Ba trụ cột của xã hội tương lai
Bùi Văn Nam Sơn: (TBKTSG) - Có người bạn gửi cho xem bản tóm tắt một công trình điều tra xã hội học do Quỹ Konrad-Adenauer (Đức) thực hiện, mang nhan đề: “Giữa sự ổn định và mong manh. Ta biết gì về tầng lớp trung lưu ở nước Đức?” (“Zwischen Stabilität und Fragilität. Was wissen wir über die Mittelschicht in Deutschland?”/Konrad-Adenauer Stiftung). 1. Họ đặt vấn đề như sau. Sau Thế chiến thứ hai, CHLB Đức phát triển rất nhanh, thất nghiệp ít, chỉ số tăng trưởng như mơ, thu nhập tăng gấp 5, 6 lần so với thế hệ cha ông thập niên 1950. Nhưng cảm nhận chung hiện nay vẫn là: sự thịnh vượng hầu như được phân phối khá bất công. Gần đây, nổi lên cuộc thảo luận về sự nghèo túng giữa lòng một xã hội thịnh vượng, chính thức thừa nhận sự gia tăng của nguy cơ thu nhập thấp và sự phân cực.
Cuộc tranh luận, do đó, tập trung vào tình trạng của tầng lớp trung lưu, vì tầng lớp này là “xương sống” của sự phát triển và chính việc dịch chuyển dễ dàng sang tầng lớp này gắn liền với những kích thích đổi mới, sáng tạo, rất quan trọng đối với động năng kinh tế, xã hội. Những thông số quy ước liên quan đến tầng lớp trung lưu cần được vận dụng để xét xem tầng lớp này là ổn định hay đang bị “xói mòn”. Tình hình thực tế ra sao? Có thể rút ra được những điều gì? Và phải làm gì?
Một điểm xuất phát khác của nghiên cứu này có vẻ hấp dẫn chúng ta hơn. Phần lớn các nước châu Á đang lên ngày càng tin rằng sự ra đời của một tầng lớp trung lưu rộng rãi là điều kiện cơ bản cho việc củng cố thời kỳ tăng trưởng ban đầu. Họ sợ bị rơi vào bẫy tăng trưởng, nếu - sau giai đoạn đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu từ tầng lớp bên trên - lại bỏ lỡ cơ hội xây dựng tầng lớp trung lưu mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thông qua “cầu nội địa” bền vững. Họ biết rằng tầng lớp trung lưu không tự mình hình thành được.
Vì thế, giới chính trị và học giả châu Á “tò mò nhìn sang châu Âu để học hỏi kinh nghiệm về những hệ thống bảo đảm sự an toàn xã hội”. (Đứng trước sự gia tăng bất bình đẳng xã hội, không phải ngẫu nhiên khi có sự song hành giữa “Nhóm đặc nhiệm về tầng lớp trung lưu” (Middle Class Task Force) của Mỹ do Phó tổng thống Joseph Biden lãnh đạo và “Nhóm đặc nhiệm cấp cao về sự cố kết xã hội” (High-Level Task Force on Social Cohesion) được thượng đỉnh EU thành lập vào năm 2005).
2. Vài kết quả điều tra ở nước Đức thống nhất: năm 2010, 62% người dân Đức phía Tây tự nhận mình thuộc “giới trung lưu”; 50% ở phía Đông. Nhìn chung, khoảng 78% người Đức (năm 2008) có thu nhập trên mức “nguy cơ” và dưới mức “giàu có”. Tuy có những chao đảo trong chi tiết, nhưng quy mô của giới thu nhập trung bình vẫn ổn định ở mức 78% từ năm 2002. Từ ngày thống nhất đất nước, giới trung lưu phía Tây tăng thêm 2%, phía Đông còn lớn hơn nhiều so với khi mới thống nhất. Có thể nói phía Đông nước Đức đã chuyển hóa từ một xã hội định hướng theo giới công nhân thành một “xã hội trung lưu”. Các số liệu phức tạp rút cục cho thấy không đủ cơ sở để khẳng định luận điểm về một sự “xói mòn” tầng lớp trung lưu.
Mặt khác, rất khó nhận diện đầy đủ những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng về thu nhập. Nguyên nhân trực tiếp là nạn thất nghiệp cao từ năm 2000-2005. Thêm vào đó là chính sách thuế bất hợp lý, có lợi cho giới thu nhập cao. Nhưng đồng thời, những phát triển kinh tế-xã hội cơ bản như tiến bộ công nghệ, việc chuyển xã hội sang xã hội dịch vụ, năng động hóa thị trường lao động, hội nhập doanh nghiệp trên phạm vi thế giới, thay đổi cấu trúc dân số... không chỉ tạo ra nguy cơ mà cả cơ hội mới cho tầng lớp này.
Chẳng hạn, sự biến đổi công nghệ thoạt đầu có lợi cho giới có chuyên môn cao. Ưu thế “phụ trội” nhờ giáo dục vẫn còn cao, nhưng giảm dần nhờ sự bùng nổ và mở rộng giáo dục, đào tạo. Như thế, sự phát triển giáo dục có hiệu ứng giảm thiểu sự bất bình đẳng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc tham gia thị trường lao động, kinh doanh ngày càng nhiều của phụ nữ cũng góp phần vào hiệu ứng ấy.
Quan trọng hơn là xét những thành phần cấu tạo nên tầng lớp trung lưu. Chất lượng và chức năng làm “xương sống” cho xã hội của tầng lớp này sẽ khác nhau rất nhiều ở các quốc gia, tùy thuộc không nhỏ vào tỷ lệ giới quan chức và thân nhân của họ (hưởng lợi nhờ đặc quyền chính trị và “phi sản xuất”) so với các thành phần khác như giới chuyên gia, thợ lành nghề, giới tiểu chủ và giới hành nghề tự do. Một nghiên cứu so sánh về giới trung lưu ở nước ta (với tin vui về sự “lớn mạnh” bất ngờ của tầng lớp này trên báo chí gần đây) với các nước phát triển hẳn sẽ rất thú vị và bổ ích!
Công trình kết luận bằng một số gợi ý:
1. Chính sách “trung lưu” phải là một chính sách cho toàn xã hội. Một chính sách “ưu tiên” chỉ nhắm vào tầng lớp này, thật nghịch lý, sẽ làm suy yếu nó (với giả định giới trung lưu sẽ “thăng tiến” tất cả lên tầng lớp trên!). Do đó, cần đảm bảo sự tham gia chính trị của mọi tầng lớp.
2. Về lâu dài, chính sự mở rộng và tăng cường nền giáo dục cho mọi lứa tuổi mới mang lại kết quả, vì cơ hội được hưởng giáo dục là nền tảng vững chắc cho cơ hội thăng tiến.
3. Nâng cao năng suất bằng sáng kiến và đổi mới để đứng vững trong cạnh tranh quốc tế và chuyển nguy cơ của “toàn cầu hóa” thành thuận lợi.
4. Tăng cường tiến trình tích lũy tài sản bằng những biện pháp minh bạch và công bằng.
5. Có chính sách lâu dài về dân số, cũng như cải thiện cơ sở thông tin để làm rõ những yếu tố gây hiệu ứng kìm hãm hoặc thúc đẩy tầng lớp này.
6. Chân thật, công bằng và bền vững được thừa nhận rộng rãi như là ba trụ cột cho sự ổn định và phát triển lành mạnh của xã hội. Hiểu như là những giá trị tinh thần và đạo đức, ai cũng dễ dàng tán đồng, nhưng việc thực thi chúng lại là chuyện khác! Ba trụ cột ấy vẫn chỉ là những nguyện vọng tốt đẹp và luôn bị triển hạn đến một tương lai vô định như một không tưởng xã hội. Ai cũng biết rằng việc cấu trúc và tái cấu trúc kinh tế, chính trị kỳ cùng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích tự thân. Mục đích phải là một viễn kiến xã hội được xây dựng trên những trụ cột nào đó. Tiếc thay, qua bao nỗ lực, hy sinh lẫn hứa hẹn, ba cột trụ nói trên chưa bao giờ tỏ ra hội đủ điều kiện để được thực hiện trong thực tế.
Việc hình thành tầng lớp trung lưu chiếm đa số, thậm chí đại đa số trong xã hội, phải chăng là “lực lượng vật chất” tương ứng, đó là điều chưa ai có thể xác quyết được. Tuy nhiên, do những đặc điểm nội tại của tầng lớp này ở các nước phát triển và sẽ lan tỏa sang các nước khác (trình độ dân trí cao, tự chủ về tài chính, đa dạng về nhu cầu và sở thích, năng lực tự tổ chức và lòng quả cảm dân sự (civil courage) mạnh, khao khát sự an toàn pháp lý và an sinh xã hội...), ba trụ cột ấy ngày càng được hiểu một cách cụ thể và được đòi hỏi phải thực thi kiên quyết hơn.
- Sự chân thật: không theo nghĩa triết học (“chân lý”) mà theo nghĩa chính trị cụ thể, với ba lĩnh vực áp dụng: thứ nhất, không được lừa dối công chúng, phải ra quyết định có cơ sở; thứ hai, tăng cường sự tự do và trách nhiệm thông tin của cơ quan truyền thông; và thứ ba, nhân dân có quyền tiếp cận, kiểm tra những hồ sơ công quyền, đòi hỏi sự minh bạch và nghĩa vụ giải trình, nhất là liên quan đến việc sử dụng tiền thuế của nhân dân.
- Sự công bằng: Nếu công bằng hay công lý là việc có thể dùng luật pháp buộc phải thực thi những quy điều đạo đức (vốn không có tính cưỡng bách), thì ở đây sự công bằng chủ yếu là công bằng về quyền hạn và nghĩa vụ, nhất là công bằng về cơ hội.
- Sự bền vững: Được hiểu theo nghĩa rộng, toàn diện. Không chỉ là đối xử cẩn trọng đối với thiên nhiên, mà còn tôn trọng tính đa dạng của các nền văn hóa, ngôn ngữ, vun bồi năng lực và tài năng của con người, chăm lo các thế hệ tương lai và bảo vệ cuộc sống lành mạnh. Nói ngắn, nhân quyền và dân quyền thuộc về những giá trị bền vững.
“Nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề mà mình có khả năng giải quyết được” (Marx). Và, cũng xin mượn một cách nói nổi tiếng khác của ông: lịch sử cho tới nay, với nét đậm nhạt khác nhau, đều là lịch sử của những “giá trị” ngược lại: lừa dối, bất công và phá hoại. “Toàn cầu hóa”, mong sao, có ý nghĩa tích cực như một cuộc lội ngược dòng.
2. Vài kết quả điều tra ở nước Đức thống nhất: năm 2010, 62% người dân Đức phía Tây tự nhận mình thuộc “giới trung lưu”; 50% ở phía Đông. Nhìn chung, khoảng 78% người Đức (năm 2008) có thu nhập trên mức “nguy cơ” và dưới mức “giàu có”. Tuy có những chao đảo trong chi tiết, nhưng quy mô của giới thu nhập trung bình vẫn ổn định ở mức 78% từ năm 2002. Từ ngày thống nhất đất nước, giới trung lưu phía Tây tăng thêm 2%, phía Đông còn lớn hơn nhiều so với khi mới thống nhất. Có thể nói phía Đông nước Đức đã chuyển hóa từ một xã hội định hướng theo giới công nhân thành một “xã hội trung lưu”. Các số liệu phức tạp rút cục cho thấy không đủ cơ sở để khẳng định luận điểm về một sự “xói mòn” tầng lớp trung lưu.
Mặt khác, rất khó nhận diện đầy đủ những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng về thu nhập. Nguyên nhân trực tiếp là nạn thất nghiệp cao từ năm 2000-2005. Thêm vào đó là chính sách thuế bất hợp lý, có lợi cho giới thu nhập cao. Nhưng đồng thời, những phát triển kinh tế-xã hội cơ bản như tiến bộ công nghệ, việc chuyển xã hội sang xã hội dịch vụ, năng động hóa thị trường lao động, hội nhập doanh nghiệp trên phạm vi thế giới, thay đổi cấu trúc dân số... không chỉ tạo ra nguy cơ mà cả cơ hội mới cho tầng lớp này.
Chẳng hạn, sự biến đổi công nghệ thoạt đầu có lợi cho giới có chuyên môn cao. Ưu thế “phụ trội” nhờ giáo dục vẫn còn cao, nhưng giảm dần nhờ sự bùng nổ và mở rộng giáo dục, đào tạo. Như thế, sự phát triển giáo dục có hiệu ứng giảm thiểu sự bất bình đẳng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc tham gia thị trường lao động, kinh doanh ngày càng nhiều của phụ nữ cũng góp phần vào hiệu ứng ấy.
Quan trọng hơn là xét những thành phần cấu tạo nên tầng lớp trung lưu. Chất lượng và chức năng làm “xương sống” cho xã hội của tầng lớp này sẽ khác nhau rất nhiều ở các quốc gia, tùy thuộc không nhỏ vào tỷ lệ giới quan chức và thân nhân của họ (hưởng lợi nhờ đặc quyền chính trị và “phi sản xuất”) so với các thành phần khác như giới chuyên gia, thợ lành nghề, giới tiểu chủ và giới hành nghề tự do. Một nghiên cứu so sánh về giới trung lưu ở nước ta (với tin vui về sự “lớn mạnh” bất ngờ của tầng lớp này trên báo chí gần đây) với các nước phát triển hẳn sẽ rất thú vị và bổ ích!
Công trình kết luận bằng một số gợi ý:
1. Chính sách “trung lưu” phải là một chính sách cho toàn xã hội. Một chính sách “ưu tiên” chỉ nhắm vào tầng lớp này, thật nghịch lý, sẽ làm suy yếu nó (với giả định giới trung lưu sẽ “thăng tiến” tất cả lên tầng lớp trên!). Do đó, cần đảm bảo sự tham gia chính trị của mọi tầng lớp.
2. Về lâu dài, chính sự mở rộng và tăng cường nền giáo dục cho mọi lứa tuổi mới mang lại kết quả, vì cơ hội được hưởng giáo dục là nền tảng vững chắc cho cơ hội thăng tiến.
3. Nâng cao năng suất bằng sáng kiến và đổi mới để đứng vững trong cạnh tranh quốc tế và chuyển nguy cơ của “toàn cầu hóa” thành thuận lợi.
4. Tăng cường tiến trình tích lũy tài sản bằng những biện pháp minh bạch và công bằng.
5. Có chính sách lâu dài về dân số, cũng như cải thiện cơ sở thông tin để làm rõ những yếu tố gây hiệu ứng kìm hãm hoặc thúc đẩy tầng lớp này.
6. Chân thật, công bằng và bền vững được thừa nhận rộng rãi như là ba trụ cột cho sự ổn định và phát triển lành mạnh của xã hội. Hiểu như là những giá trị tinh thần và đạo đức, ai cũng dễ dàng tán đồng, nhưng việc thực thi chúng lại là chuyện khác! Ba trụ cột ấy vẫn chỉ là những nguyện vọng tốt đẹp và luôn bị triển hạn đến một tương lai vô định như một không tưởng xã hội. Ai cũng biết rằng việc cấu trúc và tái cấu trúc kinh tế, chính trị kỳ cùng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích tự thân. Mục đích phải là một viễn kiến xã hội được xây dựng trên những trụ cột nào đó. Tiếc thay, qua bao nỗ lực, hy sinh lẫn hứa hẹn, ba cột trụ nói trên chưa bao giờ tỏ ra hội đủ điều kiện để được thực hiện trong thực tế.
Việc hình thành tầng lớp trung lưu chiếm đa số, thậm chí đại đa số trong xã hội, phải chăng là “lực lượng vật chất” tương ứng, đó là điều chưa ai có thể xác quyết được. Tuy nhiên, do những đặc điểm nội tại của tầng lớp này ở các nước phát triển và sẽ lan tỏa sang các nước khác (trình độ dân trí cao, tự chủ về tài chính, đa dạng về nhu cầu và sở thích, năng lực tự tổ chức và lòng quả cảm dân sự (civil courage) mạnh, khao khát sự an toàn pháp lý và an sinh xã hội...), ba trụ cột ấy ngày càng được hiểu một cách cụ thể và được đòi hỏi phải thực thi kiên quyết hơn.
- Sự chân thật: không theo nghĩa triết học (“chân lý”) mà theo nghĩa chính trị cụ thể, với ba lĩnh vực áp dụng: thứ nhất, không được lừa dối công chúng, phải ra quyết định có cơ sở; thứ hai, tăng cường sự tự do và trách nhiệm thông tin của cơ quan truyền thông; và thứ ba, nhân dân có quyền tiếp cận, kiểm tra những hồ sơ công quyền, đòi hỏi sự minh bạch và nghĩa vụ giải trình, nhất là liên quan đến việc sử dụng tiền thuế của nhân dân.
- Sự công bằng: Nếu công bằng hay công lý là việc có thể dùng luật pháp buộc phải thực thi những quy điều đạo đức (vốn không có tính cưỡng bách), thì ở đây sự công bằng chủ yếu là công bằng về quyền hạn và nghĩa vụ, nhất là công bằng về cơ hội.
- Sự bền vững: Được hiểu theo nghĩa rộng, toàn diện. Không chỉ là đối xử cẩn trọng đối với thiên nhiên, mà còn tôn trọng tính đa dạng của các nền văn hóa, ngôn ngữ, vun bồi năng lực và tài năng của con người, chăm lo các thế hệ tương lai và bảo vệ cuộc sống lành mạnh. Nói ngắn, nhân quyền và dân quyền thuộc về những giá trị bền vững.
“Nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề mà mình có khả năng giải quyết được” (Marx). Và, cũng xin mượn một cách nói nổi tiếng khác của ông: lịch sử cho tới nay, với nét đậm nhạt khác nhau, đều là lịch sử của những “giá trị” ngược lại: lừa dối, bất công và phá hoại. “Toàn cầu hóa”, mong sao, có ý nghĩa tích cực như một cuộc lội ngược dòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét