Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trung Quốc đang đối diện vấn nạn khó hòa giải

Trung Quốc đang đối diện vấn nạn khó hòa giải
Có một sự thực tư tưởng "Đại Hán" của người Trung Quốc đã vượt qua khỏi các khuôn khổ biên giới quốc gia thông thường. Sự có mặt ngày càng dày đặc người Trung Quốc từ Châu Á sang tận Châu Mỹ và Châu Phi cho thấy TQ đang lớn mạnh đến thế nào. Họ được cho là đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại nơi chính họ đặt chân đến; với những gói thầu rẻ đến khó tin, TQ đã không mất mấy khó khăn để chinh phục được những quốc gia đã vốn quen với cái nghèo và xem trọng giá trị của sự rẻ - nhanh thay vì chất lượng.
Sự trỗi dậy được rêu rao là hòa bình của TQ cũng đã khiến Mỹ - quốc gia được cho là có tiềm lực và mạnh mẽ nhất hành tinh phải quan ngại và dù không muốn nhưng Mỹ đã buộc phải xem TQ là đối thủ xứng tầm của mình trên mọi lĩnh vực (Kể cả những lĩnh vực được cho là thế mạnh độc quyền của họ). 

Đối với các quốc gia láng giềng, TQ cũng đã kịp phô trương sức mạnh của mình với hàng loạt động thái chủ động trong triển khai các hoạt động tranh chấp lãnh thổ. Theo một thống kê gần đây nhất thì tất thảy các quốc gia láng giềng xung quanh TQ đều là nạn nhân của chính họ với những hành động đơn phương gây hấn cả trên Biển và đất liền. Trong đó, Việt Nam, Nhật Bản là những quốc gia mới nhất chứng kiến điều đó. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phải chăng TQ đang không có đối thủ trong những cuộc chơi của mình. Họ có thể thắng thế mọi lực cản trên hành trình chinh phục của mình chăng? Đó là những câu hỏi không chỉ cho thấy sự quan ngại mà dường như đang có một sự dò xét từ phía TQ những mong sẽ không quá bị động trước những đòn tấn công hẹn hạ, "vô tiền khoáng hậu" từ quốc gia này; thậm chí nếu có thể thì tìm ra được một nhân tố đóng vai trò là lực cản việc hiện thực hóa giấc mộng bá quyền của TQ. 

Mặc dù không thuyết phục lắm những người ta đã tìm ra lời giải cho những băn khoăn trên qua tình hình chính trị đang diễn ra tại Hồng Kông. 

Trên căn cứ pháp lý, Hồng Kông là một khu vực lãnh thổ thuộc TQ được Chính phủ Liên Hiệp Anh trao lại cách đây đúng 17 năm. Sau khi tiếp nhận, những người TQ đại lục đã những mong sẽ thuần hóa một mảnh đất vốn bị Liên Hiệp Anh quản lý, cai trị trong vòng hơn 150 năm về với "mẫu quốc"; những giá trị Anh sẽ dần phai nhạt và thay vào đó là những sự vâng phục đến khó tin với Chính phủ Trung ương. Họ đã mong và cố gắng hiện thực hóa những điều trên trong 17 năm qua nhưng cái họ nhận được lại là những điều ngược lại. Những cuộc biểu tình vừa qua thu hút đông đảo những cư dân nơi đây tham gia được cho là động thái "đòi cải cách dân chủ" trong khi Chính quyền Trung ương TQ lại muốn siết chặt những điều này. Và ở Hồng Kông đang diễn ra một sự trái khoáy là khi Chính phủ Trung ương TQ càng cố gắng giải quyết, dẹp bỏ (bằng những biện pháp ôn hòa) những cuộc biểu tình thì nó lại có chiều hướng lan rộng hơn.

Dù có trong mơ thì Chính phủ Trung ương TQ cũng không nghĩ rằng những cư dân Hồng Kông lại dám công khai "mang lá cờ khi họ nằm trong liên hiệp Anh đi biểu tình chứ không thèm mang lá cờ bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là cờ chính thức của Hồng Kông sau khi trở về Trung Quốc"; "mang ảnh của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị một cách tôn kính, trong khi họ lại đốt ảnh ông Leung Chun-ying, người bị châm biếm là "quan thái thú" của Bắc Kinh. Ông Leung là người được Bắc Kinh cử lãnh đạo Hồng Kông trong khi dân chúng lại không ưa ông này" (Theo Một thế giới). Hành động này cũng ngay lập tức được truyền thông quốc tế ví như một "cái tát" thực sự đối với Bắc Kinh cho nỗ lực "thuần phục" những thứ vốn dĩ đã vượt quá tầm tay của chính họ. 

Lí giải cho tình trạng này, Một thế giới cho rằng: "Thật ra những hành động phản kháng trên chỉ thể hiện sự bất mãn của người dân Hồng Kông trước áp đặt ngột ngạt của Bắc Kinh. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau. Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử". 

Theo cách lí giải vấn đề của Một thế giới thì điều TQ đang gặp phải không khác với những gì đang xảy ra tại Liên Hiệp Anh chỉ cách đây có mấy ngày. Người dân Scotlan (thuộc Liên Hiệp Anh) đã nói không với "độc lập" sau động thái đến tận nơi của Thủ tướng nước này để thuyết phục những người dân Scotlan tử bỏ ý định. Cũng như những gì đã diễn ra với Hồng Kông từ năm 1997, để an dân và cũng là để trấn an những cái đầu "nóng" người đứng đầu Chính phủ Anh đã đưa ra lời hứa sẽ tăng quyền tự chủ cho lãnh thổ này. Điều này cũng gần như ngay lập tức phát huy tác dụng. Tuy nhiên, không ai dám chắc sự yên ổn tại Scotlan sẽ duy trì đến khi nào và xem chừng nó phụ thuộc rất lớn ở chỗ hiện thực hóa lời hứa từ Chính phủ Anh. 

Trở lại với câu chuyện đang xảy ra Hồng Kông. Người dân nơi đây đã phải chờ đợi tận 17 năm cho quyết định tăng quyền chủ (quyền lựa chọn người lãnh đạo) nhưng nó đã không diễn ra. Việc Chính phủ Trung ương TQ cử ông Leung Chun-ying làm lãnh đạo Hồng Kông trong khi vẫn phớt lờ lời hứa trước đây đã khiến họ buộc phải "tranh đấu". Theo phân tích từ nhiều chuyên gia phân tích chính trị thì người Hồng Kông "đừng mong Bắc Kinh thay đổi thái độ"; nghĩa là TQ vẫn sẽ cứng rắn theo đuổi việc phớt lờ lời hứa bằng những "thủ đoạn" rất riêng của họ. Song cũng như người Anh việc đưa ra những "lời hứa", những thỏa hiệp dù bằng văn bản... thì đó cũng chưa phải là gốc rễ của vấn đề, TQ sẽ buộc phải thay đổi chính sách đối với Hồng Kông.

Đó là điều nhưng cư dân Hồng Kông muốn tuy nhiên, "sẽ khó trông chờ thái độ tích cực hơn từ Bắc Kinh khi họ vẫn đang kiên quyết muốn thực hiện các tham vọng của mình bất chấp lý lẽ. Đến ngay cả luật pháp quốc tế, Bắc Kinh còn chà đạp thì đâu dễ họ thay cách hành xử với Hồng Kông hay Macau". Nếu TQ vẫn cố kiên định cái chính sách của mình thì đó cũng xem là một điểm yếu chết người mà họ sẽ phải lãnh nhận trong tương lai: Chính phủ sẽ như thế nào nếu đến chính những người dân cũng chán ghét và ruồng rẫy chính họvà như thế TQ không mạnh như họ tưởng, tham vọng quá mức của họ luôn đi kèm theo những vấn nạn khó hóa giải./.

Mẹ Đốp
(Blog Mõ Làng)
http://molang0205.blogspot.com/2014/09/tq-ang-oi-dien-voi-nhung-van-nan-kho.html?showComment=1411650607564

1 nhận xét:

  1. ĐCS TRQ tiếp tục làm theo chân lí của Mao :" Chính quyền được đẻ ra từ nòng súng" và Hồng kông sẽ là Thiên an môn thứ 2 dù đó là con gà để trứng vàng . Không cần Dân chủ Trung quốc vẫn đã là cường quốc ktế số 2 trên TG . Nhưng chính sự phát triển không theo quy luật thị trường tự nhiên đó sẽ vỡ bung bởi các quả bong bóng đất đai nhóm lợi ích - đó mới là điểm chết của Tàu cộng và dân Việt chờ mong .

    Trả lờiXóa