Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Báo Mỹ: Kim Jong un không xử chú bằng 120 chó đói

Báo Mỹ: Kim Jong un không xử chú bằng 120 chó đói
Có quá nhiều chi tiết mà chỉ cần suy nghĩ thêm một chút người ta sẽ nhận thấy tin “Kim Jong-un giết chú bằng 120 con chó đói” là một thứ tin vịt không hơn không kém. Nhưng tại sao nhiều người vẫn tin?
Hình ảnh Jang Song Thaek bị bắt và áp giải ra ngoài ngay 
trong một cuộc họp do hãng thông tấn Triều Tiên KCNA phát đi.
Trùng trùng những sự vô lý
Nếu là một người hay đọc báo mạng, chắc hẳn những ngày gần đây bạn sẽ đọc được tin trong đó nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hành quyết người chú dượng của mình bằng hình phạt “lột hết quần áo rồi cho 120 con chó đói xé xác”. Thực tế, câu chuyện hoang đường này xuất phát từ một tờ báo lá cải phát hành ở Hong Kong hôm 12/12/2013 và mãi đến ngày 24/12/2013 nó mới được một tờ báo khác của Singapore trích dẫn lại và lập tức lan nhanh như vũ bão trên khắp thế giới.

Tin này cùng với sự bất ngờ và tò mò của thế giới khi hồi tháng trước, tình báo Hàn Quốc tiết lộ rằng Kim Jong-un đã xử tử người chú dượng của mình vì tội “phản bội” và vài ngày sau chính hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên cũng xác nhận thông tin này.

Theo bình luận của tờ Washington Post, công bằng mà nói, đây không phải là lần đầu tiên những tin tức “rất sốc” liên quan đến chính phủ Triều Tiên được lan truyền và có vẻ như đó là lý do khiến giới truyền thông thế giới trong đó có cả truyền thông Mỹ dễ dàng chấp nhận câu chuyện này.

Nhưng thực tế, có ít nhất 5 dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy đây là một tin bịa đặt và vô lý.

Đầu tiên, hãy xem lại nguồn tin đầu tiên của câu chuyện “120 con chó đói”. Tờ Wen Wei Po phát hành tại Hong Kong là nơi khởi nguồn của câu chuyện này và đáng nực cười là nó cũng chỉ tồn tại dưới dạng “nghe nói thế” hay thậm chí là chẳng có nguồn tin nào đáng kể. Ngoại trừ một vài tờ báo nghiêm túc có tiếng, giới báo chí Hong Kong vốn đã có tiếng là thường xuyên đăng tải những câu chuyện rất nhảm nhí, lá cải và hiếm khi nào là sự thật.

Điều đáng nực cười hơn nữa là trong một “mặt bằng báo chí” thấp đến như thế mà tờ Wen Wei Po vẫn còn bị độc giả Hong Kong đánh giá là tờ báo “không đáng tin nhất”. Một nghiên cứu gần đây còn cho biết, trong số 21 tờ báo đang tồn tại ở Hong Kong thì tờ Wen Wei Po bị xếp thứ 19 về mức độ tin cậy.

Thứ hai, hãy lật giở lại câu chuyện và đặt câu hỏi: Tại sao một tin tức có vẻ như rất “kinh khủng” như vậy mà truyền thông Trung Quốc lại không hề có chữ nào trong suốt cả tháng qua? Một số người thậm chí còn nại ra rằng về bản chất và lịch sử, tờ Wen Wei Po là một tờ “thân chính phủ Trung Quốc” và nếu có ai đó biết rõ mọi chuyện ở Bình Nhưỡng thì đó phải là Bắc Kinh nên Wen Wei Po “chắc là” có nguồn tin đáng tin cậy.

Có điều, chỉ mỗi mình Wen Wei Po đưa tin ông chú dượng bị hành quyết bằng 120 con chó đói còn các tờ khác thân thiết với chính phủ Bắc Kinh hơn rất nhiều như Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo hay thậm chí là Thời báo Hoàn cầu… lại chỉ khẳng định Jang Song Thaek bị xử tử bằng súng máy hay cùng lắm là súng phòng không. Rõ ràng là trong vụ thanh trừng nội bộ này của Triều Tiên, Bắc Kinh đã bày tỏ sự khó chịu vậy thì chẳng có lý do gì họ phải giấu tin “120 con chó đói” với các tờ báo khác của mình.

Thứ ba, giới truyền thông Hàn Quốc cũng tỏ ra hoàn toàn không biết gì về tin này. "Câu chuyện này, nếu có thực, khó mà thoát khỏi tay giới truyền thông Hàn Quốc vì họ có nhiều lý do để đưa nó hơn cả”, Chad O'Carroll, người đang điều hành trang tin NKNews.org (trang chuyên về tin tức liên quan đến tình hình Triều Tiên) nói, "Có một lý do khác là những tin đồn kiểu này đã có từ rất lâu rồi nhưng chẳng có ai thèm để ý vì nó quá hoang đường”. 

Jang Song Thaek bị bắt và bị còng tay ngay khi vừa ra khỏi phòng họp.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, giới truyền thông Hàn Quốc có một nguồn thông tin vô cùng độc đáo đó là khai thác từ những người đào tẩu khỏi Triều Tiên và hiện tại thì tình báo Hàn Quốc cũng vẫn có một đội ngũ người cung cấp tin rất đông đảo ở ngay trong nội bộ Triều Tiên. Có lẽ đâu, một tin tức “quý báu” như thế, một “cơ hội vàng” để rêu rao, nói xấu đối thủ như thế mà Hàn Quốc và tất cả các tờ báo lớn, nhỏ nước này lại bỏ qua? Nói cách khác, nếu câu chuyện là có thực thì Wen Wei Po chả đến lượt đưa tin về nó.

Thứ tư, câu chuyện kiểu này đã “lang thang khắp nơi” suốt cả tháng mà vẫn không hề có một nguồn nào xác tín hay khẳng định. Điều này còn chưa đáng ngạc nhiên rằng tại sao gần như toàn bộ giới truyền thông châu Á, chẳng có ai thèm kiểm chứng hay mảy may nghi ngờ rằng nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Thứ năm, cứ giả sử như câu chuyện 120 con chó đói là có thật thì cũng phải hiểu một điều rằng vụ hành quyết không thể thực hiện một cách bí mật trong bóng tối vì nó sẽ mất “tính răn đe” – cái đích mà Kim Jong-un hướng tới khi loại bỏ vị công thần này. Và không có nguồn tin nào nói rằng Jang Song Thaek bị hành quyết bằng chó mà chỉ có những nguồn tin rất đáng tin cậy cho biết ông ta bị xử bắn bằng súng máy.

"Ông ta bị đưa ra tòa án binh, và điều logic hơn cả là ông ta bị hành quyết bằng súng”, O'Carroll nói và khẳng định các nguồn tin tình báo Hàn Quốc cũng xác nhận việc này.

Thứ sáu, như nhà văn châm biếm Karl Sharro đặt nghi vấn: "Nếu có chuyện 120 con chó thật thì liệu trong hoàn cảnh man rợ ấy, ai còn đủ dũng cảm và có khả năng đứng đếm số chó?” 

Ai là người có lỗi?

Trở lại câu chuyện này, tờ Washington Post nêu vấn đề, tại sao không chỉ giới truyền thông châu Á mà đến giới báo chí Mỹ cũng dễ dàng tin vào một nguồn tin không có thật như vậy? 

Vấn đề là do Triều Tiên là một đất nước quá khép kín và quá bí ẩn. Đất nước này bí ẩn đến nối mà có lần nhà báo Isaac Stone Fish hiện nay đang làm cho tờ Foreign Policy có lần đã nói đùa rằng các nhà báo Mỹ có thể viết bất cứ thứ gì họ muốn về Triều Tiên mà chẳng cần nguồn tin vì độc giả chỉ có một cách duy nhất là chấp nhận nó. Về sau, giới báo chí Mỹ gọi đó là “Thuyết bảo đảm của Stone Fish” khi viết về Triều Tiên.


Nhưng đó không phải là điều đảm bảo cho câu chuyện “120 chó đói” lan đi xa đến vậy. “Bạn biết rồi đấy, tất cả các câu chuyện về Triều Tiên thường có lượng truy cập cực lớn và đó là lý do vì sao các biên tập viên dễ dàng cho những bài báo này đi qua cửa của họ”, O'Carroll lý giải, “ Tôi đoán là các biên tập viên sẽ bấm bút xuất bản bài báo và ngả người ra ghế mỉm cười nghĩ rằng: Vô lý ư? Ai mà kiểm chứng được nó chứ?”.

Với độc giả Mỹ, chính vì sự thiếu hiểu biết một cách cơ bản về cách thức vận hành của chính quyền Bình Nhưỡng nên họ cũng dễ dàng tin theo mà không buồn nghi vấn. Hồi năm 2012, chính người Mỹ cũng đã tin rằng Kim Jong-un bị ám sát ở Bắc Kinh và những hình ảnh tồi tệ về đất nước này đã tiếp sức cho trí tưởng tượng của độc giả bay cao đến mức họ sẵn sàng tin tất cả mọi thứ báo chí viết về Triều Tiên.

Cũng theo O'Carroll, người điều hành NKNews, một phần lỗi nữa trong câu chuyện này là do chính giới tuyên truyền của Triều Tiên. Đã không ít lần đài truyền hình nước này hoặc hãng thông tấn KCNA phát đi những đoạn phim trong đó quân đội Triều Tiên thả những con chó đói ra cắn xé hình nộm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, hay Tổng thống Mỹ Barack Obama. 

Chính họ đã tuyền truyền thế thì cũng khó trách ai đó tin rằng vào một ngày nào đó câu chuyện này sẽ thành sự thật và cũng khó trách các biên tập viên. “Bạn sẽ bảo các biên tập viên phải làm gì? Bỏ qua câu chuyện hút khách như thế này chỉ vì ‘cảm thấy nó vô lý’ để rồi không lâu sau đó nó lại trở thành sự thật ư?”, O'Carroll kết luận. 

Lê Trí
(Infonet) infonet

Vì sao Kim Jong-un khóc sau khi xử tử Jang Song-theak?

Tờ Nhân dân Nhật báo bản hải ngoại dẫn nguồn tin từ truyền thông Triều Tiên cho biết, sau vụ hành quyết Jang Song-theak, tâm lý Kim Jong-un không ổn định và nhà lãnh đạo trẻ đã khóc ròng rã mấy ngày liền.

Tờ Yomiuri cho biết, Kim Jong-un rất buồn sau vụ xử tử Jang Song-thaek. Kim Jong-un cảm thấy như chính mình đã giết chết chú rể nên trạng thái tâm lý không ổn định, tờ báo viết.

Vụ xử tử Jang Song-thaek diễn ra vào ngày 12/12 nhưng nhà lãnh đạo trẻ vẫn rơi nước mắt cho đến ngày 17/12 – hôm diễn ra lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất cố lãnh đạo Kim Jong-Il.

Đó có thể là lý do Kim Jong-un xuất hiện tại lễ tưởng niệm trong trạng thái thất thần, buồn bã.


Kim Jong-un với vẻ mặt thất thần trong ngày giỗ bố.

Nhiều người cho rằng, Kim Jong-un khóc Jang Song-theak là vì cảm thấy thương tiếc trước sự ra đi không mong muốn của người chú.

Trước đó, chủ tịch ủy ban đối ngoại Hàn Quốc Ahn Hong Joon cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh bắt giữ và xử tử Jang Song-theak dưới áp lực của Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên.

Theo ông Ahn, người thực sự nắm quyền lực đằng sau ngai vàng chính là phó soái Choe Ryong-hae, do đó, Kim Jong-un hạ lệnh xử tử chú là việc bị ‘ép buộc’ không mong muốn và Kim rất hối hận về điều này.

Mặt khác, về quan hệ gia đình, Jang Song-theak là chú rể của Kim Jong-un, cũng là người có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lực của Kim. Ông Jang là người hỗ trợ, dẫn đường cho Kim Jong-un từ những ngày đầu lên nắm quyền, không thể nói là không có tình cảm gắn bó.

Cũng có suy luận cho rằng Kim Jong-un khóc vì không muốn bị mang tiếng là độc tài, máu lạnh với chính người thân trong gia đình. Những giọt nước mắt cũng giúp Kim Jong-un giảm bớt sự chỉ trích sau vụ hành quyết và che đậy những biến cố chính trị bên trong.

Ở Triều Tiên, nước mắt là biểu hiện cho lòng trung thành và sự yêu kính với lãnh tụ. Nên có thể Kim Jong-un muốn sử dụng nước mắt như một thứ vũ khí lợi hại để thu phục lòng dân.

Mới đây, tình báo Hàn Quốc tiết lộ, cái chết của chú rể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không phải vì cuộc đấu tranh quyền lực mà do xung đột về lợi ích liên quan đến các dự án kinh doanh. Ông Jang đã không nghe lời Kim Jong-un trong việc điều chỉnh quyền kinh doanh ngành khai mỏ than giữa các cơ quan nhà nước và đó là lý do ông bị xử tử.

Tuần san châu Á của Hồng Kông hôm 20/12 cho biết, Bình Nhưỡng đang tìm cách "lấy lòng" Bắc Kinh với mục đích nối lại các hợp đồng dự án kinh tế mà trước đó Jang Song-thaek đã đạt được.

C.P (Tổng hợp)

2 nhận xét:

  1. Tin vô lí thế mà báo "lề trái" Việt Nam khối "tờ" cũng "ăn theo", hơn nữa chủ nhân của nó nhiều người có trình độ cao lắm chứ ???. Đáng xấu hổ !

    Trả lờiXóa
  2. Lê Trí – Infonet: [Thực tế, câu chuyện hoang đường này xuất phát từ một tờ báo lá cải phát hành ở Hong Kong hôm 12/12/2013 và mãi đến ngày 24/12/2013 nó mới được một tờ báo khác của Singapore trích dẫn lại và lập tức lan nhanh như vũ bão trên khắp thế giới.] (hết trích)

    Trả lời:

    Từ ngày 18/12/2013, trong trang tiếng Pháp QuestionChine.net đã đưa tin này:

    PURGE FÉROCE À PYONGYANG. PÉKIN EXASPÉR É

    Trích [Le régime nord-coréen, claquemuré derrière une épaisse muraille de propagande, étouffant sous son boisseau une population muette tenue en respect par un parti au cerveau lessivé, a maintes fois montré qu’il pouvait être à la fois brutal et imprévisible.]

    […]

    [ Mais il y a pire dans le registre cauchemardesque. Sans qu’il soit possible de confirmer l’information, le Wen Wei Bao (Pao) 文匯報 de Hong-Kong, héritier d’une publication fondée en 1938 avec une version Hong-Kong créée en 1948, connue pour être un relais du Parti Communiste Chinois qui l’utilise pour diffuser des informations sensibles ou iconoclastes, a, le 13 décembre, indiqué que Jang n’aurait pas été exécuté le 12 décembre, mais le 5, dévoré par des chiens avec lesquels il avait été enfermé dans un enclos. 300 personnes auraient assisté à la scène, dont Kim Jong Un et sa femme Ri Sol-ju.] François Danjou, 18/12/2013).

    Lược dịch:

    Cuộc thanh trừng tàn bạo tại Bình Nhưỡng. Bắc Kinh nổi cáu

    [Chế độ Bắc Hàn - được nhốt chặt sau bức tường dày về tuyên truyền, ngột ngạt dưới sự che giấu sự thật của nó một dân số câm nín buộc phải kính sợ một đảng (cầm quyền) với bộ não bị tẩy rửa - đã nhiều lần chứng tỏ rằng cùng lúc nó có thể tàn bạo và không thể dự đoán.]
    […]

    Nhưng trong cuộc thanh trừng ác mộng còn có điều tồi tệ hơn. Dù tin tức khó có thể khẳng định, tờ Wen Wei Pao (báo của đcs Tàu) ấn bản từ HongKong số ra ngày 13 tháng 12, chỉ ra rằng Jang Song Thaek không phải bị hành hình (xử bắn) ngày 12 tháng 12, nhưng nhằm ngày mồng 5, ông ta đã bị xé xác và ăn thịt bởi những con chó được nhốt chung với ông trong một nơi được rào kín. Ba trăm người đã chứng kiến cảnh tượng này, trong đó có Kim Jung Un và vợ là Ri Sol-ju. (18/12/2013)

    Nguồn toàn bài:

    http://www.questionchine.net/purge-feroce-a-pyongyang-pekin-exaspere

    Lời bàn:

    1. Mới có 300 lãnh đạo được / bị xem cảnh dã man này tức cứ cho đại có 299 vị bạt viá, ngoại trừ Ủn vương mặt chằm bằm ra tuồng tĩnh queo. Sao Ủn vương không công khai đưa Video live đó lên cho 25 triệu dân Bắc Hàn xem đi xem lại xem hoài cho đến khi tất cả teo hết chim hết bướm, như thế mới chắc chắn là vương triều nhà họ Kim muôn năm trường trị chứ!

    2. Yêu cầu tác giả Lê Trí hãy thôi loay hoay suy bụng ta ra bụng người nhằm chống chế cho một chế độ vốn đồng bệnh với nơi đang nuôi ngòi bút cong của đương sự.
    (Vũ Thế Phan)

    Trả lờiXóa