Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Không có tiền thì giải tán đi'
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nói như thế đối với nhà đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia, Quốc lộ 1A (đoạn thuộc Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vào chiều 25/7. Ảnh dưới: Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc nhở đại diện nhà thầu, đơn vị thi công, chính quyền địa phương tại công trình hầm đường bộ đèo Phú Gia (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).Tại công trình hầm đường bộ đèo Phú Gia (theo hình thức hợp đồng BOT), ông Đinh La Thăng cho rằng công trình đã khởi công được 5 tháng nhưng tiến độ quá chậm. Thiếu tá Đậu Phi Khanh, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Lũng Lô 9 (thuộc Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô, là đơn vị thi công) báo cáo về những khó khăn trong quá trình thi công do chậm được cấp kinh phí và bàn giao mặt bằng. Ông Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc trình bày, do nhà đầu tư chậm đưa tiền nên không có tiền trả cho dân. Vì thế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng quá chậm.
Ông Thăng chất vấn chủ đầu tư là ông Phạm Công Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phước Tượng Phú Gia BOT: “Các anh có tiền hay không. Nếu có thì phải chuyển ngay cho địa phương và đơn vị thi công. Nếu ngày 31/7 mà không chuyển tiền thì giải tán ngay đi. Có 17 tỷ đồng mà nhắc nhở rồi vẫn không thực hiện. Các anh bỏ tiền ra làm cho xong rồi thì thu lại chứ có gì đâu”.
Bộ trưởng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc nhanh chóng phê duyệt về kinh phí để nhà đầu tư trả tiền cho huyện, để huyện trả cho dân. Có như vậy địa phương mới đảm bảo bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công. “Việc chậm chạp này là do hai bên (nhà đầu tư, chính quyền địa phương) đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Yêu cầu các anh không được làm theo kiểu con gà và quả trứng nữa”, ông Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thăng cũng nhắc nhở ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng, Trưởng BQL đầu tư các dự án đối tác công - tư (Ban PPP) của Bộ GTVT): “Tôi đã để ý nhà đầu tư này từ lâu và thấy năng lực tài chính yếu lắm nhưng Huy vẫn bảo lãnh. Huy phải đốc thúc họ chi tiền để nhanh chóng thi công ngay, nếu không thì Huy phải chịu trách nhiệm, bị xử lý kỷ luật”.
Vì sao phải đốn bỏ hàng cổ thụ khi làm Metro ở TP.HCM?
Trước khi triển khai phương án xây dựng nhà ga ngầm, các ngành các cấp đã ngồi lại với nhau bàn tính kỹ nhằm hạn chế mức thấp nhất cây xanh phải bứng, đốn.
Tiếp tục kiểm tra tuyến đường tránh Huế, ông Thăng hoan nghênh chủ đầu tư, các nhà thầu đã sớm tiếp thu chỉ đạo, kịp thời khắc phục, sửa chữa những đoạn đường hư hỏng. Tuy nhiên một số đoạn vẫn còn chưa hoàn thành nên Bộ trưởng yêu cầu phải làm xong trong tháng này. Bộ trưởng yêu cầu tăng thêm thời gian bảo trì là 2 năm khiến các đơn vị cũng đau đầu, lo ngại. Ông Thăng yêu cầu Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày 31/7 phải đi kiểm tra tổng thể tuyến đường và báo cáo gấp về Bộ. Trước đó, ngày 16/7, ông Thăng kiểm tra tuyến đường này và đã phát hiện ra một số vết lún, sống trâu nên yêu cầu các đơn vị đào lên làm lại, thời gian hoàn thành trong tháng 7.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết tuyến đường tránh Huế bị hư hỏng là do xe quá tải, xe “hổ vồ” (loại xe Wovo do Trung Quốc sản xuất). Ông Huyện nói: “Tình trạng xe quá tải, xe “hổ vồ” chở vật liệu xây dựng rất nặng. Nhiều xe, trong đó có cả xe “vua” (xe được lực lượng chức năng bảo kê), vô tư vượt trạm cân, phá các mặt đường, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Bộ, Tổng cục đã triển khai các lực lượng kiểm tra và xử lý tình trạng này trên toàn quốc”.
Theo Hoàng Quân/Công An TP.HCM
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét