Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

(1) Giải tỏa ấn tượng:”Đừng lấy gái Bắc làm vợ”

Giải tỏa ấn tượng:”Đừng lấy gái Bắc làm vợ”
Phần 1: Sự thật đáng quan tâm
Xem Blog cá nhân của Nguyễn Thanh An (Theo phụ nữ Today): Bài viết “Đừng lấy gái bắc làm vợ” cùng những bình luận của nhiều đọc giả với những chính kiến khác nhau (cuối các bài viết của chúng tôi có đăng lại nguyên văn và trích 1 số bình luận có tính bổ sung thiết thực).
Chỉ cái tựa đề đã hàm chứa rõ một sự không bình thường trong xã hội; bởi nữ là một bộ phận của Dân tộc, và miền bắc là một phần của lãnh thổ Quốc gia.
Người viết đã sẵn sàng chấp nhận mọi sự phản bác gay gắt nhất, và “dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc”; do đó chúng ta chẳng nên quan tâm về chỉ trích, nhứt là những phản bác mà không đưa ra được, chỉ ra được phương cách xử lý vấn đề.

Qua bài viết và những bình luận thể hiện 3 điều không hay:

a/-Điều đáng chú ý là có nhiều ý kiến công nhận thực tế, thậm chí có người đánh giá bài viết đúng 85% hoặc “100 cô thì có tới 99 cô ương ngạnh, vô đối miệt thị…”; không ai có công làm thử nghiệm để xác định tỷ lệ, và chắc chắn không thể đến mức tệ hại ấy; nhưng chừng đó cũng đủ nói lên tính phổ biến và nghiêm trọng của thực trạng xã hội; mà những nguời có trách nhiệm đối với danh dự và vận hội của Quốc gia, Dân tộc không thể làm ngơ.

b/-Một giọng điệu rặt mùi vật chất, bất chấp đạo lý mà dám đưa lên trang mạng: “Ừ thì con gái Bắc điêu ngoa, có thể nói là thuộc dạng ‘to mồm’. Nhưng thử hỏi, sự dịu dàng có kiếm được tiền không, có cơm có gạo để ăn không?”, “Đúng, nói về độ chanh chua thì không ai bằng con gái Bắc. Con gái Bắc có cái hay, thậm chí là rất hay, không gì bằng đâu nhé. Chua ngoa mà kiếm ra tiền. Tôi thích họ với chính cái lý do mà bạn không hài lòng về họ”.

Tiền tài, vật chất cần thiết cho sự sống, nhưng nó không phải là tất cả, cái quý của loài người là cái đạo lý trong cư xử với nhau, coi thường nó con người khác chi thú vật? Ý kiến thô thiển ấy chẳng những vô giá trị, mà còn cổ vũ cho những sự chua ngoa đanh đá trong bộ phận không ít con gái bắc hiện nay, quan niệm ấy cần nghiêm khắc phê phán.

c/-Tư tưởng phân biệt bắc nam: “Phần lớn người bắc đều sống đẩy đưa, giả tạo, miệng ngon ngọt nhưng không thực lòng, đểu giả, chua ngoa, đanh đá ẩn giấu trong cái vỏ bọc ngoan hiền”.

Sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội hiện nay là trầm trọng, mà ở miền bắc là nặng nề hơn. Nhưng trước tiên nên hiểu sâu sắc rằng: Dân tộc ta là một khối thống nhất (tất cả đều từ cái nôi đồng bằng sông Hồng mà ra); bản chất của người Việt là: Thông minh lanh lợi, hiếu khách, tánh dịu dàng, nghĩa tình; bản chất ấy xuất phát từ tiếng nói ngũ âm: (không – huyền – sắc – hỏi+ngã – nặng). Giọng nói đa âm đa cảm, tình cảm đậm đà sâu sắc, so giọng nói ít âm như người Anh, người Nga ít âm (2 âm) đời sống khô khan, nặng lý hơn tình; do đó có người nước ngoài nói “giọng nói người Việt nghe như là ca hát, còn người Nga nói như chửi nhau”. Vị chính khách khác nói “Ăn cái Tết ở nước ta như uống ly nước trà, còn ăn tết ở Tây Âu như uống ly nước lả”. Sự diệu dàng, duyên dáng của các cô nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh Gia Long nổi tiếng khắp vùng một thời là một biểu tượng đẹp đó.

Bản sắc Dân tộc ta là vậy. Nhưng khi sinh sống ở những vùng miền khác nhau, lĩnh hội quy luật thâm thúy vũ trụ khác nhau, mà hấp thu khác nhau những tác động của khách quan, định nên tính cách khác nhau của con người. Nắm bắt chiều sâu ấy để có quy hoạch tạo nên sự chuyển biến đúng mực của xã hội hiện nay là điều thật sự cần thiết (sẽ dẫn giải kỹ phần sau). Không nên vì cái hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài ấy mà đánh giá quy nạp thành bản chất sai lầm như vậy.

Mặt khác người tốt đang ở những vùng không mấy tốt di chuyển đến nơi thông thoáng cỡi mở cái tốt của họ càng bộc bạch đáng trân trọng, còn kẻ xấu bụng đang sống ở vùng tốt đẹp chuyển đến nơi kém khuyết hơn cái xấu càng tăng lên, cái xấu bộc lộ ra càng rõ hơn. Xin nêu điển hình 2 cặp vợ chồng như vậy:

1)- Một ông anh làm ở công binh xưởng miền nam thời chống Pháp tập kết ra bắc làm ở Tổng cục đường sắt lấy vợ người Hà nội, sau giải phóng về nam; bên cạnh lối sống tốt đẹp của vợ chồng bà con ai cũng biết, thì một nghĩa cử của hai người là ít có: anh ấy không giàu có gì, và người em trai không phải nghèo cho lắm, nhưng muốn giúp em, anh có ý định cất cho 1 căn nhà, nhưng chưa kịp thì anh qua đời, người vợ làm theo ý nguyện chồng là cầm đưa cho em chồng 300 triệu đồng để cất nhà. Bà con, xóm giềng ai cũng tôn trọng, quý mến anh chị và con cái anh chi ấy.

2)- Một ông anh và bà chị học sinh Miền nam ra bắc đều tốt nghiệp đại học, sau nầy về nam cưới nhau trong điều kiện bà mẹ bịnh nằm liệt một chỗ; do sự bỏ bê mẹ và ngược đãi của cặp vợ chồng nầy mà người em đang là sĩ quan ở Kampuchia bỏ cả công danh rước mẹ về quê nuôi. Thời gian từ về nhà chồng đến lúc ấy “nàng dâu” chưa hề ngồi bên nói chuyện hay cầm cái khăn lau mặt, hay đút cho muỗng nước, muỗng cháo; con trai thì nạt nộ hất hủi, mẹ nằm tầng trệt, nàng dâu đi guốc gỗ lốp cốp trên lầu ngang chỗ bà nằm, bà không chịu, bà nói với anh con trai chỉ nhận được tiếng hứ! rồi bỏ đi; sau khi người em rước mẹ đi, anh ta mời bạn bè đến “ăn mừng” ca hát om sòm, nàng dâu còn theo đến nơi hoạnh họe chanh chua rằng “Tại sao đứa giúp việc đi guốc được mà con dâu lại không đi được, sao má bất công vậy?” (trong khi cô giúp việc đi guốc dưới đất). 

Anh chàng con trai chẳng những không khuyên cản vợ lại còn đồng tình trách móc mẹ ra mặt. Khi rước bà mẹ đi thì người em bỏ tất cả chế độ lương, chế độ gạo ở Kampuchia, bà mẹ có lương hưu và chế độ liệt sĩ của chồng và con trai, nhưng bỏ tất cả lại Sài gòn, mà người anh cũng không gởi thủ tục chuyển chế độ cho mẹ sống, trong khi người em sống dỡ chết dỡ nuôi mẹ một năm rưởi toàn bằng tiền của bà con giúp đỡ, còn vợ chồng anh ta hưởng căn nhà cấp do bà mẹ đứng chủ quyền, nhưng không hề đưa 1 đồng bạc nuôi mẹ. Đến khi bà qua đời chiều hôm trước có người cho hay mà đến chiều hôm sau anh ta mới dẫn người của cơ quan đem tràng hoa về như đi đám tang của gia đình bạn bè vậy, và khi đã chôn bà mẹ thì anh ta mới về tới! Anh không những từ người em, bỏ mẹ mà còn tuyệt tình tất cả bà con quyến thuộc củ mình; con cái cho đến khi anh ấy chết chưa hề dẫn về quê nội 1 lần, bà con không ai biết con cua anh ta; anh ấy chết bên vợ đem chôn nơi đất bên vợ mà không hề tham khảo bất cứ ai bên chồng.

Phần 2: Sự bỡn cợt thái quá về văn hóa

Nếu 1001 đêm là án tử đối với giới nữ xứ Ba Tư cổ đại, thì bài viết trên là án khổ sai đối với gái bắc hiện thời! Mà sự thể có đến như vậy không? Do đâu có thực trạng ấy? Có cách gì giải quyết không?

Các nhà quản lý Xã hội, các nhà Tâm lý học, các nhà Khoa học nghĩ gì về điều nầy? Xử lý thế nào? Quy chụp nó để xóa bài viết mà che giấu sự việc là không thể; lý giải để biện minh cũng không xong, đồng tình với tác giả lại càng tệ hại hơn! Trong tình hình ấy chắc chắn trong các vị không một ai có ý kiến đúng và đủ để giải quyết vấn đề! Bởi nó vượt khỏi tầm tri thức của họ!

Chỉ một cách duy nhất đúng để đi sâu hiếu đầy đủ và có ý kiến chính chắn giải quyết vụ việc: Đó là dùng Kinh dịch!

Kinh dịch nói: “Cái thái quá sẽ biến cái mà ta muốn trở thành cái điều ngược lại với cái điều ta muốn”*.

Các nhà hoạt động Văn hóa xã hội đã tạo ra điều thái quá ấy! Họ đùa bởn thái quá trong toàn bộ hoạt động:

1.- Trước nói về hoạt động sân khấu: 

Những vỡ “Tấu hài”, “Ga la cười”, với những hình ảnh lố lăng, tru tréo mất hết nhân cách của những nhân vật phản diện chắc chắn không làm cho người ta xa lánh nó, mà chính nó còn kích động cho những hiếu kỳ họ và vận dụng nó khi cần thiết! Những chiếc Pa nô, áp phích với những con người vật vã nhớp nhúa chỉ làm dơ bẩn đường phố chớ ích gì? Thậm chí nhiều thanh niên còn đùa bỡn với nó, “Tấu hài”, “Ga la cười”dạy cho thanh thiếu niên!

-Trên đài truyền hình thì hình ảnh người giả thú, với những đội heo, đội vịt… mang lớp đầu, mình thú, da thú để diễn. Ca nhạc thì nhạc trẻ vừa la vừa nhảy nhép với những bài đú đởn như “Còn yêu thì đến Buôn ma thuộc”; “Tách cà phê Buôn ma”… “Hãy hôn em thật nhiều, “Hãy hôn em lần cuối”, “Đừng yêu tôi nữa”…. nội dung tồi tệ hơn nhạc vàng trước ngày giải phóng Miền nam; với những lối ăn mặc hở hang, dơ bẩn sân khấu coi khinh khán giả nhan nhản hàng ngày.

-Quảng cáo thì dàn dựng những hình tượng quái đản không ăn nhập gì đến nội dung sản phẩm cần giới thiệu!

-Game online nhiều người có biết sự độc hại, thậm chí đã có người chết vì ghiền nó, nhưng loại hình ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại!

-Lối ăn mặc thì chiếc áo dài của Phụ nữ Việt dần dà nhường chỗ cho những chiếc váy, áo đầm, quần ngắn hở đùi hở vế, bên trên thì chỉ đủ che bộ ngực, hở vai hở nách! Nó không chỉ nhan nhản ngoài đường phố mà ở các cơ quan, thậm chí cả đài truyền hình!!!

Lại còn học đòi theo phương tây những tấn tuồng: Khiêu vũ, “Người mẫu Thời trang”, “Thi hoa hậu” chẳng ích gì? Chẳng phục vụ cho ai, mà ngược lại làm mất đi cái nét thùy mỹ, đoan trang đáng quý của người phụ nữ nước Việt.
…….

2.- Về Giáo dục:

“Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, sự khiếm khuyết của nó là yếu tố quyết định nhứt:

-Khởi đầu là bỏ môn Quốc văn, thay vào đó là dạy môn “Tiếng Việt”.

Quốc văn là nền văn hóa của một Quốc gia; nó gồm 3 yếu tố là: Tiếng nói – Chữ viết – và Đạo lý làm người. Bỏ Quốc văn, dạy “Tiếng Việt” là bỏ chữ viết và bỏ Đạo lý làm người.

Xem “chữ viết chỉ là ký hiệu để giao lưu nhau”! Xem thường chữ viết thể hiện rõ nét nhứt là với chữ A sách Tiếng Việt” lớp 1 dám nói thẳng rằng “Đọc là âm A, Không cần phân biệt chữ A!!! Với suy nghĩ ấy mà không chú ý rèn luyện chữ viết, học sinh bây giờ tay cầm cây viết dị kỳ, chữ viết thì nghiêng ngã, xấu xí.

Xin khẳng định rằng chữ viết là biếu hiện sự tiến hóa của nhân loại. Hay sâu sắc hơn thì con người hơn con vật về mặt văn hóa là có chữ viết, xem thường chữ viết là xem thường văn hóa của nhân loại, hạ thấp văn hóa con người ngang với thú vật.

Về mẫu tự thì chữ a đầu vần là không gì thay thế, nó cấu tạo bởi một chỡ o tròn, biểu hiện viết chữ phải tròn trịa ngay ngắn và một nét móc hài hòa với nó, kế đó là chữ b, ráp lại a + b = bờ a ba vần ráp đầu tiên thể hiện tiếng đầu đời của đứa con gọi đấng sinh thành của mình.

Ngành Giáo lại bỏ đi cái đạo lý sáng ngời ấy, thay vào đó là chữ O đầu vần, o biểu hiện số 0, khởi đầu từ số 0, tiếp đó là chữ C, hình ảnh của số O bớt đi một chút, nền văn hóa từ số O và đi xuống dần, để rồi từ chế độ cũ bằng cấp các loại đều được quốc tế công nhận, còn ta bằng cấp là không giá trị với Quốc tế.

Và ráp vần thì o cờ, cờ o co huyền cò (con vật loại cầm); biểu tượng cho âm thanh bằng hình ảnh con gà trống gái ò ó o o, và chữ thì biểu tượng bằng quả trứng gà. Tất cả lấy loài cầm làm chuẩn thay cho tiếng gọi đấng sinh thành của vần căn bản cũ. Và sau nầy đổi lại dạy chữ e đầu tiên, một cái chữ mà không có khôn mẫu cho một cách viết nào cả (nhất là chữ E hoa càng nhược điểm) và ráp vần đầu tiên là e bờ, bờ e be tiếng dê kêu; từ chỗ gọi loài cầm chuyển sang gọi loài thú đầu tiên.!!!

Còn tập viết thì bìa sách vẽ hình 2 con quái vật (thỏ và mèo không hoàn chỉnh) cầm cái lông chim viết chữ o méo mó không ra hình, trong khi mặt nhìn xéo đi nơi khác; biểu hiện nhất quán là đều dùng cầm thú thay cho người; một sự đú đởn thái quá.

Chữ viết đã hạ thấp nền văn hóa Dân tộc như vậy thì về Đạo đức càng làm tệ hại hơn:

Xưa người ta dạy Luân lý, bây giờ đổi lại dạy Đạo đức, sự bất cập thật là thâm xa mà ngững người quy hoạch có biết đâu!

Xin dẫn giải:

Chữ Đức 德 (15 nét) cấu tạo bởi:

+ Bộ Tâm 心 Trái tim. Lòng dạ.

+ Bộ Sách 彳 Bước ngắn (sự việc xảy ra từ từ).

+ Bộ Thập 十 Mười (số nhiều).

+ Bộ Võng 罒 Cái lưới. Mối liên hệ ràng buộc nhau.

+ Bộ Nhất 一 Một. Ở đây nó đóng vai trò là sự gián cách (gián tiếp).

Vậy Đức do tâm sinh ra từ từ bởi nhiều mối liên hệ gián tiếp. Điều đó cho thấy không ai có thể dạy đạo đức cho ai được. Mà muốn tạo đức cho con người ta phải dùng mối liên hệ gián tiếp (qua não chớ không thể tác động trực tiếp vào tim để tạo ra đức), tức phải dạy cái lý để thông qua đó mà mỗi người tự có sự vận động nội thân để sinh ra đức trong lòng họ.

Chữ Đạo 道 (13 nét) nó được tạo thành bởi các bộ Thủ 首 là cái đầu, bộ Sước 辶 là đang đi chợt dừng lại, tức Đạo ngầm chứa nội dung kềm chế cái đầu (không để cho nó tự phát lung tung). Với kết cấu như vậy thì dạy Đạo đức về hình tượng là kềm chế cái đầu để dạy trái tim, một việc làm bất khả kham. Và Đạo Đức (13+15=28) với cách số 28 là: TỰ ƯU SINH LY: Bản thân cùng con cháu, đệ tử hoang tàng bạo ngược, tai họa dập dồn, chịu nhiều thống khổ thân tâm.

Lên cấp 2 dạy môn Công dân giáo dục: Là dạy khuôn phép của con người đối với chính quyền, không liên quan gì đến đức độ con người với nhau trong xã hội. Và cách số là:

Công 公 4 Cùng chung, chung cho mọi người. Dân 民 5 Người dân. Giáo 教 11 Dạy bảo. Dục 育 8 Nuôi nấng. Sinh đẻ.

Cách số (4 + 5 + 11 + 8 = 28) cùng số 28 hoang tàng bạo ngược của môn Đạo đức. Do vậy càng dạy môn Đạo đức, Công dân giáo dục học trò càng hoang tàn mất đức hơn.

Về nguyên tắc giáo dục: Việc kể những chuyện hư cấu dí dỏm dựa trên vài đặc điểm bản năng của vài loài cầm thú chỉ cốt để gây cảm hứng nhứt thời vừa góp phần nhỏ minh họa cho một nội dung nào đó, nhưng cũng phải hết sức hạn chế; còn đây người ta dùng một cách thái quá, sấp xếp một cách có hệ thống, tạo ra đồng bộ cả nội dung lẫn hình ảnh của thú để dạy chính thức trong tất cả các môn. Đặc biệt rõ là trong giáo trình dạy Đạo Đức lớp 1 và mẫu giáo người ta xếp những hình ảnh nhố nhăng, nhảm nhí ấy vào chương trình, nhồi nhét vào đầu óc trong trắng của các em ngay từ lứa tuổi ngây thơ trong trắng phải tiếp xúc với lối sống hoang dã của thú vật và còn gợi ý, hướng dẫn cho các em học theo. Như: Trong quyển Đạo Đức lớp 1 gồm 15 bài học thì có 3 bài (1/5) là chuyện nhảm nhí của thú vật, 12 bài còn lại thì 11 bài có kèm hình thú như mèo nằm nghiêng ngã hoặc ôm chồm lên mình học trò, bằng không cũng là các hình vật hóa thú!

Từ câu chuyện rùa và thỏ người ta dựng ra cảnh rùa, mèo, vịt giả nhân đến lớp trước ngồi nghinh mặt về phía thỏ đến trễ với dáng dốc nghiêm nghị giống người nhất, đứng chịu sự hình phạt, còn trên bụt giáo viên một con quái điểu nguyên dạng ra oai quở phạt thỏ bằng cách trỏ cánh vào chiếc đồng hồ, đầu xừng lông nhìn thỏ với đôi mắt hung tợn, trong khi cặp kính xệ xuống tận mỏ, thỏ rơi nước mắt nhìn lãng đi chỗ khác!!!

Nội dung toàn quyển đạo đức thì cảnh xấu, việc sai nhiều hơn là cái chân mỹ về đức hạnh cần dạy cho học sinh. Những nhảm nhí độc hại ấy là cốt tử của chương trình, mọi sai lầm từ hình thức đến nội dung đều được kết sâu lắng vào tiềm thức con người, nó đã tạo ra cho học sinh những hoang tàn cực độ: Tại nhà thì bướng với ông bà cha mẹ, ù lì thất lễ, chẳng cần chào hỏi khi khách đến nhà, coi thường người lớn, ra đường thì nghênh ngang văng tục, phá phách xóm làng, rượu chè hút sách ngay cả trong trường lớp, coi rẽ thầy cô giáo, nhiều vụ học sinh, sinh viên chia phe phái đánh lộn gây án mạng ở nhiều trường, thậm chí học sinh đánh chết thầy cô giáo ngay tại lớp; lối đối xử với thầy cô và bạn học ấy phải chăng là đã hạ giá trị tinh thần, văn hóa của con người xuống ngang bằng với loài cầm thú?

Về giới giáo chức thì: cái đạo đức “hoang tàng bạo ngược” nửa người nửa vật đâu thể đào tạo nên những người thầy đúng nghĩa “quân sư phụ” như ông cha ta đã tôn vinh trước nay. Do vậy từ giáo sư là thầy dạy cũng bị phủ nhận, chỉ gọi là giáo viên hay giảng viên với nghĩa đen là nhân viên giảng dạy (như mọi nhân viên các ngành khác vậy), họ chỉ là viên dạy so với sinh viên là viên học vậy, không phải là sư thì đâu thể có cái đức của bậc sư, thực tế hàng ngũ các giáo viên mới đào tạo gần đây phần đông phẩm cách yếu kém, cũng rượu chè, hút sách trác táng, sinh hoạt lố lăng như bao thanh niên hư hỏng khác, truyền thống tôn sư trọng đạo mất hẵn, bởi từ sư đã bị đánh mất đâu còn sư nữa để mà tôn! Người dạy không có danh nghĩa là sư đâu có cái chất của bậc sư để mà giữ, để cho học sinh tôn kính, có trường hợp một học sinh dám bưng cả ly nước đái để lên bụt giảng miệt thị giáo viên. Với cha mẹ và với Thầy cô giáo như vậy thì vào đời con gái chanh chua đanh đá với chồng là tất nhiên.

Những sự thái quá trái ngược bản sắc văn hóa Dân tộc ấy mỗi ngày ăn vào tiềm thức con người một ít để rồi kết quả tạo một phần cái cung cách của con gái bắc hôm nay.

————-
*Chu dịch Huyền giải của Thu Giang Nguyễn Duy Cần trang 10.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét