Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

"Chúng tôi còn đây mà các ông làm không hỏi ý kiến"

Lại có người vừa nhìn Nhà hát lớn Hà Nội với màu vàng đậm và màu trắng tinh, vừa viết lên trời xanh hai chữ: "vô học".
Tranh cãi về màu sơn mới Nhà hát lớn Hà Nội: "Chúng tôi còn đây mà các ông làm không ý kiến gì cả"
Theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, vụ việc này gần giống với trường hợp thay màu sơn của tòa nhà Bưu điện TP HCM từng bị dư luận phản đối sau đó phải sơn lại đúng màu nguyên bản. "Không ai dùng màu vàng chói này. Màu đó, theo lời của các cụ ta ngày xưa ở Hà Nội mỗi khi có dịch tả, dịch thương hàn thì nhà chức trách thường treo cái cờ xí tam giác màu vàng chóe lên để cảnh báo dịch.

GiadinhNet - Sáng 22/7, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, là người từng đứng đầu phụ trách đợt trùng tu trước đây (năm 1996) của Nhà Hát lớn (Hà Nội) cho rằng nên sửa lại. Bất ngờ với màu sơn mới của Nhà hát lớn Hà Nội

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính. Ảnh tư liệu

Màu nguyên bản của Nhà hát lớn và tất cả các công trình kiến trúc Pháp ở Việt Nam phải là màu vàng nhạt. Là màu mô phỏng màu đá sa thạch. Ngày trước, kiến trúc pháp thường dùng đá sa thạch để ốp lên các công trình kiến trúc. Sau này đá cạn kiệt, người ta mới dùng màu vàng nhạt, gần giống với màu đá này để sơn lên các công trình kiến trúc" - GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính nói.

Theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, màu sơn mới của Nhà hát lớn quá xa lạ với kiến trúc Pháp. Kiến trúc Pháp vốn rất tinh tế, mặt đứng của Nhà hát lớn đã được xây dựng hết sức hài hòa. Lối kiến trúc và màu sơn tạo nên nét nổi bật khó lẫn của công trình di tích này.


Màu vàng chói của Nhà hát lớn đang "gây bão" dư luận. Ảnh: C. Tâm

Màu sơn mới đã phá tan sự hài hòa vốn có của di tích đặc biệt này. Trước đây, khi chịu trách nhiệm dứng đầu thực hiện trùng tu Nhà hát lớn, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính khẳng định, lúc đó làm theo phương pháp rất khoa học. Được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt và sau này được Tổng thống Pháp lúc này công nhận đây là một công trình trùng tu xuất sắc. Màu sắc lúc đó được chọn rất kỹ bởi các chuyên gia trong nước và nước ngoài, tương xứng với kiến trúc Pháp.

"Chúng tôi đang còn ở đây mà các ông làm các ông không có ý kiến gì cả. Tôi là người chủ trì, chịu trách nhiệm đợt trùng tu đó. Nên hỏi ý kiến thì tốt hơn. Nên chọn màu sơn cũ thì hài hòa hơn và cần học hỏi tòa nhà Bưu điện TP HCM là người ta làm lại, mình càng nên làm lại" - GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính.

Cũng liên quan đến công trình đang gây ra nhiều thông tin trái chiều, Sở VH-TT-DL Hà Nội khẳng định chưa nhận được bất kỳ thông tin lấy ý kiến nào của lãnh đạo Nhà hát lớn hay cơ quan chủ quản về đợt trùng tu này.

Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tranh-cai-ve-mau-son-moi-nha-hat-lon-ha-noi-chung-toi-con-day-ma-cac-ong-lam-khong-y-kien-gi-ca-20150722120959393.htm

3 nhận xét:

  1. Biên tập nên cẩn thận hơn. Trên đầu thì nói "Chúng tôi còn đây mà các ông làm không hỏi ý kiến". Đầu đề bài thì "Chúng tôi còn đây mà các ông làm không ý kiến gì cả". Trong bài thì lại là "Chúng tôi đang còn ở đây mà các ông làm các ông không có ý kiến gì cả....". Mất cả sức thuyết phục của bài viết.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi không biên tập nội dung bài. Mọi thứ trong bài y nguyên của tác giả. Và tôi thấy tác giả viết đầu đề bài rất đúng đấy. Đầu bài phải ngắn, tóm tắt câu nói, chứ không thể bê nguyên xi câu nói làm đầu bài.

    Tuy nhiên, để làm đầu bài khi đưa lên blog, tôi phải rút gọn lại hơn nữa vì nó phải nằm trọn trong ô bé bên tay phải ở mục BÀI LƯU TRONG BLOG. Tôi thấy rút gọn thế là trung thành với câu gốc quá rồi, tôi chỉ bỏ 2 từ "gì cả".

    Đọc kỹ rồi hẵng phê bình người khác.

    Trả lờiXóa
  3. Các câu trên khác nhau ở chỗ sau đây. Câu của tác giả ("Chúng tôi còn đây mà các ông làm không ý kiến gì cả") không nhấn mạnh vào việc phải "hỏi ý kiến". Vì thế, câu của tác giả "nhẹ" hơn câu của chủ blog vì 1 từ quan trọng mà chủ blog thêm vào (là từ "hỏi"). Nó nhẹ hơn vì không có ý cho mình giỏi hơn người làm (nên người làm cần phải hỏi mình). Câu trong bài của tác giả ( "Chúng tôi đang còn ở đây mà các ông làm các ông không có ý kiến gì cả...." cũng không đề cập đến chuyện phải "hỏi" ý kiến mình. Như vậy, 2 câu của tác giả có thái độ không coi thường người làm bằng câu có thêm từ "hỏi" (ý kiến) của chủ blog.
    Chưa biết ai chưa đọc kỹ nhẩy?
    Nói thế này thì có lý này. Đó là chuyện tất nhiên vì chủ blog đọc nhiều, viết bình luận nhiều,.. nên khó tránh khỏi các việc như vậy. Còn tôi là người đọc thì dễ nhìn ra "lỗi" người làm hơn. Vậy thôi.

    Trả lờiXóa