WB cam kết cho vay ưu đãi 3,8 tỉ đô la Mỹ trong ba năm
Tại buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trưa 17-7 tại Hà Nội, ông Jim Yong Kim khẳng định Ngân hàng Thế giới cam kết cho Việt Nam vay ưu đãi 3,8 tỉ đô la Mỹ, trong vòng ba năm từ 2014-2017, vốn IDA, là nguồn vốn dành cho những nước nghèo nhất. Nguồn vốn này sẽ giúp cho Việt Nam tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của người dân, trong đó có nhiều người còn rất nghèo.
Vốn vay thông qua IDA (International Development Association – Hiệp hội Phát triển Quốc tế) thường được dành cho những quốc gia nghèo. Vốn vay này được gọi là ưu đãi bởi lãi suất rất thấp và thời gian hoàn trả kéo dài từ 25 đến 40 năm, kể cả 5 đến 10 năm ân hạn.
Chủ tịch Jim Yong Kim thăm Việt Nam. Ảnh : Ngân hàng Thế giới
(TBKTSG Online) - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim vừa có chuyến thăm Việt Nam và mang đến một thông điệp quan trọng là sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên con đường cải cách, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Xem bài viết của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới viết riêng choTBKTSG.Vốn vay thông qua IDA (International Development Association – Hiệp hội Phát triển Quốc tế) thường được dành cho những quốc gia nghèo. Vốn vay này được gọi là ưu đãi bởi lãi suất rất thấp và thời gian hoàn trả kéo dài từ 25 đến 40 năm, kể cả 5 đến 10 năm ân hạn.
Ngoài ra, thông cáo báo chí của WB còn cho biết :”WB và Chính phủ Việt Nam đã thống nhất thực hiện một nghiên cứu chung để tìm hiểu các bước cần thiết để Việt Nam trở thành một nước hiện đại, công nghiệp trong một thế hệ”.
Theo đó, WB sẽ huy động các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để hỗ trợ cho việc nghiên cứu này và dự kiến bản nghiên cứu chung sẽ được hoàn thành trong vòng một năm.
Cụ thể, các chuyên gia sẽ xem xét những thay đổi mà Việt Nam cần thực hiện để tăng cường thương mại và tăng tính cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân hơn nữa.
Nghiên cứu cũng sẽ đưa ra những hành động mà Việt Nam cần thực hiện để tăng cường tính bền vững kinh tế, cải tổ thể chế, tạo ra công bằng và cơ hội cho mọi người.
Ông Jim Yong Kim tin rằng: ”Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể nâng cao đời sống người dân hơn nữa nếu có thể tăng cường hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân có thể trở thành một động lực chính trong việc tạo việc làm, tăng cường sáng tạo và tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất lao động và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người”.
Trước đó, trong một bài viết riêng cho TBKTSG, ông Jim Yong Kim cho rằng trong những năm gần đây, hiệu quả và năng suất của nền kinh tế đã giảm sút mà hệ quả là tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, chỉ còn khoảng 5%.
Mức tăng trưởng này là không đủ lớn để tạo thêm đủ số lượng công ăn việc làm cần thiết nhằm tiếp tục thúc đẩy sự thịnh vượng cho toàn xã hội.
Mức tăng trưởng này cũng thấp hơn mức cần thiết để cho phép Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tiến tới một quốc gia có thu nhập cao.
“Tôi tin rằng một trong những chiến lược để khôi phục lại tốc độ tăng trưởng nhanh chính là tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng khu vực kinh tế tư nhân chính là động cơ của sự đổi mới, từ đó thúc đẩy năng suất và nâng cao hiệu quả”, ông Jim Yong Kim khẳng định.
Về phía Việt Nam, theo website của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững và không rơi vào bẫy thu nhập phát triển trung bình, Việt Nam mong muốn nhận được hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong đó có WB về cả tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính.
Thủ tướng đề nghị WB xem xét hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trồng rừng chắn sóng ven biển và hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa tàu thuyền và giảm quá tải các bệnh viện tuyến cuối để Việt Nam có thể phát triển bền vững, cải thiện đời sống cho người dân và thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị WB thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đối tác công-tư, nhất là dự án xây dựng đường giao thông mà hai bên đang thảo luận; đề nghị WB nghiên cứu để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nguồn vốn khác từ WB.
Ông Jim Yong Kim ghi nhận những đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cho biết sẽ hợp tác với Việt Nam để đưa những vấn đề này vào trong Báo cáo chiến lược đến năm 2030 mà WB và Việt Nam đang hợp tác xây dựng.
Với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch WB Jim Yong Kim và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã ký Hiệp định vay vốn ưu đãi cho năm chương trình, dự án, với tổng trị giá 876 triệu đô la Mỹ.
Đây là các dự án về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế; đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng điện; phát triển đô thị; tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành y tế và phòng chống biến đổi khí hậu.
Tàu rút rồi khi nào trỡ lại hẵng hay! cứ vay tiền xài cho đã rồi tính sau.
Trả lờiXóa