ngồi dưới chân ông yên lặng đến lạnh người !
Hàng xóm thương tiếc Ông, họ giúp bà Trương may tang phục; chung quanh đường hẻm cạnh nhà.
Cái khung cảnh [ của] người chồng chết, vợ ôm xác và người con gái mệt mỏi của ông, ngồi dưới chân ông yên lặng đến lạnh người !
Hàng xóm thương tiếc Ông, họ giúp bà Trương may tang phục; chung quanh đường hẻm cạnh nhà.
Nguyễn Vỹ đứng thật lâu, rồi [ đi ] ra. Tôi và Nguyễn Vỹ ra [ tới ] đường, khi chia tay, Nguyễn Vỹ nói :
” Anh thấy chưa, kiếp nhà văn, là như vậy đó ! “. []
” Anh thấy chưa, kiếp nhà văn, là như vậy đó ! “. []
TTK.
( TÁC GIẢ / TÁC PHẨM / TRẦN TUẤN KIỆT –
saigon, việtnam 1973 – tr. 29 – 35 )
saigon, việtnam 1973 – tr. 29 – 35 )
________
* chữ khoái ở đây là tiếng của ông, hay hét lên, khi làm xong 1 công việc gì.
Nguồn: Blog Thế Phong
https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/01/nhung-ngay-cuoi-cung-cua-nha-van-le-van-truong-1906-19640/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét