Khánh Ly - Một đời tiến thoái lưỡng nan...
Bích Châu: Tôi đã đọc gần như hết những trang tự sự chị viết về cuộc đời mình, một cuộc đời thấm đẫm dòng nước mắt cực nhục. Chị dường như không có tuổi thơ, hay nếu có chỉ là những kỷ niệm bầm tím nỗi buồn… Tôi đọc những trang chị viết về Trịnh Công Sơn và thấu hiểu tình bạn rất lớn của hai người. Vẫn nhớ mãi lần đầu tiên tôi nghe chị hát Nước mắt cho quê hương trong một đêm thật lắng dưới ánh lửa trại bập bùng. Chúng tôi ngồi tụm vào nhau mà nước mắt tràn mi… Lần đầu tiên ấy đã in một dấu ấn thật sắc vào trái tim non dại của tôi. Và tôi bắt đầu thần tượng giọng hát Khánh Ly hòa cùng tình yêu nhạc Trịnh…
Nghe nhạc anh, nơi tiền đồn lính đào ngũ hàng loạt. Vì vậy, nhạc phản chiến bị cấm phổ biến, còn người sáng tác ra nó thì giống như dân du mục, phải liên tục đổi chỗ ở để thoát khỏi số phận “phải cầm súng bắn lại anh em mình”… Và với tôi, không có sự so sánh và bàn cãi, Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh hay nhất. Chị sinh ra để hát nhạc Trịnh, dẫu sau này chị hát nhiều tác giả khác, nhưng tôi thấy dửng dưng, vì không tìm thấy độ rung nồng nàn trong trái tim người hát, cũng có thể tôi cực đoan…
Bây giờ, sau 38 năm kể từ ngày Khánh Ly rời đất nước ra đi, tình cờ đọc loạt bút ký Bên đời hiu quạnh của chị, đọc những dòng thao thức chị viết về tình bạn thiêng liêng của hai người, tôi thực sự xúc động. Tôi đã đọc những dòng này và tin chị là người yêu nước: “Nếu bây giờ tôi nói tôi là… người Mỹ. Cũng đúng thôi. Vì tôi đang mang quốc tịch Mỹ. Nhưng nói thế chẳng thà tôi tự lấy dao đâm mình còn sướng hơn. Tôi nhớ là tôi đã khóc rất lớn, khóc một cách tận tình, làm mọi người ngạc nhiên, khi giơ tay tuyên thệ, thề bảo vệ xứ sở này. Tôi đã từ bỏ, chối bỏ nguồn gốc của mình. Bài quốc ca Mỹ vang lên như những mũi đinh nhọn hoắt đâm thẳng vào tim tôi…” (Trích Thời Báo số 39 ngày 31-3-1992).
Đó là năm 1992, cũng là năm chị bay sang gặp lại Trịnh Công Sơn ở Montreal (Canada), sau 17 năm xa cách. Chị viết bằng những dòng tràn ngập yêu thương: “Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...”. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...”(1). Tôi đọc và tin những điều chị viết ra là thật tình, chí ít là với Trịnh Công Sơn, người bạn lớn, người mà khi mất đi chị đã tâm sự: “Anh Sơn mất đi đã mang theo một nửa cuộc đời tôi”…
Ai đọc những dòng này mà không cảm động: “Một chút tâm sự gói ghém trong mấy câu thơ tầm thường, tôi làm bên cạnh Sơn trong một ngày tuyết rơi trắng cả tâm hồn. Đọc rồi, ai muốn hiểu sao cũng được. Dĩ nhiên là thơ rất dở, nhưng tôi quan niệm, cái gì thật vẫn hơn. Thì đây là những gì thật thà nhất:
Từ trời mưa đổ oan khiên
Bờ vai bạc mệnh một miền cưu mang
Xót thân lệ chảy hai hàng
Tà dương kia cũng bàng hoàng phút giây
Thương sao phận mỏng như mây
Phận hèn như cỏ, phận gầy như lau
Phận buồn như hạt mưa mau
Gọi thêm tóc trắng nỗi sầu trăm năm
Ngủ đi thôi. Một giấc đằm
Thiên thu rồi sẽ về nằm cùng ta
Nhớ nhau một giọt lệ sa
Có thương thì cũng đã là... là thôi
Sơn đọc xong. Anh không chê dở. Chỉ nói... Sao buồn vậy. Vì sao?” (Trích Thời Báo số 73, ngày 6-12-1992).
Và Trịnh Công Sơn cũng đã họa lại cùng Lệ Mai(2):
Ừ trời mưa đổ oan khiên
Bờ vai bạc mệnh một miền cưu mang
Trần gian nặng nợ muôn vàn
Mai sau giọt lệ một hàng chẻ đôi.
Một Lệ Mai mà anh từng biết và yêu thương. Một cô bé mồ côi cha sống trong sự hà khắc của mẹ và bố dượng, cô bé đầy cá tính đã thoát ra khỏi nhà và sống tự lập bằng tiếng hát từ năm 16 tuổi. 17 tuổi đã lỡ lầm mang thai và lấy chồng, một người cô không hề yêu. Nhiều mối tình qua với 3 đời chồng 4 đứa con. Năm 1975, vượt biên sang Mỹ, những ngày đầu phải đi cọ nhà vệ sinh để có tiền nuôi con… Một cuộc đời lắm gian nan, dông bão…
Khánh Ly từng thú nhận mình chỉ học đến tiểu học, nhưng đi thi cũng rớt nên cuối cùng chẳng có bằng cấp gì trong tay, nhưng đọc chị không ai nghĩ chị học không qua nổi lớp 6. Chị viết hay, văn chương sáng rõ, nhất là những trang tự sự về cuộc đời mình. Nhưng văn chương và đời thật nhiều lúc không hề song hành với nhau. Mặc dù cổ nhân vẫn khẳng định “Văn là người”, nhưng trên thực tế không hẳn như thế, nhiều nhà văn người đọc chỉ có thể ngưỡng mộ trên những trang viết, còn cuộc đời thật thì khó thể đến gần. Có lẽ người ta đã dồn tất cả tinh hoa của con người mình lên trang viết, bởi đó là ánh sáng hướng thiện, nhưng sống cho đúng với những điều mình viết ra thì không dễ chút nào. Có lẽ đó cũng là trường hợp của Khánh Ly. Khi chị viết chị thật sự muốn sống tình nghĩa, muốn được tôn trọng, muốn noi theo nhân cách của người bạn lớn Trịnh Công Sơn. Nhưng với cuộc đời thật nơi hải ngoại thì chị nổi tiếng là người tráo trở. Nhiều thông tin từ báo chí, từ những lời chua chát của một số đồng nghiệp của chị ở hải ngoại cho thấy giữa Khánh Ly và những trang viết Bên đời hiu quạnh của chị gần như là hai con người biệt lập. Bởi vì ở hải ngoại Khánh Ly nổi tiếng với hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “Ca sĩ nâng giá”. Cụ thể:
“Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000USD(?)”. “Ngay cả với Trầm Tử Thiêng, cho đến phút cuối, theo di chúc của anh, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippines - người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe... chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã đòi tăng giá lên $2.000 nữa. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa”(3). Chỉ hai thí dụ cũng thấy rõ nhân cách con người cô ca sĩ nổi tiếng này.
Ai cũng biết khi sang Mỹ, Khánh Ly và chồng là Nguyễn Hoàng Đoan nổi tiếng là người chống phá cách mạng hung hăng, chị đi hát có lúc mặc áo dài cờ vàng 3 sọc đỏ và câu nói nổi tiếng: “Tôi chỉ về nước khi tất cả hàng trăm ngàn đồng bào tôi cùng về…”. Nhưng năm 1996, Khánh Ly vẫn về Việt Nam và đã phát biểu hoàn toàn ngược lại: “Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Song, khi trở về Mỹ, Khánh Ly lại tiếp tục tham gia vào các chương trình ca nhạc chống phá nhà nước.
Bây giờ, sau 38 năm kể từ ngày Khánh Ly rời đất nước ra đi, tình cờ đọc loạt bút ký Bên đời hiu quạnh của chị, đọc những dòng thao thức chị viết về tình bạn thiêng liêng của hai người, tôi thực sự xúc động. Tôi đã đọc những dòng này và tin chị là người yêu nước: “Nếu bây giờ tôi nói tôi là… người Mỹ. Cũng đúng thôi. Vì tôi đang mang quốc tịch Mỹ. Nhưng nói thế chẳng thà tôi tự lấy dao đâm mình còn sướng hơn. Tôi nhớ là tôi đã khóc rất lớn, khóc một cách tận tình, làm mọi người ngạc nhiên, khi giơ tay tuyên thệ, thề bảo vệ xứ sở này. Tôi đã từ bỏ, chối bỏ nguồn gốc của mình. Bài quốc ca Mỹ vang lên như những mũi đinh nhọn hoắt đâm thẳng vào tim tôi…” (Trích Thời Báo số 39 ngày 31-3-1992).
Đó là năm 1992, cũng là năm chị bay sang gặp lại Trịnh Công Sơn ở Montreal (Canada), sau 17 năm xa cách. Chị viết bằng những dòng tràn ngập yêu thương: “Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...”. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...”(1). Tôi đọc và tin những điều chị viết ra là thật tình, chí ít là với Trịnh Công Sơn, người bạn lớn, người mà khi mất đi chị đã tâm sự: “Anh Sơn mất đi đã mang theo một nửa cuộc đời tôi”…
Ai đọc những dòng này mà không cảm động: “Một chút tâm sự gói ghém trong mấy câu thơ tầm thường, tôi làm bên cạnh Sơn trong một ngày tuyết rơi trắng cả tâm hồn. Đọc rồi, ai muốn hiểu sao cũng được. Dĩ nhiên là thơ rất dở, nhưng tôi quan niệm, cái gì thật vẫn hơn. Thì đây là những gì thật thà nhất:
Từ trời mưa đổ oan khiên
Bờ vai bạc mệnh một miền cưu mang
Xót thân lệ chảy hai hàng
Tà dương kia cũng bàng hoàng phút giây
Thương sao phận mỏng như mây
Phận hèn như cỏ, phận gầy như lau
Phận buồn như hạt mưa mau
Gọi thêm tóc trắng nỗi sầu trăm năm
Ngủ đi thôi. Một giấc đằm
Thiên thu rồi sẽ về nằm cùng ta
Nhớ nhau một giọt lệ sa
Có thương thì cũng đã là... là thôi
Sơn đọc xong. Anh không chê dở. Chỉ nói... Sao buồn vậy. Vì sao?” (Trích Thời Báo số 73, ngày 6-12-1992).
Và Trịnh Công Sơn cũng đã họa lại cùng Lệ Mai(2):
Ừ trời mưa đổ oan khiên
Bờ vai bạc mệnh một miền cưu mang
Trần gian nặng nợ muôn vàn
Mai sau giọt lệ một hàng chẻ đôi.
Một Lệ Mai mà anh từng biết và yêu thương. Một cô bé mồ côi cha sống trong sự hà khắc của mẹ và bố dượng, cô bé đầy cá tính đã thoát ra khỏi nhà và sống tự lập bằng tiếng hát từ năm 16 tuổi. 17 tuổi đã lỡ lầm mang thai và lấy chồng, một người cô không hề yêu. Nhiều mối tình qua với 3 đời chồng 4 đứa con. Năm 1975, vượt biên sang Mỹ, những ngày đầu phải đi cọ nhà vệ sinh để có tiền nuôi con… Một cuộc đời lắm gian nan, dông bão…
Khánh Ly từng thú nhận mình chỉ học đến tiểu học, nhưng đi thi cũng rớt nên cuối cùng chẳng có bằng cấp gì trong tay, nhưng đọc chị không ai nghĩ chị học không qua nổi lớp 6. Chị viết hay, văn chương sáng rõ, nhất là những trang tự sự về cuộc đời mình. Nhưng văn chương và đời thật nhiều lúc không hề song hành với nhau. Mặc dù cổ nhân vẫn khẳng định “Văn là người”, nhưng trên thực tế không hẳn như thế, nhiều nhà văn người đọc chỉ có thể ngưỡng mộ trên những trang viết, còn cuộc đời thật thì khó thể đến gần. Có lẽ người ta đã dồn tất cả tinh hoa của con người mình lên trang viết, bởi đó là ánh sáng hướng thiện, nhưng sống cho đúng với những điều mình viết ra thì không dễ chút nào. Có lẽ đó cũng là trường hợp của Khánh Ly. Khi chị viết chị thật sự muốn sống tình nghĩa, muốn được tôn trọng, muốn noi theo nhân cách của người bạn lớn Trịnh Công Sơn. Nhưng với cuộc đời thật nơi hải ngoại thì chị nổi tiếng là người tráo trở. Nhiều thông tin từ báo chí, từ những lời chua chát của một số đồng nghiệp của chị ở hải ngoại cho thấy giữa Khánh Ly và những trang viết Bên đời hiu quạnh của chị gần như là hai con người biệt lập. Bởi vì ở hải ngoại Khánh Ly nổi tiếng với hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “Ca sĩ nâng giá”. Cụ thể:
“Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000USD(?)”. “Ngay cả với Trầm Tử Thiêng, cho đến phút cuối, theo di chúc của anh, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippines - người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe... chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã đòi tăng giá lên $2.000 nữa. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa”(3). Chỉ hai thí dụ cũng thấy rõ nhân cách con người cô ca sĩ nổi tiếng này.
Ai cũng biết khi sang Mỹ, Khánh Ly và chồng là Nguyễn Hoàng Đoan nổi tiếng là người chống phá cách mạng hung hăng, chị đi hát có lúc mặc áo dài cờ vàng 3 sọc đỏ và câu nói nổi tiếng: “Tôi chỉ về nước khi tất cả hàng trăm ngàn đồng bào tôi cùng về…”. Nhưng năm 1996, Khánh Ly vẫn về Việt Nam và đã phát biểu hoàn toàn ngược lại: “Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Song, khi trở về Mỹ, Khánh Ly lại tiếp tục tham gia vào các chương trình ca nhạc chống phá nhà nước.
Ngày 4-3-2000, Khánh Ly một mình về Việt Nam lần thứ hai, cũng với mục đích thăm gia đình. Gặp lại những nhà báo từng tiếp xúc chị lại chữa thẹn: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường”. Khi được hỏi cảm tưởng những ngày ở Việt Nam như thế nào, Khánh Ly trả lời: “Vui lắm, thoải mái lắm. Chỉ riêng lĩnh vực ca nhạc thôi, ở Mỹ làm sao mà tổ chức được một live show. Hầu hết đều hát trong phòng trà, nhà hàng ăn, trong sòng bạc. Còn ở Việt Nam, tôi thấy ca sĩ làm live show rất tự do. Hôm đi ăn với mấy người bạn tại nhà hàng Bạch Dương trên đường Lê Quý Đôn, nhiều người nhận ra tôi, yêu cầu tôi hát, và tôi đã hát liền một lúc 3 bài”(4).
Thế nhưng, ngày 13-1-2004, tại Mỹ, Khánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn(?). Chị đã từng viết, bày tỏ thái độ coi khinh nhạc sĩ và ca sĩ trong nước là chỉ có một giọng điệu giống nhau, không thể phân biệt được ai hát, đồng thời hết lời ca ngợi những ca sĩ thuộc thế hệ chị. Nếu đúng như vậy thì việc gì chị phải lo sợ bị quên lãng mà kêu gọi Việt kiều hải ngoại tẩy chay. Và ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton - Washington D.C, trong một đại nhạc hội mang tên “Xin đừng quên tôi”, với vai trò người dẫn chương trình, Khánh Ly đã dúi vào tay Bằng Kiều lá cờ vàng 3 sọc đỏ, yêu cầu anh tỏ rõ thái độ để được “cộng đồng người Việt chấp nhận cho ở lại Mỹ”(5).
Một mặt chị bảo chị không về Việt Nam và không muốn hát ở Việt Nam, nhưng chị đã về hai lần. Và năm 2012, khi trong nước cho phép chị về diễn (6) thì chị trả lời phỏng vấn đài BBC là trở về hát ở Việt Nam là niềm mơ ước của chị. Trước đó chị lên án trong nước không có tự do khi kiểm duyệt bài hát: “Bất cứ ca sĩ nào cũng có quyền hát những nhạc phẩm họ yêu thích theo kiểu của họ. Không nên bắt người khác phải làm theo ý mình hoặc phải nghĩ như mình. Chỉ có Cộng sản mới như thế thôi”, nhưng khi trả lời BBC chị lại nói: “Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích” (7). Trả lời BBC là thế, nhưng sau đó người nhà Khánh Ly đã nói: “Một năm nay, ít nhất có 10 lời mời chính thức từ phía Việt Nam... Tuy nhiên, chúng tôi từ chối mọi lời mời rất hấp dẫn này. Vì chúng tôi không thể làm ngược lại những gì Khánh Ly đã từng tuyên bố trước đây”.
Thực ra, tất cả mọi sự bất nhất này chính là bi kịch của Khánh Ly, một bi kịch mà chị đã tự tạo ra mà không có cách nào thoát ra được. Ngay từ những ngày đầu ở Mỹ, chị muốn chứng tỏ mình vượt hơn những ca sĩ khác khi theo chồng đi làm chính trị. Và chị đã thực sự nổi bật so với những ca sĩ thầm lặng khác. Những lần về nước có thể chị đã nói thật lòng, nhưng khi trở qua Mỹ, cái vết chàm ngày xưa đã nhúng làm sao mà tẩy xóa được. Đã lỡ tuyên bố ì đùng nên thoát ra đâu phải dễ. Vì vậy, báo chí trong nước gọi chị là con người tráo trở cũng rất đúng. Ngay cả biệt danh ca sĩ xù sô ở nước ngoài cũng nằm trong hệ lụy này. Vì sao khi đi hát với Trịnh Công Sơn thời trẻ, chị nổi tiếng là “Nữ hoàng chân đất” hát cho sinh viên nghe một lúc 30 bài mà không lấy thù lao xu nào. T
Thế nhưng, ngày 13-1-2004, tại Mỹ, Khánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn(?). Chị đã từng viết, bày tỏ thái độ coi khinh nhạc sĩ và ca sĩ trong nước là chỉ có một giọng điệu giống nhau, không thể phân biệt được ai hát, đồng thời hết lời ca ngợi những ca sĩ thuộc thế hệ chị. Nếu đúng như vậy thì việc gì chị phải lo sợ bị quên lãng mà kêu gọi Việt kiều hải ngoại tẩy chay. Và ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton - Washington D.C, trong một đại nhạc hội mang tên “Xin đừng quên tôi”, với vai trò người dẫn chương trình, Khánh Ly đã dúi vào tay Bằng Kiều lá cờ vàng 3 sọc đỏ, yêu cầu anh tỏ rõ thái độ để được “cộng đồng người Việt chấp nhận cho ở lại Mỹ”(5).
Một mặt chị bảo chị không về Việt Nam và không muốn hát ở Việt Nam, nhưng chị đã về hai lần. Và năm 2012, khi trong nước cho phép chị về diễn (6) thì chị trả lời phỏng vấn đài BBC là trở về hát ở Việt Nam là niềm mơ ước của chị. Trước đó chị lên án trong nước không có tự do khi kiểm duyệt bài hát: “Bất cứ ca sĩ nào cũng có quyền hát những nhạc phẩm họ yêu thích theo kiểu của họ. Không nên bắt người khác phải làm theo ý mình hoặc phải nghĩ như mình. Chỉ có Cộng sản mới như thế thôi”, nhưng khi trả lời BBC chị lại nói: “Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích” (7). Trả lời BBC là thế, nhưng sau đó người nhà Khánh Ly đã nói: “Một năm nay, ít nhất có 10 lời mời chính thức từ phía Việt Nam... Tuy nhiên, chúng tôi từ chối mọi lời mời rất hấp dẫn này. Vì chúng tôi không thể làm ngược lại những gì Khánh Ly đã từng tuyên bố trước đây”.
Thực ra, tất cả mọi sự bất nhất này chính là bi kịch của Khánh Ly, một bi kịch mà chị đã tự tạo ra mà không có cách nào thoát ra được. Ngay từ những ngày đầu ở Mỹ, chị muốn chứng tỏ mình vượt hơn những ca sĩ khác khi theo chồng đi làm chính trị. Và chị đã thực sự nổi bật so với những ca sĩ thầm lặng khác. Những lần về nước có thể chị đã nói thật lòng, nhưng khi trở qua Mỹ, cái vết chàm ngày xưa đã nhúng làm sao mà tẩy xóa được. Đã lỡ tuyên bố ì đùng nên thoát ra đâu phải dễ. Vì vậy, báo chí trong nước gọi chị là con người tráo trở cũng rất đúng. Ngay cả biệt danh ca sĩ xù sô ở nước ngoài cũng nằm trong hệ lụy này. Vì sao khi đi hát với Trịnh Công Sơn thời trẻ, chị nổi tiếng là “Nữ hoàng chân đất” hát cho sinh viên nghe một lúc 30 bài mà không lấy thù lao xu nào. T
hời đó bên cạnh con người thánh thiện, chị cũng thánh thiện, không tính toán thiệt hơn. Nhưng khi sống bên cạnh Nguyễn Hoàng Đoan, người chồng hiện tại, chị lại trở thành kẻ hám lợi… Chị đã tự loay hoay trong mạng nhện do mình giăng ra và liên tục mâu thuẫn với chính mình. Chị thật sự muốn về nước hát, thực sự là người Việt Nam yêu nước, điều đó tôi rất tin, nhưng đồng thời cái mạng nhện kia vẫn tiếp tục lôi kéo và cuối cùng chị không thể thoát ra nổi. Đã có biết bao ca sĩ hải ngoại về nước hát như Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Elvis Phương, Hương Lan, Thanh Tuyền… và được đông đảo khán giả trong nước yêu mến. Ngay cả với Phạm Duy, người đã từng chống phá sâu độc cách mạng, nhưng vẫn trở về và được sống yên vui trong lòng dân tộc...
Với Khánh Ly, dù nhà nước Việt Nam đã rộng lòng, nhưng chị vẫn sẽ mãi mãi loay xoay trong cái mạng nhện của mình…
Tiến thoái lưỡng nan
đi về lận đận
Ngày xưa lận đận
không biết về đâu!
Về đâu cuối ngõ?
Về đâu cuối trời?
Xa xăm tôi ngồi
tôi tìm giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi
tôi tìm lại tôi...
______
(1) Bên đời hiu quạnh 10.
(2) Tên thật của Khánh Ly.
(3), (4), (5) Trích từ loạt bài Sự tráo trở của Khánh Ly của Đoàn Thạch Hãn (Báo Giáo Dục Việt Nam) và Ca sĩ Khánh Ly lại nhúng chàm (Báo An Ninh Thế Giới).
(6) Để có được Giấy phép số 691/NTBD-PQL Khánh Ly phải làm đơn xin phép Cục Nghệ thuật biểu diễn được diễn ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.
(7) Trả lời phỏng vấn của BBC ngày 24-9-2012 tại Fountain Valley, Nam California.
Với Khánh Ly, dù nhà nước Việt Nam đã rộng lòng, nhưng chị vẫn sẽ mãi mãi loay xoay trong cái mạng nhện của mình…
Tiến thoái lưỡng nan
đi về lận đận
Ngày xưa lận đận
không biết về đâu!
Về đâu cuối ngõ?
Về đâu cuối trời?
Xa xăm tôi ngồi
tôi tìm giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi
tôi tìm lại tôi...
______
(1) Bên đời hiu quạnh 10.
(2) Tên thật của Khánh Ly.
(3), (4), (5) Trích từ loạt bài Sự tráo trở của Khánh Ly của Đoàn Thạch Hãn (Báo Giáo Dục Việt Nam) và Ca sĩ Khánh Ly lại nhúng chàm (Báo An Ninh Thế Giới).
(6) Để có được Giấy phép số 691/NTBD-PQL Khánh Ly phải làm đơn xin phép Cục Nghệ thuật biểu diễn được diễn ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.
(7) Trả lời phỏng vấn của BBC ngày 24-9-2012 tại Fountain Valley, Nam California.
http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/4211-khanh-ly-mot-doi-tien-thoai-luong-nan.aspx
“Nếu bây giờ tôi nói tôi là… người Mỹ. Cũng đúng thôi. Vì tôi đang mang quốc tịch Mỹ. Nhưng nói thế chẳng thà tôi tự lấy dao đâm mình còn sướng hơn. Tôi nhớ là tôi đã khóc rất lớn, khóc một cách tận tình, làm mọi người ngạc nhiên, khi giơ tay tuyên thệ, thề bảo vệ xứ sở này. Tôi đã từ bỏ, chối bỏ nguồn gốc của mình. Bài quốc ca Mỹ vang lên như những mũi đinh nhọn hoắt đâm thẳng vào tim tôi…” (Trích Thời Báo số 39 ngày 31-3-1992).
Trả lờiXóaKhánh Ly là một con thú không biết ơn nên mới nói những lời nói trên. Nếu là Putin thì ông ta sẽ tống cổ con mẹ này ra khỏi đất nước đã từng cứu mạng bà ta và hàng triệu người tỵ nạn.
TCS đã chết xin hảy để ông ta yên giấc.