Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông
Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!)
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.
Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.
Trở lại với câu hỏi trên, Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào? Có hai cách trả lời: tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Ciệt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam.
Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao?
Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì?
Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc.
Họ ra lệnh cho các tài hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim.
Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng.
Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại.
Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu.
Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa?
Ở đây có hai vấn đề:
Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối.
Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin.
Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Ciệt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam.
Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao?
Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì?
Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc.
Họ ra lệnh cho các tài hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim.
Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng.
Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại.
Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu.
Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa?
Ở đây có hai vấn đề:
Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối.
Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét