Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Tư liệu hội họa về Cải cách ruộng đất

Buồn cười vì "bỗng dưng" triển lãm cải cách ruộng đất bị đóng cửa vô thời hạn vì mất điện nên mình lưu lại mấy cái ảnh này làm tư liệu.
Tư liệu hội họa về Cải cách ruộng đất
TT - Trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, nhiều văn nghệ sĩ cũng về nông thôn tham gia vào đội cải cách. Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội) còn mở cửa đến ngày 31-12-2014. Ngày thứ hai của triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957, lượng người đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia đông hơn hẳn. Những cán bộ bảo tàng cũng bày tỏ sự kinh ngạc.
Tranh của họa sĩ Phan Thông: Vợ chồng địa chủ mâm cao cỗ đầy. 
Đầy tớ nông dân ăn mặc rách rưới. Màu nước trên giấy, khoảng 1953-1955



Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ký họa bút sắt 
trên giấy. Đây là nhân vật địa chủ ở Ninh Dân

Một số họa sĩ được cử đi ghi chép tư liệu, như một phóng viên nhiếp ảnh hoặc vẽ tranh tuyên truyền cổ động. Đó là trường hợp của họa sĩ Tô Ngọc Vân và Phan Thông.

Tô Ngọc Vân (1906-1954) tham gia vẽ trong Cải cách ruộng đất ở hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ trong năm 1953, đặc biệt là xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi ông vẽ từng chi tiết của đời sống nông dân và địa chủ đương thời, thậm chí còn chi tiết hơn cả một phóng viên chụp ảnh.

Bộ tranh này có 54 bức hiện thuộc về nhà sưu tập người Thái Tira Vanictheeranont.

Lượng người xem gây bất ngờ

Ngày thứ hai của triển lãm Cải cách ruộng đất 1946-1957, lượng người đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia đông hơn hẳn. Những cán bộ bảo tàng cũng bày tỏ sự kinh ngạc.

“Không giống như những triển lãm khác, khách tham quan đến bảo tàng đông hơn cả hôm khai mạc. 70% là những người già, còn lại cũng chủ yếu tầng lớp trung niên.

Có thể có người tò mò về những tài liệu lần đầu công bố, nhưng có thể họ muốn xem lại một thời quá khứ” - chị Nguyễn Thanh Thủy (Bảo tàng Lịch sử quốc gia) cho biết.

Khác với những triển lãm chỉ đông đúc lúc khai mạc và hiu hắt về sau, sức hấp dẫn của những tài liệu, hiện vật về một thời kỳ không thể nào quên khiến người xem đông dần lên.

“Sức hấp dẫn không phải về sự quý hiếm của hiện vật như các lần trưng bày khác của bảo tàng, mà đến từ câu chuyện lịch sử gắn liền với những tài liệu và hiện vật này”.

Triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội) còn mở cửa đến ngày 31-12-2014.

Riêng họa sĩ Phan Thông (mất năm 1987) tham gia Cải cách ruộng đất với tư cách người vẽ tranh tuyên truyền cổ động từ 1953-1955. Bộ tranh tuyên truyền này gồm 18 bức, vẽ từ cảnh nông dân đói khổ, địa chủ ăn sung mặc sướng, đến cảnh đấu tố và đời sống tươi đẹp của nông dân sau cải cách. Bộ tranh này hiện thuộc Hội đồng di sản quốc gia Singapore.

Cả hai bộ tranh này chúng tôi đã giới thiệu trong hai cuốn sách Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại (NXB Mỹ Thuật, 2009) và Tô Ngọc Vân - tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam, 1906-1954 (NXB Tri Thức, 2014).

Tranh của họa sĩ Phan Thông: Bà cụ bần nông tố cáo địa chủ. 
Mầu nước trên giấy. Khoảng 1953 - 1955

Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân: Đại hôi nông dân xã Ninh Dân, ngày 20-9-1953, chuẩn bị cho cải cách ruộng đất. Bút sắt và mầu nước trên giấy

Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân: Nhà địa chủ Đỗ Văn Hiện, 
ngày 26-9-1953. Ký họa bút sắt trên giấy

H.HƯƠNG
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20140910/tu-lieu-hoi-hoa-ve-cai-cach-ruong-dat/643732.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét