Sát thủ thầm lặng: con chủ bài trong chiến lược "bất cân xứng"
Lực lượng hải giám, hải cảnh của Trung Quốc với sức mạnh áp đảo đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu?
Tàu ngầm Kilo đang được bàn giao cho Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh
Sát thủ thầm lặngViệt Nam hẳn không tiếc nuối gì cho việc mua sắm các tàu ngầm Kilo sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 ra khỏi lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì lý do... bão tố.
Lúc chiếc giàn khoan khổng lồ nằm chễm chệ trong lãnh hải Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam đã lánh mặt. Lực lượng hải giám, hải cảnh có sức mạnh áp đảo của Trung Quốc đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu?
Một trong những lý do, theo Ankit Panda viết trên The Diplomat ngày thứ ba 9 tháng 9, 2014, là lực lượng hải quân Bắc Kinh chưa đủ sức tiêu diệt những khí cụ lợi hại bên dưới mặt nước cua Việt Nam, trong khi Hà Nội áp dụng chiến lược “bất cân xứng”.
Đó là những chiếc tàu ngầm Kilo mà Hà Nội đang tích cực chuẩn bị hợp thành một hạm đội những sát thủ thầm lặng của đại dương trong chiến lược quân sự bất cân xứng đối với cường quốc Trung Hoa.
Chủ đích chiến lược hải dương của Việt Nam là chống tiếp cận, chống chiếm giữ, từ ngữ quân sự quốc tế gọi là A2/AD (anti-access/ area denial)
Hà Nội hiểu rằng luât pháp quốc tế, cùng cả khối ASEAN, kể cả sức mạnh vô địch của hải quân Mỹ cũng không làm gì nhiều để bảo vệ lãnh hải xác định của Việt Nam. Người Việt phải tự mình ngăn đe cho bằng được chính sách của Trung Quốc gọi là phục hồi lãnh thổ, mà nói đúng hơn là thu đoạt lãnh thổ của các nước nhỏ yếu có lực lượng quân sự bất cân xứng ở xung quanh.
Và theo The Diplomat, chính hạm đội Kilo đang được tiếp tục mua của Nga cùng với những khí cụ quốc phòng khác, đã ngăn đe tham vọng của Bắc Kinh muốn lấn chiếm cả vùng đặc quyền kinh tế của nước anh em xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu trước mắt của chiến lược hải dương của Bắc Kinh là chiến lược A2/AD của chính họ, nhắm đối phó với Hoa Kỳ. Kế đó mới đến chủ đích bành trướng hải lực ra khắp thế giới. Thực hiện mục tiêu trước mắt, Trung Quốc phải đủ sức phòng vệ và ngăn đe hữu hiệu các chiến hạm và tàu ngầm tối tân hơn của đối phương. Hải quân Trung Quốc vì thế đã mang cấu trúc của một lực lượng phòng thủ, không được cấu tạo để có thể tấn công tiêu diệt hay khống chế một đối phương có chiến lược tàu ngầm hữu hiệu để chống xâm chiếm trong một chiến trường hải dương thuận lợi cho tàu ngầm.
Trung Quốc tuy vẫn ưu tiên theo đuổi đường lối tăng tiến lực lượng chống tàu ngầm như một biện pháp vừa cấp thời vừa lâu dài, nhưng đó vẫn là điểm yếu khó lòng khắc phục của hải quân Trung Quốc.
Một cây bút khác của The Diplomat, Robert Farley, cho biết hầu hết các khí cụ chống tàu ngầm của Trung Quốc như tàu hộ tống 056, máy bay tuần thám Y-8 và các hệ thống sensor cảm nhận âm thanh dưới mặt nước đều phụ thuộc vào khoảng cách đối với căn cứ mặt đất để hoạt động hữu hiệu. Thêm vào đó tàu ngầm Kilo chạy diesel- điện của Việt Nam thuộc loại vận hành êm lặng nhất, giống như các tàu Kilo cải tiến hơn của Trung Quốc. Tóm lại, với các tàu Kilo từ Nga về, Việt Nam có thể xoay chuyển thế cân bằng lực lượng chiến thuật trên biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.
Việt Nam vẫn là nước nhỏ, trang bị quân sự thua xa Trung Quốc, nên chiến lược A2/AD bất cân xứng này đúng là một phương thức tốt để chống lại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp. Với những hành vi xâm lấn của Trung Quốc trước đây trong năm, Việt Nam không phí chút thì giờ nào trong việc đưa tàu ngầm Kilo vào hoạt động.
Hãng thông tấn Reuters cho biết giới ngoại giao quốc tế nói họ thấy hai chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam thường xuất phát từ căn cứ Cam Ranh, cần cù hoạt động ven bờ biển trong các hải vụ huấn luyện. Chiếc thứ ba từ Saint Petersburg sẽ về trong tháng 11, thủy thủ đoàn đang được huấn luyện trước khi tàu vượt đại dương về nước. Chưa rõ lúc nào toàn hạm đội 6 chiếc Kilo mới tung hoành dưới mớn nước biển Đông, nhưng nhiều nguồn dự đoán cho rằng trong năm 2016 Việt Nam sẽ có đủ vũ khí, lực lượng để thực hiện chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên biển.
Việc này sẽ khiến sự tính toán của người Trung hoa thêm phức tạp trong kế sách chiếm đoạt thêm đảo ở Trường Sa, dù rằng lực lượng hải quân của họ lớn mạnh hơn nhiều so với Việt Nam, với cả 70 tàu ngầm.
Giáo sư Colin Koh của Học viện Nghiên cứu quốc tế tại Singapore cho rằng "Chiến lược bất cân xứng cổ điển do các nước yếu áp dụng chống nước mạnh là điều người Việt Nam hiểu rất rõ. Vấn đề là liêu họ có thể hoàn chỉnh nó ở những kích thước bên dưới lòng đại dương hay không"
Tất nhiên Hà Nội luôn luôn nhấn mạnh họ chỉ thi hành chiến lược phòng thủ, nhưng quả thật công cuộc phòng thù ấy đã khiến Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines. Hải quân Philippines thiếu cả tàu ngầm lẫn tàu chiến hiện đại, không làm gì được khi Trung Quốc lấn chiếm Scarborough. Xứ này là đồng minh của Mỹ, nhưng chỉ dựa vào Mỹ để hù dọa Trung Quốc, trong khi cố kêu nài vô vọng các diễn đàn đa phương giải quyết giúp vấn đề tranh chấp lãnh hải, một việc chưa bao giờ thấy kết quả.
Tuy hạm đội Kilo là con chủ bài của hải quân Việt Nam, Hà Nội còn chú ý đến nhiều lãnh vực quân sự khác. Tháng trước, ngay sau khi tướng Phùng Quang Thanh thăm Nga, có tin cho hay Việt Nam sẽ tăng gấp đôi số phi đội chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2, trang bị thêm phi đạn chống tàu chiến. Và trong khi Moskva là nguồn cung cấp chính, thì New Delhi tỏ ý hăng hái muốn giúp huấn luyện nhân sự. Hải quân Ấn Độ vẫn đang giúp chia sẻ với Việt Nam khả năng điêu luyện về vận
hành, điều khiển tàu ngầm Kilo. Có dự đoán rằng hai nước sắp ký kết thỏa ước quốc phòng để New Delhi huấn luyện phi công chiến đấu cho Hà Nội. Thêm nữa, Ấn Độ đang bán cho Việt Nam những hỏa tiễn chống tàu siêu thanh nổi tiếng BrahMos mà họ cùng chế tạo với Nga, mặc dù việc này có thể gây bất lợi cho quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đang trong giai đoạn hàn gắn. (BrahMos là phi đạn siêu thanh chống chiến hạm, tốc độ tối đa 2,8 Mach, tầm xa từ 300 đến 500km, có thể phóng từ mặt đất, chiến hạm, tàu ngầm, hay phi cơ chiến đấu, có khả năng chọn mục tiêu chuyên biệt giữa nhiều mục tiêu tương tự, được thí nghiệm chứng minh độ chính xác gần như tuyệt đối)
Tìm cách thi hành chiến lược quân sự bất cân xứng để đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra tăng thêm lòng tự tin và sự quả quyết bảo vệ lãnh hải đã xác định, chống lại tham vọng của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam đã mạnh tiếng tố cáo thẳng thừng tham vọng xâm lấn của Trung Quốc ngay từ khi xảy ra vụ đặt giàn khoan trong lãnh hải đặc quyền của Việt Nam.
Bằng chứng điển hình gần hơn nữa là mới hôm thứ hai tuần này, bộ ngoại giao Việt Nam đòi hỏi Bắc Kinh ngưng mọi hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh xâm chiếm và gọi là Tam Sa. Việt Nam tố cáo hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Giới quan sát quân sự quốc tế cho rằng chính những chiếc tàu ngầm Kilo mới sẽ giúp Việt Nam san bằng khoảng cách biệt lực lượng trên chiến trường hải dương với Bắc Kinh, và có thể chuyển đổi cuộc diện địa chính trị ở Đông Nam Á.
Cùng lúc, một số nhà nghiên cứu quốc phòng ở nước ngoài tỏ ra không hoàn toàn đồng ý với luận điểm trên.
Không phải chỉ đơn thuần lực lượng tàu ngầm chưa hoàn chỉnh của Việt Nam mà đã có thể khiến Bắc Kinh lui bước trong mộng thôn tính lãnh hải biển Đông.
Quyết tâm của Việt Nam có thể là một nguyên do. Nhưng nếu không có sự yểm trợ của quốc tế, những lập trường cương quyết và hành động biểu tỏ sự chống đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam của giới lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Ấn độ, Australia, cùng một vài nước ASEAN, hẳn nhiên Trung Quốc đã không dễ dàng chịu nhổ giàn khoan đem đi chỗ khác.
Không phải chỉ đơn thuần lực lượng tàu ngầm chưa hoàn chỉnh của Việt Nam mà đã có thể khiến Bắc Kinh lui bước trong mộng thôn tính lãnh hải biển Đông.
Quyết tâm của Việt Nam có thể là một nguyên do. Nhưng nếu không có sự yểm trợ của quốc tế, những lập trường cương quyết và hành động biểu tỏ sự chống đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam của giới lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Ấn độ, Australia, cùng một vài nước ASEAN, hẳn nhiên Trung Quốc đã không dễ dàng chịu nhổ giàn khoan đem đi chỗ khác.
Việt-Long
Theo The Diplomat, Reuters
(RFA)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-asymetric-strategy-09092014202522.html
Dung chu quan nghe nguoi ngoai ----TQ so VN -vi VN san sang danh nhau voi TQ den nguoi cuoi cung----nguoi VN luon get tinhtham lam ,tham hiem va lat mat cua nguoi Tq---hieu duoc nhu vay se thay suc manh cua dan toc Vn tru may trieu "VN do " tham nhung va theo TQ.
Trả lờiXóa