Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

(2) Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai

Bài viết của tôi. Hình không lên được, thứ 2 tới sẽ xử lý.
Kinh tế vĩ mô 2014:
Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai
3) Năng suất lao động đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình tăng trưởng
Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá. Trong giai đoạn đầu phát triển, khi nguồn vốn còn khan hiếm, nguồn nhân lực thường đóng vai trò rất quan trọng, như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu của nền kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ; lúc này chất lượng nguồn nhân lực lại trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực sẽ cực kỳ quan trọng.
Đồ thị 5: Thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm 2008-2014 (%)


Ở nước ta, tình hình cũng không phải là ngoại lệ. Trong những năm 2008-2010, khi tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP rất cao (khoảng 38-42%), vốn đầu tư đã phần nào thay thế lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đứng ở mức cao (năm 2009 hai tỷ lệ này lần lượt là 4,6% và 6,5%).
Bảng 3: Đóng góp của lao động và năng suất lao động tới tăng trưởng GDP (%)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
GDP, giá 2010, nghìn tỷ đồng
1589
1700
1821
1924
2028
2158
2292
2413
2544
2696
Lao động, triệu người
42,8
44,0
45,2
46,5
47,7
49,0
50,4
51,7
52,4
53,0
NSLĐ (GDP/Lao động, triệu đồng, giá 2010)
37,1
38,6
40,3
41,4
42,5
44,0
45,5
46,7
48,5
50,9
Tốc độ tăng trư­ởng GDP (%)
7,55
6,98
7,13
5,66
5,40
6,42
6,24
5,25
5,42
5,98
Tốc độ tăng trư­ởng lao động đang làm việc trong nền kinh tế (%)
2,88
2,82
2,79
2,77
2,76
2,73
2,66
2,68
1,36
1,14
Tốc độ tăng NSLĐ (%)
4,54
4,05
4,22
2,81
2,57
3,59
3,49
2,51
4,01
4,79
Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP (%):
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
- Lao động
38,10
40,38
39,15
48,95
51,15
42,55
42,59
50,98
25,09
19,06
  - NSLĐ
60,17
57,98
59,19
49,68
47,54
55,92
55,93
47,74
73,90
80,05
  - Sai số tính toán
1,73
1,63
1,65
1,38
1,31
1,53
1,49
1,28
1,01
0,89

Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, với việc tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP giảm rất mạnh, đồng thời các ngành sử dụng ít lao động (công nghiệp và xây dựng) cũng tăng trưởng chậm lại, trong khi các ngành sử dụng nhiều lao động (nông nghiệp và dịch vụ) tăng trưởng nhanh hơn, làm cho nhu cầu lao động tăng, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị giảm xuống còn 3,4% trong khi tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn giảm còn 3%.
Số liệu trong bảng trên cho thấy nguồn nhân lực và năng suất lao động đã và đang đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, trong đó đóng góp của năng suất lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu) thường cao hơn rất nhiều so với đóng góp của số lượng lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng). Một mặt, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thường xuyên cao hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động sử dụng. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2012 có xu hướng giảm khá nhanh (từ 60,2% năm 2005 xuống còn 47,7% năm 2012), nhưng riêng hai năm 2013-2014 đã tăng rất mạnh trở lại, lên tới 73,9% và 80% tức là gấp 3-4 lần mức đóng góp của nhân tố số lượng lao động. Nếu như những số liệu về suy giảm tốc độ tăng trưởng nguồn lao động là đúng (tốc độ tăng trư­ởng lao động đang làm việc trong nền kinh tế chỉ còn khoảng 1,2% trong 2 năm 2013-2014) thì điều này chứng tỏ từ năm 2013, đặc biệt năm 2014, bước đầu đã có phục hồi về chất lượng tăng trưởng, đồng thời năng suất lại trở thành là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ và ổn định như trường hợp các nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4) Tiêu dùng tiếp tục là nhân tố cơ bản duy trì tốc độ tăng trưởng
Mặc dù theo đà công nghiệp hóa, tỷ trọng tích luỹ trong tổng cầu (tổng cầu gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và xuất khẩu) có xu hướng tăng lên nhưng tiêu dùng vẫn luôn luôn là thành phần quan trọng nhất trong tổng cầu vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất; đến nay vẫn hơn 70% GDP trong khi tích lũy chỉ chiếm khoảng 28%.
Nhìn lại những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, có thể thấy quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiêu dùng có những biến động khá lớn. Có những giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tăng trưởng tiêu dùng dẫn tới cung vượt cầu (2000-2001) và đã phải thực hiện chính sách kích cầu (2002-2003). Kích cầu kéo dài lại dẫn tới cầu vượt cung, gây ra lạm phát cao (2004), buộc lại phải áp dụng chính sách hạn chế cầu (2005). Cứ thế chính sách mở rộng - thắt chặt cầu liên tiếp được áp dụng luân phiên với quy mô ngày càng lớn từ năm 2006 đến 2012, làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều biến động khá mạnh. Điểm đặc biệt trong suốt thời kỳ này là các chính sách kích cung hầu như không phát huy tác dụng; trong khi chính sách kích cầu có tác dụng ngắn hạn nhưng về trung hạn lại gây khủng hoảng lạm phát, làm tăng chênh lệch giầu nghèo và phát sinh nhiều bức xúc xã hội.
Tuy nhiên từ năm 2013, đặc biệt năm 2014, điều hành chính sách của Chính phủ đã có bước thay đổi ngoạn mục và khá quyết liệt. Nếu như năm 2012 mặc dù chính sách thắt chặt cầu đã được áp dụng rất mạnh nhưng nguy cơ ổn định kinh tế vĩ mô vẫn rất lớn, nên nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục có những thắt chặt tiêu dùng hơn nữa trong năm 2013 thì thực tế đã không phải như vậy. Ngược lại, từ đầu năm 2014, trước tình trạng phá sản, đóng cửa của hàng loạt doanh nghịêp, nhiều chuyên gia dự báo chính phủ sẽ tung ra một số gói kích cầu lớn theo cách làm của Mỹ (và Mỹ đã thành công) thì thực tế ở Việt Nam cũng đã không diễn ra như vậy.
Một chính sách hài hòa tăng trưởng cung – cầu đã được nhất quán áp dụng trong suốt 2 năm 2013-2014. Kết quả là trong năm 2013 tiêu dùng cuối cùng đã tăng 5,36% (theo giá 2010) so với năm 2012, tích lũy tài sản tăng 5,45%. Hai mức tăng này đều tương tự như tốc độ tăng trưởng kinh tế (5,42%), phản ánh một quá trình tăng trưởng cân đối cung – cầu kế thừa từ mức cân đối hợp lý được thiết lập từ cuối năm 2012. Trong quá trình đó, tiêu dùng cuối cùng đóng góp tới 68,6% vào tốc độ tăng trưởng GDP (3,72%/5,42%) trong khi tích lũy chỉ đóng góp 29,9%, tức là tiêu dùng đang trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng thay cho nhân tố đầu tư. Nếu nhìn lại tốc độ tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 5,6% (đã trừ yếu tố tăng giá) cũng tương tự với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì càng rõ có sự hài hòa về tăng trưởng trong năm 2013.
Việc tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tăng trưởng cung – cầu hài hòa trong năm 2014 thể hiện rõ qua cân đối sử dụng GDP (và qua cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng như đã nêu ở trên). Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt xấp xỉ 6% thì tiêu dùng cuối cùng cũng tăng tương ứng là 6,2% và đóng góp tới 78,9% vào tốc độ tăng trưởng GDP, cao hơn cả mức đóng góp trong năm 2013.
5) Xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng trong khi cán cân thương mại bắt đầu thặng dư đáng kể
Cũng như đầu tư, xuất khẩu đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, sau khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiếp đó trở thành thành viên đầy đủ của WTO, điều kiện trao đổi thương mại, thu hút đầu tư thuận lợi hơn rất nhiều so với trước; tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều tăng lên rất mạnh, khoảng 25% mỗi năm. Đến nay kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều đã tương đương với 80% GDP toàn nền kinh tế, phản ảnh vị thế rất quan trọng đối với tăng trưởng chung.
Bảng 4: Họat động xuất nhập khẩu hàng hóa (triệu USD)

Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
xuất nhập khẩu

Kim ngạch
Tốc độ (%)
Tỷ trọng so GDP (%)
Kim ngạch
Tốc độ (%)
Tỷ trọng so GDP (%)
2000
14482,7
25,5

15636,5
33,2

-1153,8
2001
15029,2
3,8

16217,9
3,7

-1188,7
2002
16706,1
11,2

19745,6
21,8

-3039,5
2003
20149,3
20,6

25255,8
27,9

-5106,5
2004
26485,0
31,4

31968,8
26,6

-5483,8
2005
32447,1
22,5
56,3
36761,1
15,0
63,8
-4314
2006
39826,2
22,7

44891,1
22,1

-5064,9
2007
48561,4
21,9

62764,7
39,8

-14203,3
2008
62685,1
29,1

80713,8
28,6

-18028,7
2009
57096,3
-8,9
57,2
69948,8
-13,3
70,1
-12852,5
2010
72236,7
26,5
65,3
84838,6
21,3
76,6
-12601,9
2011
96905,7
34,2
72,7
106749,8
25,8
80,1
-9844,1
2012
114529,2
18,2
73,8
113780,4
6,6
73,3
748,8
2013
132032,9
15,3
77,1
132032,6
16,0
77,1
0,3
2014
150042,0
13,6
80,4
148058,0
12,1
79,3
1984

Điểm son đáng chú ý nhất trong 5 năm gần đây là kim ngạch xuất khẩu thường xuyên tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu, dẫn tới từ năm 2012 đến nay nền kinh tế luôn trong tình trạng xuất siêu. Đặc biệt năm 2014 đã xuất siêu tới xấp xỉ 2 tỷ USD, một hiện tượng chưa từng có từ trước tới nay. Điều này phản ánh một xu hướng phát triển tích cực, cần tiếp tục phát huy tiến tới liên tục xuất siêu đảm bảo có đủ nguồn thu ngoại tệ trả các khoản nợ nước ngoài vay từ nhiều năm trước.
Tuy nhiên, đã xuất hiện một số vấn đề đáng lưu ý trong họat động xuất khẩu. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu liên tục giảm dần kể từ năm 2012. Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013 nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ tăng 9,1%.
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, chỉ tăng 10,4%; trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng tới 16,7%. Như vậy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhiều so với khu vực trong nước; do đó ngày càng nắm vị thế áp đảo so với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, hiệu quả kinh tế cao… đều thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, quá trình dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu trong năm 2014 tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực song vẫn khá chậm. Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn rất cao, đạt 66,5 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013; trong khi nhóm hàng công nghiệp nhẹ mới đạt 57,9 tỷ USD mặc dù tăng tới 15,9%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản 17,8 tỷ USD, tăng 11,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6%.
Về nhập khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch năm 2014 đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Đáng lưu ý là Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 43,7 tỷ USD. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này cũng rất cao, tăng tới 18,2% so với năm 2013. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc ước đạt 28,9 tỷ USD, tăng tới 21,8% so với năm 2013. Đây là những hiện tượng rất không bình thường theo chuẩn mực thương mại song phương quốc tế.
6) Cân đối ngân sách được duy trì hợp lý song nợ tiếp tục tăng có nguy cơ gây bất ổn vĩ mô.
Cũng như các năm gần đây, 2014 là một năm đầy thử thách với ngành tài chính. Nhiều nhân tố bất lợi cho công tác thu chi ngân sách tiếp tục kéo dài: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp; tình trạng doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc giảm hoạt động vẫn diễn ra phổ biến khắp nơi; nợ quốc gia, nợ của khu vực doanh nghiệp tăng nhanh; nhiều loại thuế phải giảm theo các cam kết hội nhập kinh tế, hoặc hoãn, miễn, giảm để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh... Khó về thu nhưng nhu cầu chi ngân sách vừa để trả nợ và giải quyết những nhu cầu xã hội cấp bách, vừa để kích cầu khu vực này, kích cung khu vực khác nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm... lại rất lớn.
Bảng 5: Thu chi và cân đối ngân sách nhà nước (tỷ đồng và %)
Năm
Thu ngân sách
Chi ngân sách
Bội chi ngân sách
Tổng thu ngân sách
Tốc độ tăng (%)
Tỷ lệ so GDP (%)
Tổng chi ngân sách
Tốc độ tăng (%)
Tỷ lệ so GDP (%)
Bội chi
Bội chi so GDP (%)
2000
90749

20.55
108961

24.67
18212
4,12
2002
123860

23.12
148208

27.66
24348
4,54
2003
152274
22,94
24.82
181183
22,25
29.54
28909
4,71
2004
190928
25,38
26.69
214176
18,21
29.94
23248
3,25
2005
228287
19,57
24.98
262697
22,65
28.74
34410
3,76
2006
279472
22,42
26.33
308058
17,27
29.02
28586
2,69
2007
315915
13,04
25.34
399402
29,65
32.03
83487
6,70
2008
430549
36,29
26.64
452766
13,36
28.02
22217
1,37
2009
454786
5,63
25.14
561273
23,97
31.02
106487
5,89
2010
588428
29,39
27.27
648833
15,60
30.07
60405
2,80
2011
721804
22,67
25.97
787554
21,38
28.33
65750
2,37
2012
752430
4,24
23.18
926245
17,61
28.54
173815
5,36
2013
824000
9,51
22.99
986200
6,47
27.51
162200
4,53
2014
858000
4,13
21.79
1040000
5,46
26.41
182000
4,62

Điểm sáng của nền tài chính quốc gia trong năm 2014 là vẫn duy trì được những cân đối cần thiết, vừa tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tiếp tục khai thác tốt hơn các nguồn tài lực để bù đắp vào những nguồn phải cắt giảm theo các cam kết quốc tế. Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2014 đạt khoảng 858 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đạt khoảng 21,8%, giảm so với năm 2013 (23%). Cả 3 lĩnh vực thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt dự toán năm.
Tổng chi ngân sách ước đạt 1040 nghìn tỷ đồng, bằng 26,1% GDP. Do vậy, bội chi ngân sách (chưa kể chuyển nguồn) năm 2014 bằng 4,6% GDP, tăng nhẹ so với năm 2013. Đây là những tỷ lệ thu, chi và bội chi ngân sách hợp lý trong giai đoạn kinh tế suy trầm và hiệu quả sử dụng ngân sách chưa cao hiện nay
Đáng lưu ý là các tỷ lệ thu chi ngân sách trên GDP năm 2014 tiếp tục theo xu hướng giảm dần về mức phù hợp với một nền kinh tế thị trường ở một quốc gia có thu nhập trung bình. Nếu như tới đây khu vực kinh tế nhà nước được thu hẹp dần, nhà nước cũng rút dần ra khỏi một số lĩnh vực, trong khi khu vực kinh tế thị trường phát triển mạnh thì hoàn toàn có thể giữ vững tỷ lệ thu đồng thời tiếp tục giảm sâu hơn nữa tỷ lệ chi ngân sách trên GDP để vừa khoan sức dân và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Trong năm 2014, ngành tài chính đã tập trung tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm khả năng trả nợ. Bên cạnh việc bố trí dự toán chi trả nợ đúng hạn theo cam kết, đã tổ chức phát hành thành công một tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm với lãi suất 4,8%/năm, qua đó tiết kiệm được chi phí, giãn áp lực bố trí nguồn trả nợ cho các năm 2016-2020; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn quốc tế thuận lợi và chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, trong đó nổi bật là nợ trong và ngoài nước tiếp tục tăng nhanh có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm tới đây. Tính đến hết năm 2014, nợ công tương đương 60,3% GDP (hết năm 2013 là 56,2% GDP), nợ Chính phủ bằng 46,9% GDP (hết năm 2013 là 42,6% GDP) trong khi nợ nước ngoài của quốc gia là 39,9% GDP (hết năm 2013 là 39,5% GDP). Do áp lực của nhu cầu chi ngân sách, khối lượng trái phiếu chính phủ phát ra hàng năm vẫn rất lớn, năm 2014 đã phát hành khoảng 214 nghìn tỷ đồng, dẫn tới giảm nguồn vốn và tăng lãi suất đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Hoạt động của thị trường chứng khoán năm 2014 kém khởi sắc; tốc độ tăng trưởng tại hai sàn đều thấp. Đến hết năm 2014, chỉ số VN-Index đạt 545,6 điểm, chỉ tăng 40 điểm và tăng 8,1% so với cuối năm 2013 (năm 2013 hai sàn đều tăng trưởng khoảng 22%); giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt 30,9% GDP giảm nhẹ so với cuối năm 2013. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó phát hành cổ phiếu 23 nghìn tỷ đồng và trái phiếu chính phủ 214 nghìn tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2014, thị trường chứng khoán chỉ huy động được 23 nghìn tỷ đồng phục vụ doanh nghiệp, một kết quả quá nhỏ bé so với kênh dẫn vốn ngân hàng. Lưu ý là trong 23 nghìn tỷ đồng trên, không phải tất cả đều là tiền phục vụ doanh nghiệp, mà còn bao gồm phát hành cổ phiếu để chia tách hay để trả cổ tức cho cổ đông.
7) Lạm phát trở về mức an toàn, cần tiếp tục giữ ổn định, từng bước ổn định mặt bằng giá
Trong hai năm gần đây, chính sách tiền tệ ở nước ta đã được nới lỏng khá thận trọng và ổn định để đảm bảo vừa kiểm soát được lạm phát, mục tiêu hàng đầu của ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 16% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,1%); tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng 12,6% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,5%); nguồn vốn huy động tăng 15,8% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,2%).
Nhìn chung, trong giai đoạn ngắn hạn, tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng như 2 năm vừa qua là hợp lý, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán 16% là vẫn khá cao. Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã được kiểm soát ở mức chấp nhận được, năm 2014 là 4,1%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng rất cần theo dõi và đánh giá hiệu quả thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
Đặc biệt, cần lưu ý tỷ lệ lạm phát thấp năm 2014 có những nguyên nhân quan trọng là giá dầu thô thế giới giảm mạnh; giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định; nguồn cung lương thực, thực phẩm và đa số các loại hàng hóa khác trong nước đều tương đối dồi dào... trong khi sức mua của dân cư đang rất yếu. Một khi những yếu tố này thay đổi thì tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên rất nhanh.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát 4,1% năm 2014 trong bối cảnh tăng trưởng yếu vừa qua cũng vẫn là hơi cao đối với một nền kinh tế thị trường như nước ta. Cần khẳng định điều này để khắc phục tâm lý cho rằng ở Việt Nam tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được lên tới 6-7%. Lạm phát trên 6-7% thường phải đi kèm một tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%, tức là trong bối cảnh một nền kinh tế tăng trưởng nóng cần được điều chỉnh hạ nhiệt. Do đó cần tiếp tục duy trì hoặc giảm một chút tỷ lệ lạm phát ở tầm trung hạn.
Đồ thị 6: Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2000-2014 (%)


Nhờ thực thi chính sách tài chính lành mạnh, chính sách tiền tệ thận trọng và những thuận lợi trong nước và quốc tế nên trong năm 2014 hệ thống tài chính, tiền tệ, giá cả và tỷ giá đã cơ bản ổn định, tạo nền tảng rất quan trọng để chấm dứt tình trạng "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" luân phiên kéo dài hàng chục năm qua. Tuy nhiên hiện nay hoạt động ngân hàng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức khá cao; chất lượng tín dụng chưa được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác theo chuẩn mực quốc tế. Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng rất thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí năm 2014 của toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 3%, thấp hơn so với năm 2013. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào thấp, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút... Đây là những thách thức cần tiếp tục xử lý trong năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét