Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Nhật Bản lấy lại thế đứng

(Nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe)
Shinzo Abe, Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2013
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
Lời người dịch: Điều đáng ghi nhận nhất trong bài phỏng vấn này là, chính Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng thẳng thắn vạch trần thủ đoạn sau đây của Trung Quốc: cứ việc tuyên bố chủ quyền trên một phần lãnh thổ của nước khác mặc dù trước đó chưa hề có tranh chấp, và bước tiếp theo là đề nghị “gác tranh chấp qua một bên” để hai bên cùng hợp tác khai thác. Abe thấy rõ thủ đoạn này được Trung Quốc áp dụng tại Biển Đông Việt Nam đối với Việt Nam và Philippines. Phát biểu của Abe rất có ý nghĩa vì đây là một cách ghi nhận chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và Philippines trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Thậm chí các lãnh đạo Mỹ cũng chưa bao giờ thẳng thắn vạch trần âm mưu này của Trung Quốc, vì Mỹ tuyên bố đứng ngoài việc tranh chấp các đảo trên Biển Đông Việt Nam.
Sau một nhiệm kỳ ngắn ngủi, mờ nhạt trong chức vụ Thủ tướng Nhật Bản, năm 2006-7, Shinzo Abe gần như đã bị định mệnh cho ra ngoài lề sân khấu chính trị. Thế rồi, tháng Chạp năm ngoái, ông nhanh chóng trở lại trong ánh quang vinh, tái chiếm văn phòng Thủ tướng trong một chiến thắng vang dội. Việc phục hồi quyền lực của đảng ông, Đảng Tự do Dân chủ – một đảng đã cai trị Nhật Bản hết 54 năm trong vòng 58 năm qua, bao gồm gần trọn “hai thập niên mất mát” vừa qua – thoạt đầu đã làm cho giới đầu tư và các học giả lo lắng. Nhưng Abe lập tức lao vào một cuộc vận động đầy tham vọng nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, và, chừng sáu tháng sau đó, nỗ lực của ông có vẻ đang mang lại kết quả. 
Tuy nhiên, trên mặt trận đối ngoại, Abe – một nhân vật bị phe đối lập coi là một người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ – đã gây ra nhiều tranh luận vì ông tỏ ra nghi ngờ về hồ sơ [tội ác] thời chiến của Nhật Bản. Vào giữa tháng Năm, khi căng thẳng đang gia tăng giữa Nhật Bản và các cường quốc láng giềng, Abe đã nói chuyện với Biên tập viên quản lý Jonathan Tepperman của Foreign Affairs tại Tokyo.


clip_image002

Đây là nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của ông. Nhiệm kỳ thứ nhất không được thành công cho lắm, nhưng lần này, mọi việc có vẻ khác đi: tỷ lệ dân chúng chấp thuận ông lên quá 70%, và giao dịch ở thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất trong vòng năm năm qua. Ông đã học được bài học gì từ những sai lầm quá khứ, và ông đang làm gì khác hơn lần này?
Trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đây, tôi không biết ưu tiên hóa nghị trình. Tôi nôn nóng làm hết mọi việc trong cùng một lúc, và vì thế cuối cùng đã đưa chính quyền của tôi đến thất bại.
Trong suốt sáu năm sau khi từ chức, tôi đi khắp mọi miền đất nước chỉ để lắng nghe dân chúng. Ở mỗi nơi, tôi đều nghe người dân kêu ca vì mất việc do hậu quả của tình trạng giảm phát (deflation) và đồng tiền tăng giá. Một số người không còn mảy may hy vọng ở tương lai. Vì thế, chính quyền thứ hai của tôi đương nhiên phải đưa lên ưu tiên hàng đầu việc xóa bỏ nạn giảm phát và việc phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.
Có thể nói rằng lần này tôi đã đặt đúng ưu tiên, phản ánh các quan tâm của người dân, và kết quả ngày càng rõ nét – điều này có thể giải thích vì sao chính quyền của tôi đang được người dân chấp nhận với một tỉ lệ cao.
Tôi cũng bắt đầu sử dụng các mạng xã hội như Facebook. Lắm lúc, các phương tiện truyền thông truyền thống chỉ trích dẫn một phần những gì các chính trị gia nói ra. Việc này đã gây cản trở, không cho phép dân chúng thấu hiểu ý định đích thực của tôi. Vì thế, hiện nay tôi đang trực tiếp gửi đến công chúng các thông điệp qua Facebook và các mạng truyền thông khác.
Nhờ vậy ông tìm cách tránh né các nhà báo chăng?
Có vẻ như vậy [cười]. Không, tôi rất coi trọng những cuộc phỏng vấn mặt-đối-mặt như thế này đây, và tôi không bao giờ tránh né giới truyền thông. Ý của tôi là, những điều tôi thực sự muốn nói ra đôi khi bị đánh lạc hướng khi chúng chỉ được trích dẫn một phần hay thậm chí bị trích dẫn sai.
Ông tuyên bố rằng nghị trình kinh tế của ông là ưu tiên hàng đầu. Kinh tế Abe (Abenomics) có “ba mũi nhọn”: một ngân sách kích cầu trị giá 10 ngàn tỉ yen, một chính sách điều tiết lạm phát do việc ngân hàng trung ương quyết định lãi suất (inflation targeting), và cải tổ cơ cấu. Ông đã bắn hai mũi tên đầu. Còn mũi thứ ba sẽ như thế nào?
Mũi tên thứ ba nhắm vào chiến lược tăng trưởng, được chỉ đạo bằng ba ý niệm cơ bản: thách đố [dám làm], cởi mở, và sáng tạo. Trước hết, bạn phải có viễn kiến về một nước Nhật mà bạn muốn có. Đó là một nước Nhật có hoài bảo thực hiện ba ý niệm trên. Rồi, bạn phải nhìn xem những lãnh vực nào mà bạn tỏ ra ưu việt. Lấy y tế làm ví dụ. Người dân nước tôi thuộc về một giống nòi khỏe mạnh, do đó người Nhật sống lâu hơn hầu hết các dân tộc khác. Vậy thì, tại sao không sử dụng phát kiến y học vừa để thúc đẩy kinh tế vừa để đóng góp vào phúc lợi của phần thế giới còn lại.
Chuyến đi thăm Nga và Trung Đông gần đây của tôi đã giúp tôi tin tưởng rằng thế giới bên ngoài vẫn còn nhiều đất dụng võ cho các công nghiệp y khoa của Nhật Bản. Điều này cũng đúng nếu nói về các công nghệ làm giảm khí thải carbon, những công nghệ mà Nhật Bản thủ đắc khá nhiều. Nhưng muốn nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo, bạn phải có thái độ cởi mở.
Nhưng Nhật Bản có những hạn chế trên nền kinh tế của mình, không cho phép nó tăng trưởng: bao cấp nông nghiệp quá cao, điều tiết hoạt động kinh tế quá mức, khiếm dụng phụ nữ, và một chính sách nhập cư yếu kém. Những vị thủ tướng trước đây đã ra sức giải quyết những vấn đề này, nhưng đều gặp phải bế tắc. Ông sẽ tập trung vào những nỗ lực cải tổ nào?
Chúng tôi chưa có thời cơ. Nạn giảm phát kéo dài và đình đốn kinh tế phát xuất từ đó tiếp diễn trong 15 năm qua đã khiến nước tôi gần như đứng yên một chỗ, trong khi phần còn lại của thế giới đi một chặng khá xa. Đây là cơ may sau cùng cho chúng tôi; và vì thế, ý thức về tính khẩn cấp này là rất sâu sắc. Và nó được quí đồng nghiệp của tôi tại Quốc hội chia sẻ rộng rãi hơn bao giờ cả.
Đúng là, nông nghiệp vẫn còn quan trọng, không những trong vai trò một công nghiệp mà còn để gìn giữ sự chặt chẽ của cơ cấu xã hội Nhật Bản. Nhưng đường lối của tôi là làm cho khu vực này trở nên mạnh hơn và hướng tới xuất khẩu (export-oriented). Đất canh tác Nhật được Thiên nhiên ban cho nhiều nông phẩm hấp dẫn. Chúng tôi chỉ việc bán chúng nhiều hơn ra thế giới. Ở nơi nào cần thiết, chắc chắn chúng tôi sẽ cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà. Việc bỏ vốn đầu tư thêm nữa vào các công nghệ cốt lõi cũng quan trọng, chẳng hạn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Nhật Bản.
Về đường lối cởi mở, quyết định của tôi đối với TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) có ý nghĩa đặc biệt. Các chính quyền trước đây hãy còn do dự. Nhưng tôi quyết định tham gia các cuộc đàm phán TPP. Dĩ nhiên, nhóm vận động hành lang nông nghiệp chống lại dữ dội, trong khi các hiệp hội nông nghiệp lại nằm trong các nhóm hậu thuẫn lớn nhất và quan trọng nhất của Đảng Tự do Dân chủ. Vì thế chúng tôi đang ra sức vận động để thuyết phục họ. Nếu chúng tôi không chịu thay đổi thái độ, thì sẽ không còn một chút tương lai nào cho nông nghiệp Nhật Bản, hay cho các miền và các cộng đồng địa phương của Nhật Bản.
Ông đã phát động một chương trình kích thích kinh tế cho đến bây giờ được coi là thành công. Nhưng ông có lo cho tình trạng nợ nần của Nhật Bản, hiện đã lên tới 220-230% GDP, hay không?
Nhật Bản đang đối diện với nạn giảm sút sinh suất cực nhanh, và lợi tức quốc gia của Nhật Bản đã mất đến 50 ngàn tỉ yen vì nạn giảm phát kéo dài (prolonged deflation). Nếu gộp lại hai yếu tố này, bạn sẽ thấy một cơ sở thuế (tax base) nhỏ bé hơn trước nhiều [số người đóng thuế ngày càng giảm, ND]. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đối diện với một tình trạng tài chính rất khó khăn, và đó là quan tâm cốt lõi đã thúc đẩy chính phủ của tôi phát động kế hoạch phục hồi “ba mũi”.
Ngoài việc mua lại trái phiếu và trả tiền lời, chương trình chi tiêu hiện nay của chính phủ phải phù hợp với số thuế thu vào hàng năm. Nhắm tới quân bình ngân sách vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và chúng tôi đã cam kết với cộng đồng quốc tế là sẽ thực hiện điều này. Vào tài khóa 2015, chúng tôi sẽ cắt bớt một nửa thâm thủng ngân sách, và vào năm 2020, chúng tôi sẽ quân bình được ngân sách. Để thực hiện điều này, chúng tôi cần phải gia tăng thu nhập thuế. Chúng tôi cũng cần phải chấm dứt chu kỳ giảm phát. Và chúng tôi cần phải thể hiện việc tăng trưởng kinh tế.
Chúng tôi cũng cần phải cải thiện hiệu năng các chi tiêu của chính phủ. Chúng tôi đã quyết định tăng thuế tiêu thụ, một loại thuế quan trọng để duy trì các dịch vụ an sinh xã hội của chúng tôi.Tôi biết rằng tình hình hiện nay là khó khăn, và kinh tế thế giới sẽ có những bước thăng trầm. Nhưng đó là trọng trách mà tôi được giao phó, và chúng tôi đang phấn đấu để thực hiện.
Lắm lúc hình như có đến hai khuôn mặt Shinzo Abe khác nhau: một Abe dân tộc chủ nghĩa hay bảo thủ, có những hành vi gây tranh cãi, như hậu thuẫn việc xét lại các sách giáo khoa môn lịch sử, đặt nghi vấn về vấn đề phụ nữ phục vụ tính dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II, hay hoài nghi tính hợp pháp của các toà án Đồng minh xét xử tội phạm chiến tranh, và một Abe có đầu óc thực tiễn, sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc và Nam Hàn và đã tỏ ra thận trọng không để các căng thẳng về Quần đảo Sankaku leo thang. Trong những tuần gần đây, cả hai mặt ấy của Abe đã xuất hiện: trước tiên tại Quốc hội, ông đã tỏ ra hoài nghi vai trò xâm lược của Nhật Bản trong Thế chiến II; rồi một tuần sau đó, ông lại nhìn nhận những thống khổ mà Nhật Bản đã gây ra trong chiến tranh. Đâu là con người thực của Abe, và người ta phải lý giải làm sao về sự chuyển đổi giữa hai khuôn mặt ấy của Abe?
Như tôi đã nói từ đầu, tôi có một số phát biểu bị các cơ quan truyền thông dòng chính (the mainstream media) trích dẫn thiếu sót hoặc trích dẫn sai lệch. Hãy cho tôi đính chính hồ sơ này. Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên và trong nhiệm kỳ hiện nay, đã nhiều lần tôi bày tỏ sự ăn năn sâu sắc mà tôi chia sẻ về thiệt hại và đau thương kinh khủng mà Nhật Bản đã gây ra trong quá khứ cho dân nhân của nhiều nước, đặc biệt tại châu Á. Tôi đã nói rõ điều đó, nhưng ít khi nó được xuất hiện trên tít lớn của báo chí.
Ông có nhìn nhận Nhật Bản là kẻ xâm lược khi đưa quân vào Trung Quốc, khi đưa quân vào Triều Tiên, và khi tấn công Hoa Kỳ trong Thế Chiến II hay không?
Tôi chưa bao giờ nói rằng Nhật Bản không xâm lược nước khác. Nhưng đồng thời, tôi phải nói rằng việc định nghĩa “xâm lược”, dù dở dù hay, không phải là công tác của tôi. Đó là công việc của các sử gia. Tôi luôn luôn nói rằng công việc của chúng ta là phải thảo luận về loại hình thế giới nào mà chúng ta cần phải tạo ra trong tương lại.
Hình như ông luôn luôn có vấn đề khi bàn về lịch sử, như vậy tại sao ông không chỉ việc tránh nó đi? Cho tôi đặt một câu hỏi liên quan: Để đặt những vấn đề này qua một bên, ông có thể hứa hay không, rằng trong nhiệm kỳ thủ tướng, ông sẽ không viếng thăm Đền Yasukuni dù trong tư cách chính phủ hay trong tư cách cá nhân?
Chính bản thân tôi chưa bao giờ đặt vấn đề lịch sử. Trong những cuộc thảo luận tại Quốc hội gần đây, tôi gặp sự chất vấn của các đại biểu khác, và tôi phải trả lời họ. Khi làm như vậy, tôi vẫn nói rằng đây là một vấn đề dành cho các sử gia, vì nếu làm khác đi, chúng ta có thể chính trị hóa nó hay biến nó thành một vấn đề ngoại giao.
Về Đền thờ Yasukuni, cho tôi mạo muội yêu cầu ông hãy suy nghĩ về vị trí của mình khi đến nghiêng mình trước các chiến sĩ trận vong đang an nghỉ tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington của Hoa Kỳ. Các vị tổng thống Mỹ đều đến đó, và trong cương vị thủ tướng Nhật Bản, tôi cũng đã đến thăm viếng nơi này. Giáo sư Kevin Doak của Đại học Georgetown lý giải rằng thăm viếng nghĩa trang này không có nghĩa là chấp nhận chế độ nô lệ, mặc dù nhiều chiến sĩ Miền Nam [chiến đấu để bảo vệ chế độ nô lệ] cũng được chôn cất tại đó. Tôi cho rằng chúng tôi cũng có thể đưa ra một luận cứ tương tự về Đền thờ Yasukuni, là nơi thờ phượng linh hồn của những người đã hy sinh mạng sống để phục vụ Tổ quốc.
Nhưng xin lỗi ông, hiện có 13 tội phạm chiến tranh Hạng A được chôn cất tại Yasukuni, đó là lý do khiến Trung Quốc và Nam Hàn nổi giận khi các vị thủ tướng Nhật Bản đến đó. Chỉ việc hứa sẽ không đến viếng đền này nữa có dễ hơn không?
Tôi cho rằng việc một người Nhật đến dâng hương cầu nguyện cho các linh hồn hy sinh vì Tổ quốc là một điều hết sức tự nhiên, và tôi nghĩ rằng điều này không có gì khác với những gì mà các lãnh đạo khác trên thế giới sẽ làm [đối với các liệt sĩ của họ].
Sau khi Đền Yasukuni bắt đầu thờ phượng linh hồn các tội phạm chiến tranh Hạng A, Trung Quốc và Nam Hàn đã không lên tiếng phản đối các cuộc thăm viếng tại đó trong một số năm. Rồi đột nhiên, họ bắt đầu phản đối các cuộc thăm viếng này. Vì thế, tôi sẽ không hứa rằng tôi sẽ đến thăm hay không thăm đền thờ này.
Vào tháng Hai ông nói rằng không có gì để phải đàm phán về Quần đảo Senkaku. Nếu ông lấy một lập trường cứng rắn như vậy và Trung Quốc cũng lấy một lập trường cứng rắn như vậy, thì sẽ không có một tiến triển nào cả. Vậy giải pháp ở đây là gì?
Bảy năm về trước, trong cương vị thủ tướng, tôi chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong một cuộc thăm viếng chính thức. Vào dịp đó, tôi thoả thuận với các lãnh đạo Trung Quốc là hai nước sẽ phấn đấu xây dựng một quan hệ hữu nghị hai bên đều có lợi, đặt cơ sở trên những lợi ích chiến lược chung. Và tôi cho rằng đóng hết mọi khía cạnh của quan hệ song phương chỉ vì một vấn đề riêng lẻ [của Quần đảo Senkaku] là sai lầm – sẽ không phải là một động thái thông minh. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn mở cánh cửa đối thoại. Tôi nghĩ Trung Quốc nên trở lại điểm khởi đầu của mối quan hệ hai bên đều có lợi mà hai nước đã thỏa thuận trước đây.
Còn về Quần đảo Senkaku, Nhật Bản đã sáp nhập chúng vào lãnh thổ của mình từ năm 1895, sau khi dùng những biện pháp phù hợp với luật quốc tế. Và mãi cho đến năm 1971 Trung Quốc mới tuyên bố chủ quyền trên những đảo này. Quần đảo Senkaku là một phần không thể thiếu của lãnh thổ Nhật Bản, dựa vào cả lịch sử lẫn luật quốc tế. Chỉ sau khi giữ im lặng 76 năm và sau khi Liên Hợp Quốc nói đến tiềm năng có tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển kế liền, Trung Quốc mới bắt đầu tuyên bố chủ quyền, một cách khá đột ngột.
Từ năm 2008, phía Trung Quốc liên tục cho tàu chính phủ và tàu hải quân xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Hiện tượng này bắt nguồn từ lâu và có gốc rễ sâu xa hơn người ta có thể trông thấy. Hẳn nhiên chúng tôi phải giải quyết vấn đề này theo một một cung cách chuyên nghiệp nhất, và vì thế tôi đã chỉ thị toàn bộ chính phủ tôi phải phản ứng trước tình hình một cách bình tĩnh nhất nếu được. Và chúng tôi vẫn nói rằng chúng tôi sẽ luôn mở rộng cánh cửa đối thoại.
Nhưng ông sẽ sẵn sàng làm gì để giải quyết vấn đề này? Cui Tiankai (Khôi Thiên Khải), tân đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã nói với tôi gần đây rằng điều hay nhất là cứ việc gác vấn đề chủ quyền qua một bên và trở lại nguyên trạng theo đó Trung Quốc và Nhật Bản đồng ý bất đồng quan điểm với nhau.
Tuyên bố này của Trung Quốc có nghĩa là Nhật Bản phải nhìn nhận hiện tồn tại một vấn đề chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết. Chúng tôi không bao giờ để cho lối lý luận này có thể diễn ra. Phía Trung Quốc đang sử dụng một lý luận tương tự đối với Việt Nam và Philippines để giành quyền kiểm soát các đảo trong Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông Việt Nam]. Và gần đây, vào ngày 8 tháng Năm, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đăng một bài viết đặt nghi vấn về tình trạng của chính đảo Okinawa.
Chúng tôi chưa bao giờ thoả thuận gác qua một bên vấn đề Quần đảo Senkaku với Trung Quốc. Nói rằng chúng tôi đã làm như thế trong quá khứ là một chuyện hoàn toàn láo khoét do phía Trung Quốc bịa ra.
Căn cứ vào sự trỗi dậy của Trung Quốc và hành vi ngày càng hung hăng của cường quốc này, ông có còn tin tưởng ở quan hệ an ninh với Hoa Kỳ không, hay ông cảm thấy Nhật Bản cần phải ra sức hơn nữa để bảo vệ chính mình? Và đó có phải là lý do tại sao ông muốn xét lại bản Hiến pháp của Nhật Bản?
Hẳn nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng vào liên minh Nhật-Mỹ – một trăm phần trăm. Sau trận Đại Địa chấn Đông Nhật năm 2011, Hoa Kỳ đã gửi đến tổng cộng 20.000 nhân viên quân sự; thậm chí trong hoàn cảnh khó khăn, Hoa Kỳ đã đề nghị hợp tác trong các nỗ lực tái thiết của Nhật Bản. Đó là một phản ánh trung thực mối quan hệ của chúng ta. Và chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh và vui vẻ hậu thuẫn việc Mỹ tái quân bình chiến lược hướng về châu Á.
Nhưng đồng thời, Nhật Bản cũng muốn làm tròn trách nhiệm của mình. Trong mười năm qua, nước tôi đã liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trái lại, Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quốc phòng gấp 30 lần trong vòng 23 năm qua. Do đó, năm nay, lần đầu tiên trong 11 năm, chính phủ của tôi quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng một chút thôi. Đó là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản muốn làm tròn trách nhiệm của mình.
Về vấn đề quyền tự vệ tập thể (the right to collective self-defense), ta hãy tưởng tượng các tàu của Hoa Kỳ ở ngoài khơi đang bị tấn công và một chiến hạm, chẳng hạn một khu trục hạm loại Aegis, từ Nhật Bản, một nước đồng minh của Mỹ, đang tình cờ đi qua. Quy định chúng tôi hiện có tại Nhật Bản không cho phép chiếc khu trục hạm kia thể hiện bất cứ một phản ứng nào. Thật là điên khùng.
Vì thế ông có muốn thay đổi Điều 9 [điều khoản chủ hòa trong Hiến pháp của Nhật Bản] để đối phó với tình trạng này hay không?
Sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi phải vượt qua một rào cản rất cao: chúng tôi sẽ phải hội đủ sự chấp thuận của chí ít 2/3 tổng số thành viên Quốc hội Nhật Bản và sau đó chỉ cần đa số phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia.
Nhưng thực tế vẫn là, Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới không gọi các tổ chức quốc phòng của mình là một quân đội. Đó là một điều phi lý, khi chính phủ đang chi tiêu một tổng số 5 ngàn tỉ yen [một năm] để tự vệ.
Tôi nghĩ Hiến pháp của chúng tôi phải qui định rõ ràng rằng các Lực lượng Tự Vệ của chúng tôi là các lực lượng quân sự (hiện nay hiến pháp không qui định như thế) và phải qui định những nguyên tắc đã có lâu đời về quyền kiểm soát dân sự đối với quân đội và chính sách chủ hòa. Thậm chí nếu chúng tôi tái khởi động quyền tự vệ tập thể và sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, việc đó cũng mới chỉ đặt Nhật Bản trong một tư thế ngang hàng với các nước khác trên địa cầu. Chúng tôi phải đối phó với vấn đề này trong một cung cách hạn chế. Thậm chí nếu chúng tôi có sửa đổi Hiến pháp và có thể sử dụng quyền tự vệ tập thể đi nữa, chúng tôi vẫn ở vào một vị trí còn bị hạn hế hơn cả người Canada.
Vậy nói rõ ra, ông có muốn thay đổi Hiến pháp để thể hiện quyền tự vệ tập thể dễ dàng hơn không?
Tôi muốn thấy Hiến pháp được sửa đổi, và đảng của tôi đã xuất bản một bản dự thảo đề nghị sửa đổi Hiến pháp, gồm cả Điều 9.
Tại sao đa số dân chúng Nhật Bản vẫn còn phản đối việc xét lại Hiến pháp?
Hơn 50% dân chúng Nhật Bản ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp [nói chung], trong khi chưa được 50% ủng hộ việc sửa đổi Điều 9. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận còn cho thấy một khi được trình bày luận cứ một cách chi tiết hơn, người dân sẽ quay ra ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp.
Như vậy ông cho rằng chỉ vì họ không hiểu hết vấn đề chăng?
Hiện nay chỉ có 30 % dân chúng ủng hộ việc thể hiện quyền sử dụng vũ lực cho mục đích tự vệ tập thể. Nhưng khi chúng tôi trình bày một trường hợp cụ thể, chẳng hạn, liên quan đến một cuộc phóng tên lửa của Bắc Hàn, và chúng tôi giải thích rằng Nhật Bản có thể bắn hạ những tên lửa nhắm vào Nhật Bản, nhưng không được bắn hạ những tên lửa nhắm vào đảo Guam của Hoa Kỳ, mặc dù Nhật Bản có khả năng làm việc này, thì có hơn 60% dân chúng nhìn nhận rằng như thế là không phải lẽ.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
________________________
Japan Is Back
A Conversation With Shinzo Abe
Shinzo Abe
After serving a brief, undistinguished term as Japan’s prime minister in 2006–7, Shinzo Abe seemed destined for the political sidelines. Then, last December, he surged back into the limelight, retaking office in a landslide victory. The return to power of his Liberal Democratic Party (LDP) -- which has run Japan for 54 of the last 58 years, including most of the last two “lost decades” -- initially worried investors and pundits. But Abe immediately embarked on an ambitious campaign to revive Japan’s economy, and, some six months later, his efforts seem to be paying off. On the foreign policy front, however, Abe -- known in opposition as a conservative nationalist -- has sparked controversy by seeming to question Japan’s wartime record. In mid-May, as tensions were rising with Japan’s powerful neighbors, he spoke withForeign Affairs managing editor Jonathan Tepperman in Tokyo.
This is your second tenure as prime minister. Your first was not so successful, but this time, everything seems different: your approval rating is over 70 percent, and the stock market is at a five-year high. What lessons did you learn from your past mistakes, and what are you doing differently this time?
When I served as prime minister last time, I failed to prioritize my agenda. I was eager to complete everything at once, and ended my administration in failure.
After resigning, for six years I traveled across the nation simply to listen. Everywhere, I heard people suffering from having lost jobs due to lingering deflation and currency appreciation. Some had no hope for the future. So it followed naturally that my second administration should prioritize getting rid of deflation and turning around the Japanese economy.
Let’s say that I have set the priorities right this time to reflect the concerns of the people, and the results are increasingly noticeable, which may explain the high approval ratings.
I have also started to use social media networks like Facebook. Oftentimes, the legacy media only partially quote what politicians say. This has prevented the public from understanding my true intentions. So I am now sending messages through Facebook and other networks directly to the public.
So that way you get to bypass journalists?
Sort of [laughs]. No, I attach importance to face-to-face interviews like this one, and I have never been media shy. My point was that what I actually mean sometimes gets lost when it is only partially­ -- even mistakenly -- quoted.
You’ve said that your economic agenda is your top priority. Abenomics has three “arrows”: a 10 trillion yen fiscal stimulus, inflation targeting, and structural reform. You’ve fired the first two arrows already. What will the third look like?
The third arrow is about a growth strategy, which should be led by three key concepts: challenge, openness, and innovation. First, you need to envision what kind of Japan you wish to have. That is a Japan that cherishes those three concepts. Then, you get to see areas where you excel. Take health care, for instance. My country has good stock, which enables Japanese to live longer than most others. Why not use medical innovation, then, both to boost the economy and to contribute to the welfare of the rest of the world?
My recent trip to Russia and the Middle East assured me that there is much room out there for Japan’s medical industries. The same could be said for technologies to reduce carbon dioxide emissions, of which Japan has plenty. But to foster innovation, you must remain open.
But Japan has constraints on its economy that keep it from growing: high agricultural subsidies, overregulation, underutilization of women, a poor immigration policy. Past prime ministers have tried to deal with these problems and have run into a wall. What reforms will you focus on?
Time is not on our side. Prolonged deflation and the resulting economic stagnation that has lasted for 15 years have kept my country almost standing still, while the rest of the world has gone far. This is the last chance for us, and the sense of urgency is therefore enormous. It’s shared more widely than ever before among my fellow lawmakers.
True, agriculture still matters, not only as an industry but also for keeping Japan’s social fabric well knit. But my approach is to make it stronger and export-oriented. Japanese farmlands are endowed with rich natural attractions. Let them simply be sold more to the world. Where necessary, we will cut red tape, for sure. More investment in core technologies is also important, as is foreign direct investment in Japan. We must do all this now, in one fell swoop.
As for openness, of special note is my decision on the TPP [Trans-Pacific Partnership]. Previous administrations were indecisive. I decided to enter into the TPP negotiations. Of course, the agricultural lobby is fiercely against it, and agricultural associations are among the biggest and most important supporters of the LDP. So we are working hard to bring them along. If we don’t change, there won’t be any future for Japanese agriculture, or for Japan’s regions and local communities.
You’ve launched a major stimulus program that has been successful so far. But aren’t you worried about Japan’s debt, which is already at 220 to 230 percent of GDP?
Japan is facing an extremely rapid decline in birthrates, and Japan’s national income has lost as much as 50 trillion yen due to prolonged deflation. Put those together, and you get a much smaller tax base. That is why we are facing a very difficult financial situation, and that was the core concern that led my government to launch the “three arrow” recovery plan.
The bond repurchase and interest payments aside, the government’s current spending must meet its annual tax revenue. To achieve that balance remains our first priority, and we have made an international pledge to do so. By fiscal year 2015, we are going to halve our primary-balance deficit, and by 2020, we will achieve balance. To do so, we have to increase tax revenue. We also need to end the deflationary cycle. And we have to achieve economic growth.
We also need to improve the efficiency of government expenditures. We have decided to increase the consumption tax rate, which is important to sustain our social security services. I know that the current situation is difficult, and the world economy will have ups and downs. But that is the mandate I was given, and we are elbowing our way through.
It sometimes seems like there are two different Shinzo Abes: the nationalist or conservative Abe, who does controversial things, such as support history textbook revision, question the comfort women issue, or question the legitimacy of the Allied war crimes tribunal, and the pragmatic Abe, who reaches out to China and South Korea and who has been careful not to escalate tensions over the Senkaku Islands. In recent weeks, both have been on display: first, you seemed to question in the Diet whether Japan was the aggressor in World War II, and then, a week later, you acknowledged the suffering that Japan caused during the war. Which is the real Abe, and how should people interpret the shifts between the two?
As I said at the outset, I have had my remarks only partially or mistakenly quoted by the mainstream media. Let me set the record straight. Throughout my first and current terms as prime minister, I have expressed a number of times the deep remorse that I share for the tremendous damage and suffering Japan caused in the past to the people of many countries, particularly in Asia. I have explicitly said that, yet it made few headlines.
Do you accept that Japan was the aggressor when it invaded China, when it invaded Korea, and when it attacked the United States in World War II?
I have never said that Japan has not committed aggression. Yet at the same time, how best, or not, to define “aggression” is none of my business. That’s what historians ought to work on. I have been saying that our work is to discuss what kind of world we should create in the future.
It always seems to cause problems when you talk about history, so why not just avoid it? And let me ask a related question: In order to put these issues aside, can you promise that as prime minister, you will not visit Yasukuni Shrine in either your official or your private capacity?
I never raised the issue of history myself. During [recent] deliberations in the Diet, I faced questions from other members, and I had to answer them. When doing so, I kept saying that the issue is one for historians, since otherwise you could politicize it or turn it into a diplomatic issue.
About the Yasukuni Shrine, let me humbly urge you to think about your own place to pay homage to the war dead, Arlington National Cemetery, in the United States. The presidents of the United States go there, and as Japan’s prime minister, I have visited. Professor Kevin Doak of Georgetown University points out that visiting the cemetery does not mean endorsing slavery, even though Confederate soldiers are buried there. I am of a view that we can make a similar argument about Yasukuni, which enshrines the souls of those who lost their lives in the service of their country.
But with all due respect, there are 13 Class A war criminals buried at Yasukuni, which is why it makes China and South Korea crazy when Japanese prime ministers go there. Wouldn’t it be easier just to promise not to go?
I think it’s quite natural for a Japanese leader to offer prayer for those who sacrificed their lives for their country, and I think this is no different from what other world leaders do.
After Yasukuni enshrined the souls of the Class A criminals, China and South Korea did not make any claims about visits there for some years. Then suddenly, they started opposing the visits. So I will not say whether I will visit or refrain from visiting the shrine.
You said in January that there is no room for negotiation over the Senkaku Islands. If you take such an inflexible position and China takes such an inflexible position, there will be no progress. So what is the solution?
Seven years ago, as prime minister, I chose China as the first destination for an official visit. On that occasion, I agreed with the Chinese leaders that both countries would strive for a mutually beneficial relationship based on common strategic interests. I conveyed to the Chinese that Japan and China enjoy an inseparable relationship, especially in terms of economic ties. And I believe that it is wrong to close down all aspects of the bilateral relationship because of a single issue -- it would not be a smart move. That is why I always keep the door open for dialogue. I think China should come back to the starting point of the mutually beneficial relationship the two countries agreed on.
As for the Senkaku Islands, Japan incorporated them back in 1895, after taking measures in accordance with international law. And it was not until 1971 that China made its territorial claims over the islands. The Senkaku Islands are an integral part of Japanese territory, based on both history and international law. Only after keeping silent for 76 years, and after the United Nations referred to the possible existence of natural resources underneath the adjacent seabed, did China start making their territorial claims, rather abruptly.
Since 2008, the Chinese side has been dispatching official or naval vessels to intrude into Japanese territorial waters. The phenomenon is older and more deeply rooted than may meet the eye. There is no question that we have to address the issue in the most professional manner, and I have instructed the whole of my government to respond to the situation in the calmest manner possible. And we are [still] saying that we will always keep the door open for dialogue.
But what are you willing to do to resolve the problem? Cui Tiankai, the new Chinese ambassador to the United Statestold me recently [1] that the best thing would be to just ignore the sovereignty issue and return to the status quo where China and Japan agree to disagree.
That Chinese claim means Japan should admit that there exists an issue of territorial sovereignty to be resolved. We can never let this argument take place. The Chinese side has been using a similar argument against Vietnam and the Philippines to gain control over islands in the South China Sea. And recently, on May 8, China’s People’s Daily published an article questioning the status of Okinawa itself.
We have never agreed with the Chinese to shelve the issue of the Senkaku Islands. To say that we have in the past is a complete lie by the Chinese.
Given the rise of China and its more aggressive behavior, are you still confident in the U.S. security relationship, or do you feel that Japan needs to be doing more to protect itself? And is this why you’re interested in revising Japan’s constitution?
Of course, I have full confidence in the Japanese-U.S. alliance -- one hundred percent. After the Great East Japan Earthquake of 2011, the United States dispatched a total of 20,000 military personnel; even under difficult circumstances, the United States offered to cooperate in Japan’s reconstruction efforts. That is a true reflection of our relationship. And we fully welcome and happily support the strategic rebalancing by the United States toward Asia.
But at the same time, Japan is also willing to fulfill its responsibilities. Over the past ten years, my country has continued to cut its defense budget. China, on the other hand, has increased its military spending 30-fold in the last 23 years. Therefore, this year, for the first time in 11 years, my government chose to slightly increase the defense budget. That is a sign of Japan’s willingness to fulfill its own responsibility.
With regard to the issue of the right to collective self-defense, imagine that U.S. vessels on the high seas were being attacked and an armed ship, say an Aegis-type destroyer, from Japan, America’s treaty ally, was just passing by. The arrangement we currently have in Japan does not allow the destroyer to make any response whatsoever. That is insane.
So do you want to change Article 9 [the pacifist clause in Japan’s constitution] to address this?
To amend the constitution requires overcoming a high hurdle: we would have to get the approval of at least two-thirds of the members of the Japanese parliament and later a simple majority in a national referendum.
Yet the fact remains that Japan is the only country in the world that does not call its defense organizations a military. That is absurd, when the government is spending a total of 5 trillion yen [a year] for self-defense.
I think that our constitution should stipulate that our Self-Defense Forces are military forces (as it currently does not) and should also stipulate the long-established principles of civilian control and pacifism. Even if we reactivated the right to have a collective self-defense or amended Article 9 of the constitution, that would only put Japan in the same position as other countries around the globe. We should address this issue in a restrained manner. Even if we amended the constitution and were able to exercise the right to collective self-defense, we would still be in a more limited position than the Canadians.
So to be clear, do you want to change the constitution to make collective self-defense easier?
I would like to see the constitution amended, and my party has already published a draft proposal for the amendment of the constitution, including Article 9.
Why does the majority of the Japanese public still oppose constitutional revision?
More than 50 percent of Japanese nationals support the idea of changing the constitution [in general], while less than 50 percent support the amendment of Article 9. But polls also indicate that once told the rationale in more detail, they turn in favor of amendment.
So you think they just don’t understand the issue?
Only 30 percent of the people support enabling the right to use force for collective self-defense. But when we present a specific case involving, for instance, a missile launch by North Korea, and we explain to the public that Japan could shoot down missiles targeting Japan, but not missiles targeting the U.S. island of Guam, even though Japan has the ability to do so, then more than 60 percent of the public acknowledges that this is not right.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét