Học giả TQ: Nga công khai "chống lưng" cho Việt Nam đối phó Bắc Kinh?
(GDVN) - Ông Lâm cho rằng, nói một cách khách quan thì 15 đến 20 năm nữa địa vị của Nga trong mắt Việt Nam luôn quan trọng hơn Trung Quốc, bởi Nga giúp Việt Nam.Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm Việt Nam. Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nga lại trở thành cái cớ cho một số học giả, tờ báo Trung Quốc xuyên tạc, bóp méo nhằm đánh lạc hướng dư luận trước những động thái khiêu khích, gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh: scmp.com
Tờ Đa Chiều ngày 22/6 đăng bình luận của Khâu Lâm, một nhà báo, nhà bình luận thời sự Trung Quốc thường xuất hiện trên đài Phượng Hoàng và tờ Kinh tế Trung Quốc cho rằng, trong lúc căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đang hồi gay cấn, Nga đã bắt đầu can dự vào Biển Đông. Điều này thể hiện rõ nét nhất là việc gần đây Nga thường xuyên "chống lưng" cho Việt Nam, giúp Việt Nam tự tin hơn khá nhiều trong việc đương đầu với Trung Quốc.
Khâu Lâm cho rằng, trong khi giữa Bắc Kinh và Moscow có rất nhiều lợi ích tương đồng trong chiến lược toàn cầu, nhưng quan hệ Nga và Trung Quốc mãi vẫn không thể đạt đến ngưỡng tâm ý tương thông. Nguyên nhân suy cho cùng, theo ông Lâm là vì Nga vừa muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc để chống Mỹ bá quyền thế giới, đồng thời Moscow lại tích cực can dự vào Biển Đông, "chống lưng" cho Việt Nam không ngừng "phá vỡ" (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc?!
(GDVN) - Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2 mà có khả năng trở thành vũ khí đối phó với Trung Quốc trong tương lai.
Để chứng minh cho nhận định này, Khâu Lâm viện dẫn việc Nga không chỉ bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo mà còn giúp Việt Nam phát triển lực lượng binh chủng tàu ngầm. Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông không ngừng gia tăng, việc hợp tác quân sự Việt - Nga hoàn toàn phù hợp với chiến lược quân sự của Việt Nam, ông Lâm nói.
Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), còn Nga duy trì lập trường khách quan trong căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng từ những động thái gần đây trong quan hệ Nga - Việt, có thể thấy Moscow đang muốn thông qua Việt Nam để can dự vào tình hình Biển Đông, Khâu Lâm bình luận.
Theo khẳng định của Khâu Lâm, mục đích của Nga về cái gọi là "can dự vào tình hình Biển Đông" một mặt là để "kiềm chế Trung Quốc", mặt khác Moscow muốn có tiếng nói lớn hơn ở Biển Đông cùng với Trung Quốc để cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực?!
Đổi lại, Khâu Lâm cho rằng Việt Nam "đã chấp nhận cho hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh". Điều này theo ông Lâm thể hiện trong bản "hoạch định chính sách đối ngoại Liên bang Nga" được Moscow công bố tháng 2/2013, trong đó đề cập tới việc trước năm 2020 Nga sẽ phải thiết lập 1 căn cứ cho tàu sân bay ở nước ngoài, trong khi địa điểm Kremlin ưng ý nhất chính là vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Ông Lâm cũng viện dẫn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga ông Phạm Xuân Sơn hôm 16/9 cho biết, chỉ cần tuân thủ các hiệp định cần thiết, tàu chiến nước ngoài có thể truy cập khu vực cảng Cam Ranh. Riêng Nga sẽ được ưu tiên.
Học giả Trung Quốc Khâu Lâm.
Đồng thời, Nga và Việt Nam vừa mới ký kết hiệp định hợp tác khai thác khí đốt thiên nhiên giữa tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với Tập đoàn Dầu khí Zarubezhneft. Biên bản ghi nhớ hợp tác được đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam hôm 18/6, một hoạt động bình thường được Khâu Lâm xem như "bằng chứng" Nga - Việt trao đổi lợi ích, để Nga giúp Việt Nam đối phó với (sự bành trướng của) Trung Quốc trên Biển Đông.
Hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực năng lượng đã có từ thời Liên Xô với mấy chục năm bề dày, Nga đã thâm nhập sâu vào ngành năng lượng của Việt Nam, "thậm chí Moscow còn được hưởng đặc quyền đặc lợi", Khâu Lâm bình luận.
(GDVN) - Bằng thủ thuật cắt xén, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyệt nhiên không đả động gì đến các tuyên bố khẳng định rõ ràng và đanh thép của lãnh đạo Việt Nam.
Khâu Lâm nói, cuối cùng thì Việt Nam cơ bản đã đạt được mục đích?! Từ nay về sau, Việt Nam có Nga hỗ trợ nên sẽ càng cứng rắn hơn với Trung Quốc!?
Ông Lâm cho rằng, nói một cách khách quan thì 15 đến 20 năm nữa địa vị của Nga trong mắt Việt Nam luôn quan trọng hơn Trung Quốc, bởi Nga giúp Việt Nam trang bị vũ khí đầy đủ, hầu như đáp ứng những gì Việt Nam yêu cầu và điều đó là một nước cờ đáng tin cậy của Việt Nam trên Biển Đông.
Học giả Trung Quốc kết luận, việc Nga muốn can dự vào Biển Đông cho thấy Moscow đã ngày càng không "nể mặt" Bắc Kinh. Khâu Lâm tuyên bố, trước đây ông ta luôn cho rằng Nga chỉ muốn bán vũ khí (cho Việt Nam) kiếm về ngoại tệ, nhưng thực tế không đơn giản như vậy, Nga còn muốn có một đồng minh quân sự - chính trị trong khu vực.
Không biết khi bình luận quan hệ Nga - Việt với những nhận định hết sức chủ quan của mình, ông Lâm có biết đến một thực tế là chính Nga và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hợp tác quân sự - chính trị - kinh tế với những hợp đồng có trị giá khổng lồ?
Với những hợp đồng như vậy, cứ suy theo logic mà ông Lâm đưa ra thì Moscow và Bắc Kinh đang muốn chống ai?
Đài tiếng nói Nước Nga hôm 18/6 đưa tin, Nga và Trung Quốc đang củng cố sự hợp tác chính trị quân sự. Hai nước đã khai mạc tập trận hải quân chung đúng ngày Tổng thống Putin thăm Trung Quốc.
Ông Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ một lần cho các đối tác nước ngoài thấy rằng, hai ông giám sát trực tiếp sự tương tác trên biển. Tháng Hai năm nay, thông qua hệ thống truyền hình hội nghị ở Sochi, hai nhà lãnh đạo đã kiểm soát qúa trình cuộc tập trận hải quân đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước ở vùng biển Địa Trung Hải.
Về kinh tế, theo BBC News ngày 21/5, tập đoàn Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng khí đốt được cho là trị giá 400 tỷ đôla trong vòng 30 năm cũng trong chuyến thăm của ông Putin.
Chỉ cần 2 thông tin này cũng đủ thấy những lập luận Khâu Lâm và một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa ra hòng vu cáo, bôi nhọ Việt Nam "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, lôi kéo Nga, Mỹ hay cộng đồng quốc tế" trong vấn đề Biển Đông để "khiêu khích" hay "đối đầu" với Trung Quốc là luận điệu hoàn toàn chủ quan, phiến diện và quy chụp - PV.
Đài tiếng nói Nước Nga hôm 18/6 đưa tin, Nga và Trung Quốc đang củng cố sự hợp tác chính trị quân sự. Hai nước đã khai mạc tập trận hải quân chung đúng ngày Tổng thống Putin thăm Trung Quốc.
Ông Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ một lần cho các đối tác nước ngoài thấy rằng, hai ông giám sát trực tiếp sự tương tác trên biển. Tháng Hai năm nay, thông qua hệ thống truyền hình hội nghị ở Sochi, hai nhà lãnh đạo đã kiểm soát qúa trình cuộc tập trận hải quân đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước ở vùng biển Địa Trung Hải.
Về kinh tế, theo BBC News ngày 21/5, tập đoàn Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng khí đốt được cho là trị giá 400 tỷ đôla trong vòng 30 năm cũng trong chuyến thăm của ông Putin.
Chỉ cần 2 thông tin này cũng đủ thấy những lập luận Khâu Lâm và một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa ra hòng vu cáo, bôi nhọ Việt Nam "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, lôi kéo Nga, Mỹ hay cộng đồng quốc tế" trong vấn đề Biển Đông để "khiêu khích" hay "đối đầu" với Trung Quốc là luận điệu hoàn toàn chủ quan, phiến diện và quy chụp - PV.
http://giaoduc.net.vn/quoc-te/hoc-gia-tq-nga-cong-khai-chong-lung-cho-viet-nam-doi-pho-bac-kinh-post146373.gd
Hoàng Khôi
0
Ông này sai hoàn toàn, không phải Nga có vai trò quan trong hơn TQ mà là vai trò của TQ chỉ là con số 0 với toan dân Việt Nam
Tô Quốc Q
0
Học giả Khâu Lâm này dẫn dụ Việt Nam đi vào ngõ chết. Nga luôn ngầm ủng hộ Trung Quốc chiếm biển Đông để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở biển Đông trong đó có lợi ích lãnh hải của Việt Nam. Nếu Trung Quốc thực thi được đường lưỡi bò thì sau này mọi người dân Việt Nam đi đánh bắt cá thậm chí đi tắm biển cung xin phép Trung Quốc.Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm với nhau rồi
Hoàng Quỳnh
0
04 lý do mà ông Lâm đưa ra có thể nói theo những người có lương tri như sau: 1. Lợi ích cốt lõi của TQ là gì? là gây hấn, cướp đất, cướp biển của quốc gia láng giềng.2. Nga bán các sản phẩm đều là thứ thiệt, tốt, còn Trung quốc thì bán hàng hóa toàn đồ rởm, đổ đểu, độc hại. 3.Nga hợp tác liên doanh về dầu khí còn TQ thì đưa dàn khoan sang VN cướp dầu khí. Nga hợp tác về quân sự, còn TQ mang khí tài, quân lính sang uy hiếp, tấn công một cách vô nhân đạo người dân VN. Đó, sao cứ trách người khác?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét