Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Bài toán chia bò

Bài toán chia bò
Truyền thuyết Ấn Độ cổ đại có kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2 tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.
Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cho con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó xử bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.


Ở làng bên có ông già thông thái.

Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Rồi thấy ông già trầm tư giây lát, sau đó ông nói: “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò. Bò của các anh sẽ được chia như sau:

Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con,

anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con,

còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con.

Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.


Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.

1 nhận xét: