Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Thể lực người Việt quá yếu

Thể lực không đáp ứng... nhưng nghiêm trọng hơn là trí tuệ ngày càng sa sút. Đâu rồi những chính khách, những nhà ngoại giao, những nhà khoa học, những nhà giáo dục hàng đầu đã từng làm rạng danh tổ quốc Việt Nam trên trường quốc tế ? Nhìn tới những trí tuệ (được tô vàng trong bài) chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án này thì chẳng bao giờ có thể hy vọng đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ giáo dục tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế như mục tiêu đề ra trong đề án (hiện nay chúng ta đang càng ngày càng tụt hậu đến mức thê thảm, dù đã vay nợ nước ngoài rất nhiều để chi cho giáo dục - đào tạo).
Mình rất ghét các báo cáo, đề án của ta thường có cái tên rất dài, chứa đủ thứ mục đích, yêu cầu, điều kiện nhưng xem đến nội dung thì chẳng có gì là thực chất, 
chỉ toàn khẩu hiệu chung chung, ví như tên đề án này: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Mình đoán là chẳng bác nào có thể nhớ chính xác tên đề án này sau khi kết thúc phiên họp (bản thân mình cũng đã có vài lần tham dự các phiên họp này do chính bác Dũng chủ trì). Có cái ảnh đẹp về thể lực tuổi trẻ VN mới được ai đó chụp gần đây và đưa lên mạng, mình đưa lại cho mọi người cùng ngắm:

Thể lực người Việt không đáp ứng cường độ làm việc hiện đại
Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, nếu không cải thiện thể lực và tầm vóc hụt chuẩn gần 10 cm thì người Việt Nam không thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày 31/7, trong phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ thảo luận về dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
Góp ý cho đề án, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nêu thực trạng báo động về tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Theo đó, chiều cao trung bình của nam thanh niên là 1,61m, nữ 1,53m; lần lượt thấp hơn mức mức chuẩn là hơn 8 và 9 cm. Trong 30 năm qua, chỉ số chiều cao của người Việt tăng không đáng kể.



Tầm vóc người Việt cải thiện không đáng kể trong 30 năm qua. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

“Thể lực người Việt Nam ở mức trung bình thấp, không chịu nổi khi ta tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói. Ông đề nghị đề án đổi mới giáo dục phải góp phần làm sao trong 10, 20 năm tới cải thiện tốt hơn chiều cao và thể lực người Việt.

Ngoài ra, trong các nhiệm vụ và giải pháp của dự thảo cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, coi đây là cái gốc trong nhà trường.

Chia sẻ quan điểm này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến còn nhắc đến cả “kỷ cương”, yếu tố cần được rèn luyện từ bé, khi dẫn ví dụ người Việt Nam không thích làm việc nhóm. Và thực tế là nhóm nhiều người Việt làm việc thua kém người Nhật Bản.

Một yếu kém đáng lưu tâm nữa của người Việt mà nữ Bộ trưởng nêu là ngoại ngữ, không có ngoại ngữ thì không thể tiếp cận được khoa học công nghệ, tri thức của nhân loại…. Nhìn sang Singapore, theo bà “bí quyết hóa rồng” của đất nước là tiếng Anh, vốn được dạy cho học sinh từ lớp 1.

Đồng ý với nữ Bộ trưởng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, đề án đổi mới giáo dục phải xác định việc coi trọng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Phó thủ tướng đề nghị xác định một ngoại ngữ bắt buộc cho toàn hệ thống giáo dục, cụ thể là tiếng Anh, có như vậy thì “khoảng sau 20 năm Việt Nam mới bật lên được”.

Nhìn nhận giáo dục là câu chuyện được cả xã hội và từng gia đình quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, việc xây dựng dự thảo đề án cần bám chắc vào định hướng đã được Đại hội XI xác định. Tổ biên tập cần tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện dự thảo.

Trước đó, trình bày dự thảo đề án đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, so với dự thảo trình Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), đề án lần này đã chỉnh sửa, bổ sung và làm sáng tỏ nhiều nội dung. Đề án thể hiện sự thẳng thắn hơn trong đánh giá thực trạng, nguyên nhân, logic nội dung giữa các phần.

Về nội dung, đề án tập trung làm rõ khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội; tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; phấn đấu để giáo dục trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển bền vững đất nước.

Về mục tiêu tổng quát, dự thảo cụ thể hóa rõ hơn như đến năm 2030, giáo dục Việt Nam trở thành nền giáo dục mở, chất lượng cao, đạt trình độ giáo dục tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế. Trong mục tiêu nhấn mạnh việc xây dựng nhân cách con người; xây dựng hệ thống giáo dục “mở”, thực học, thực nghiệp, xây dựng xã hội học tập… Dự thảo đề án cũng nêu kiến nghị thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do một lãnh đạo chủ chốt của Đảng và nhà nước đứng đầu.

Trong phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo và thảo luận về tình hình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Trong những tháng cuối năm 2013, các bộ phải phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉnh lý 8 dự án, trình Chính phủ 10 dự án. Hiện, Bộ Ngoại giao chủ trì chuẩn bị hồ sơ để đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Pháp lệnh về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2013.

Nguyễn Hưng

Thể lực không đáp ứng cường độ làm việc hiện đại ,tầm vóc hụt chuẩn .Tại sao không đưa sữa vào mặt hàng quản lý giá hoặc hỗ trợ giá để người dân nhất là lớp trẻ có điều kiện uống nhiều sữa hơn để cải thiện sức khỏe
Đây là ý kiến rất hay, trước đây ở Nga các mặt hàng trẻ em đều rất rẻ (được bù giá), ngược lại ở VN ta cứ cái gì hàng của trẻ em là đắt hơn !?
dung the, tai sao ko dua su vao la mien phi bua trua cua tre e tieu hoc va THCS
linh - 09:34 1/8/2013
Theo tôi thể lực của người Việt kém chủ yếu do chế độ ăn uống không hợp lí, chủ yếu chỉ đảm bảo "ăn ngon miệng" mà không chú ý đến thành phần dinh dưỡng. Hãy nhìn vào chế độ ăn uống hiện nay:
- Bữa sáng rất quan trọng vì cơ thể cần năng lương cho cả ngày làm việc nhưng hầu hết mọi người chỉ cần 1 tô phở hoặc 1 nắm xôi hoặc 1 (thậm chí nửa) cái bánh mì... đảm bảo cho bụng không đói nhưng thử hỏi calo của bữa sáng đó có đủ cho cường độ lao động nửa ngày? Nhất là các bà các cô sợ lên cân còn nhịn cả bữa sáng.
- Bữa trưa: Gần như 100% người làm công ăn lương chỉ cốt ăn cho khỏi đói, cho xong bữa. Còn các bữa trưa công nghiệp thì thật là thê thảm: khoảng 1 chén cơm, 1 ít rau, 1 ít thịt (hoặc trứng, đậu, cá...) tóm lại cũng chỉ cốt xong bữa. Các quán cơm trưa chỉ cố tìm cách bán thật rẻ và người ăn cũng chỉ cần có vậy chứa không cần biết có đủ dinh dưỡng hay không.
- Bữa tối: rất nhiều, rất ngon, nhưng cơ thể sau 1 ngày làm việc mệt mỏi cần nghỉ ngơi thì lại phải tiêu hoá 1 lượng lớn thức phẩm nên 1 phần thức ăn không được tiêu hoá hết bị bài tiết vào buổi sáng.
Do 2 bữa quan trọng là sáng và trưa bị coi nhẹ, dễ hiểu là tại sao người Việt khi làm việc hay uể oải, tìm chỗ ngồi, tại sao năng suất lao động không cao được. Bà con nông dân cố gắng tiết kiệm ăn uống tối đa, bao nhiêu tiền của đổ vào xây nhà thật to dù nhà chỉ có vài người. Hiếm ở nước nào mà nông dân ở mỗi người 1 phòng hơn 20m2 như ở ta (mà nước ta thì nghèo). Và nữa nuôi gà không dám ăn đem bán lấy tiền để dành phòng khi ốm đau...mua thuốc uống. Bộ Y tế nên có chương trình tuyên truyền để bà con hiểu rằng nếu ăn đủ 3 bữa thì sẽ ít ốm đau, khi ốm đau tiền thuốc còn hơn tiền ăn nhiều lần.  
bài viết rất chi tiết, và hay. thanks
Chung - 10:05 1/8/2013
Một cách tiếp cận hay! 
Thắng Phạm - 15:07 1/8/2013
Người Việt Nam chưa cải thiện được chiều cao là do thu nhập thấp, không có tiền để nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, dinh dưỡng hàng ngày chỉ đáp ứng được sự phát triển tối thiểu nên không cao được.
Ở nước ngoài trẻ em dưới 10 tuổi uống sữa tươi và ăn các chế phẩm từ sữa rất nhiều. Nhưng trẻ em Việt thì tiền sữa và thực phẩm đúng chuẩn chắc hết cả lương bố mẹ rồi, còn tiền đâu mà sinh sống?
nguyệt - 09:02 1/8/2013
Hi sinh đời bố cũng cố đời con !
Tuấn - 09:03 1/8/2013
Nghĩ sao mà cải thiện được trong khi thuốc là, rượu bia thì cứ nhất nhì thế giới với về lượng tiêu thụ và giá rẻ. Còn mấy thứ cần thiết như sữa, thuốc tây thì giá lại cao nhất nhì thế giới.
toi dong y voi y kien cua anh Dang
nguyencuong - 09:15 1/8/2013
Đi học 12 năm phổ thông. Mỗi tuần được 45 tiết thể dục. Chỉ làm vài trò giãn gân giãn cốt như nhún nhảy, chạy bộ vòng vòng... Xong 12 năm, khái niệm thể dục học đường là vô ích, cho đủ điểm để lên lớp.
Huu-Tai - 08:33 1/8/2013
Việc cải tiến giáo dục như trên có vẻ ổn. Thực tế trẻ em Việt học quá tải, không có thời gian ăn uống, có tri thức nhưng kém sức khoẻ.Nhân tố khác là thức ăn thực phẩm, kém chất lượng, giá thành cao....thì giống nòi lấy đâu mà có bứt phá về thể trạng để sánh vai với các nước bạn được.   
Sữa thì đánh thuế cao!Cứ như thế thì chỉ có người giàu mới đạt chuẩn, còn dân nghèo thì vẫn chấp nhận nhiêu đó thôi!!! 
Ivan - 08:49 1/8/2013
Điện, xăng cứ tăng vù vù như thế này, lương thì thấp như vậy cho nên em không có tiền uống thêm sữa, ăn thêm đồ bổ => ắt hẳn em thiếu chất, mệt mỏi và làm việc không hiệu quả ạ!
Thủy - 08:53 1/8/2013
giá sữa cứ tăng vùn vụt thì tiền đâu mua sữa cho con uống mà đòi cao?
Muon nang the luc cua nguoi Viet Nam thi phai phat sua mien phi cho tre em uong. Hoac it nhat phai khong che duoc gia sua o muc hop ly. De gia sua tung hoanh nhu vay lam sao nang the luc?
Lam - 08:39 1/8/2013
 VN mình có nhiều nhà máy sữa, nhưng người dân thì phải uống sữa giá cao.
thằng bờm - 09:17 1/8/2013
Với cường độ học hành như thế này các cháu chưa "thần kinh" hết là may chứ làm gì còn thời gian để tập thể dục, thể thao nhằm phát triển chiều cao và thể lực.
ABC - 08:39 1/8/2013
Người Việt uống bia rượu nhiều hơn uống sữa thì lấy đâu ra thể lực với chiều cao?
Blue - 08:59 1/8/2013
An toàn thực phẩm quản lý còn lỏng lẻo thì làm sao nâng được cao được thể lực, trí lực của người Việt Nam. 
Suốt ngày cắm đầu vào học, hết học thì cắm đầu vào chơi game thì lấy đâu ra mà phát triển thể lực & chiều cao. Nhìn các nước phát triển ý, tiết học ngoại khóa của người ta chiếm đến 50% thời lượng một năm học. Có thế thì mới phát triển được đầy đủ thể chất lẫn hiểu biết xã hội chứ đâu như VN mình chỉ phát triển cái đầu nó to ra mà thôi  
Sữa giá quá cao làm sao người Việt tăng chiều cao dc, đã vậy ko có sân chơi hoặc tập các môn thể thao lấy gì tăng trưởng chiều cao. Ở VN những gia đình công nhân thu nhập trung bình gồng cho con uống sữa đến 1 hoặc 2 tuổi là nhiều rồi, trong khi các nước tiên tiến người ta uống sữa đến trưởng thành luôn.  
lequyen - 08:48 1/8/2013
Giá sữa Việt Nam cao thế thì làm sao mà cải thiện được thể lực, bé nhà tôi mới 3 tuổi mà mỗi tháng mình sữa bột mua hết 2 triệu, chưa kể váng sữa, sữa tươi, sữa chua. Mỗi tháng mất 3 triệu tiền sữa, Lương công chức thì sao đủ sữa nuôi con.
tam nhu - 08:20 1/8/2013
muốn thể lực tốt thì phải xem ý thức tự giáo dục thể chất của mình đã có hay chưa.và xã hội VN ngay này đã xem trọng giáo dục thể chất hay chưa.đặc biệt trong cả nền giáo dục VN ngày nay
Vừa qua, có công bố kết quả điều tra giá bán sữa cho trẻ em gấp 6 lần giá đầu vào thì biết bao giờ mới cao lên 8cm nữa . Buồn quá đi!
Minh Vu - 08:23 1/8/2013
Việt Nam chiếm 80% là lao động thu nhập thấp, hàng ngày chủ yếu là "Ăn để sống" chứ không "sống để ăn" như 20% còn lại. Máy Bác cứ trưởng tượng nữ công nhân lót ruột buổi sáng bằng củ khoai lan thì lấy đâu mà sinh thế hệ sau khỏe mạnh to lớn được?
kính thưa các bác. như hiện tại bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, rồi thuế cái gì cũng có thì thử hỏi lấy đâu ra dư tiền để đầu tư con cái học hành và bồi dưỡng để tăng chiều cao lên đc. cái gì cũng tranh nhau từng miếng ăn để mưu sinh. haizzzzzzzzzzzz còn nhiều bất cập lắm, liệu có giải quyết được không đây !!!!!  
Minh Ba - 08:18 1/8/2013
Giá cái gì cũng tăng. Giá xăng tăng, thực phẩm tăng, thịt cá tăng, sữa tăng + thuế phí tăng mà lương không tăng vậy là sao mà trẻ con đòi tăng thể lực được. Đã là chương trình quốc gia thì phải có chương trình đồng bộ.
Nguyên nhân của thệ lực người Việt Nam không đáp ứng được cường độ làm việc hiện đại là do thu nhập thấp, chất lượng sống thấp, ăn cái gì cũng lo chết người vì hàng giả hàng nhái hàng độc hại thì làm sao đáp ứng được với thời đại. Nếu quản lý còn kém thì chất lượng sống không đảm bảo người Việt còn tụt lùi nhiều so với thế giới!  
Nhìn 1 đống sách giáo khoa Việt Nam không hiểu dạy cái gì. Theo tôi nên tập trung vào:
- Lịch sử Việt Nam (không cần phải học lịch sử thế giới)
- Giáo dục thể chất (biết ăn uống sinh hoạt, sinh lý, thể dục hợp lý)
- Công ...  
đã nhầm ! tôi cân nặng 49 kg cao 168 tôi đến hàn quốc tu nghiệp sinh năm 20 tuổi lúc đó nói về thể lực thì hoàn toàn thua kém mọi người ,đặc biệt thể lực người vn thua kém các nước trong khu vực.thế nhưng cường độ công việc đã thay đổi hoàn toàn .tôi phải làm 12 tiếng một ngày ăn uống chế độ bình thường nhưng chính hàn quốc đã tôi luyện thể lực của tôi trở lên tốt hơn và chịu khó hơn.sau 10 năm tôi trở về việt nam và thành lập công ty sản xuất tôi cảm nhận con người vn rất thông minh nhưng làm biếng trong lao động rất nhiều tôi thiết nghĩ về quãng đường của mình đã đi thì vô cùng khác biệt  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét