Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

(1) Vì sao gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm?

Vì sao gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm?
Ở Sài Gòn hay thậm chí Hà Nội, có thể gặp nhiều cô gái miền Tây làm massage, tiếp viên. Dù người miền Tây không thích, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận: con gái miền Tây đi làm những nghề nhạy cảm như massage, tiếp viên… nhiều hơn những con gái miền khác. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên.

Quá xinh đẹp và ngọt ngào
Trong giới ăn chơi, thương hiệu “con gái miền Tây” đã được bảo chứng. Vì thổ nhưỡng và điều kiện sống cũng như gen di truyền, miền Tây luôn có rất nhiều con gái đẹp. 
Thêm nữa, con gái miền Tây dậy thì sớm, có những em chỉ mới 15 hoặc 16 đã rất ra dáng phụ nữ. Những cô gái với thân hình của người lớn và suy nghĩ của trẻ con là kiểu cực kỳ dễ bị dụ dỗ. 
So với các miền khác, gái miền Tây cũng cao ráo và trắng trẻo hơn.
Ngoài sắc đẹp, gái miền Tây còn có một vũ khí cực kỳ lợi hại: giọng nói ngọt ngào. Đã có rất nhiều anh trai Bắc và Trung cưới nguyên một cô gái miền Tây chỉ vì giọng nói ấy.


“Các em gái miền Tây nói chuyện dễ thương đến nỗi, nghe mấy em nói thôi mình cũng đã muốn yêu rồi”, Tú sinh 1986, nhân viên của một công ty về truyền thông nhận xét.

Giọng nói ngọt ngào, kiểu nói chuyện thật thà dễ thương, gái miền Tây luôn khiến những khách hàng khó tính nhất cũng phải dịu xuống.

Một người con gái, chỉ cần có một trong hai cái vừa kể trên thôi là đã ăn tiền, thế mà các cô gái miền Tây có cả hai thì làm sao không khiến nhiều anh mê đắm. Không ít đàn ông cứ tới quán là yêu cầu gái miền Tây phục vụ.

Có cung ắt có cầu. Các tú ông hay tú bà tất nhiên sẽ tìm cách dụ dỗ, chèo kéo càng nhiều gái miền Tây càng tốt thay vì gái các miền khác.

Ảnh minh họa.

Cha mẹ miền Tây chiều con gái


Nhiều người miền Tây cực kỳ cưng chiều con gái. Với sản vật phong phú và đất đai phì nhiêu, người miền Tây không phải làm lụng vất vả như miền Trung. Chỉ cần quăng tay lưới hoặc cắm cây xuống lớp đất màu mỡ, họ sớm nhận được thành quả mà ít phải bỏ công sức hơn nơi khác.

Thế nên, ngay từ nhỏ, con gái miền Tây đã không phải lao động dãi nắm, dầm mưa, quá lắm chỉ là làm các công việc nội trợ trong gia đình.

Không những thế, người miền Tây thường không ngại vung tiền làm đẹp cho con gái như cách đầu tư cho sau này. Ngược lại, hầu hết con gái miền Tây đều tìm cách báo hiếu cha mẹ sớm nhất có thể.

Tất nhiên không phải là tất cả, song ngay từ nhỏ, không ít con gái miền Tây đã có tư tưởng: họ không cần giỏi, chỉ cần lấy được chồng giỏi và để chồng nuôi.

Chị X, vừa tốt nghiệp thạc sỹ Xã hội học, người Vĩnh Long đã khiến bạn bè té ngửa khi tuyên bố: “Nếu không xin được việc thì ở nhà chồng nuôi, lo gì”.

Ngọc Thạch, siêu mẫu đình đám đến từ Hậu Giang vừa “lặn” khỏi showbiz sau khi kết hôn với một thiếu gia Hà Thành.

Thế nên, một số ba mẹ miền Tây cho con gái nghỉ học khá sớm. Để lấy được chồng không cần phải học cao, chỉ cần xinh đẹp và biết chiều chuộng. Sau khi nghỉ học, họ thậm chí có thể ngồi chơi đợi ngày lấy chồng.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Hiện tại, ở miền Tây, một chàng trai muốn cưới được vợ phải có ít nhất 60 triệu đồng. Bởi ngoài tiền cưới, chàng trai phải có nhiệm vụ mua lễ vật vòng vàng nhẫn cưới cho vợ và gia đình vợ. Không có tiền, đừng mơ cưới được vợ.

Suy nghĩ đơn giản

Ở miền Tây, dễ bắt gặp nhất là hai kiểu con gái: kiểu vẫn ở nhà và kiểu đã lên thành phố về nhà. Kiểu đầu tiên thì khá rụt rè, chỉ ngoan ngoãn ở nhà, thật thà và chất phát; còn kiểu thứ hai ăn nói bạt mạng, ăn chơi tung trời và mặc đồ mát mẻ hơn bất cứ cô gái thành thị nào.

Có thể thấy, lối suy nghĩ của nhiều cô gái miền Tây khá đơn giản, thoáng đãng, bản năng. Những phát ngôn “kinh điển” của Ngọc Trinh, người đẹp đến từ Trà Vinh là ví dụ tiêu biểu nhất.

Một số cô gái miền Tây không quen chịu khó, chịu khổ nên việc lao động quần quật chỉ để kiếm vài triệu như làm công nhân hoặc bán dạo là quá sức chịu đựng của họ.

Thêm nữa, họ cần phải nhanh kiếm ra nhiều tiền gửi về nhà để làm đẹp lòng cha mẹ, khiến cha mẹ nở mày, nở mặt với hàng xóm..

Thế là, những “việc nhẹ, lương cao” như làm tiếp thị cà phê, nhân viên massage trá hình…được họ nhanh chóng chấp nhận. Thêm nữa, mình ở quá xa làm sao ba mẹ biết.

Quỳnh Như
(Mốt và Cuộc sống)

2 nhận xét:

  1. Tôi là con gái miền Tây. Và tôi luôn tự hào về điều đó.
    Tôi không biết người viết bài báo này có phải là nhà báo hay không !
    Tôi cũng không biết bạn sinh ra và lớn lên ở đâu mà “ hiểu” về người miền Tây như thế?
    Không biết là bạn đã gặp bao nhiêu người miền Tây, tiếp xúc bao nhiêu người miền Tây, mà dám khẳng định “ suy nghĩ của Ngọc Trinh tiêu biểu cho gái miền Tây?”. Bạn xem có chân dài nào không lấy đại gia? Bạn có chắc là họ suy nghĩ khác Ngọc Trinh “ cưới đại gia vì tình yêu chứ ko vì tình”?
    Không biết là bạn đã đến bao nhiêu gia đình mà biết, “ cha mẹ họ không cho ăn học, chỉ đợi lấy chồng giàu?”. Gia đình tôi và rất nhiều gia đình nghèo khác, cha mẹ vẫn cố gắng cho con cái học hành đến nơi đến chốn, không phân biệt trai gái. Cái này tôi chắc chắn vì tôi sinh ra và lớn lên ở miền Tây.
    Không biết bạn có 1 chút kiến thức gì về nền nông nghiệp nước nhà không mà dám bảo gái miền tây không quen chịu khó, chịu khổ, thế lúa gạo Đồng bằng song Cửu Long tự mọc lên à?
    Bạn có từng vào các nhà máy, tiếp xúc với công nhân không mà dám bảo :” Con gái miền Tây không quen chịu khó, chịu khổ nên việc lao động quần quật chỉ để kiếm vài triệu còm như làm công nhân hoặc bán dạo là quá sức chịu đựng của họ”. Tôi đã vào công ty và tiếp xúc với những công nhân nữ đến từ miền Tây, họ vẫn đi làm vui vẻ và không quá sức chịu đựng nếu như không được đọc bài này.
    Tôi đã gặp nhiều người đến từ những tỉnh thành khác nhau, cũng từng nghe 1 vài bạn được gia đình dặn trước khi vào Nam :” không được cưới gái Miền Tây”, dù họ chưa bao giờ được tiếp xúc. Bạn có cho đó là “lối suy nghĩ và văn hóa của người dân miền X, Y, Z,.. “ không?
    Mỗi vùng miền đều có một nét đặ trưng riêng, có thể điểm tốt của vùng này nhưng lại là điều không hài lòng của vùng kia. Có thể những người lớn tuổi, có những suy nghĩ và định kiến khó thay đổi, nhưng bạn đã viết bài đăng lên thế này thì chắc chắn cũng là một người có ăn học, có hiểu biết, vậy bạn có nghĩ đến khi viết lên bài này làm bao nhiêu người miền tây khi đọc nó cảm thấy tổn thương và xúc phạm? Làm những người vùng khác có ác cảm về người miền Tây khi chưa tiếp xúc? Làm tăng sự phân biệt vùng miền?
    Sống trên cùng một đất nước, cùng là con rồng cháu tiên, bạn có thể viết những bài để các dân tộc anh em gắn bó, đoàn kết với nhau được không?

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn Huỳnh Như Ngọc đã có phản biện dài và khá thuyết phục.
    Tôi cũng nghĩ như bạn: Mỗi vùng miền đều có một nét đặc trưng riêng.
    Có lẽ cách sống, lao động, học tập cũng vậy. Đặc trưng là phản ánh tính cách chung, dễ thấy của đa số người (trên 50%) chứ không phải tất cả mọi người trong vùng đều như vậy. Các đặc trưng đều gắn với nguồn gốc lịch sử, văn hóa, địa lý, khí hậu... từ lâu đời của mỗi vùng.
    Xem thêm ở đây: http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/04/tinh-cach-nguoi-viet-theo-vung-mien.html

    Những bài viết về "người Việt xấu xí" hay các bài so sánh tính cách người giữa các vùng đều thú vị vì đọc chúng mỗi chúng ta sẽ cười về thói xấu của mình và tìm cách sửa chữa dần.

    Tôi không có nhiều thời gian sống ở Miền Tây để hiểu nó (phải ở lâu, hòa vào cuộc sống của người dân mới thực sự hiểu được họ), nhưng chuyện người miền Tây như trong bài này tôi đã được nghe nói khá nhiều, thậm chí đã có Bộ trưởng nói thẳng ra tại Hội trường quốc hội về chuyện dân miền Tây quá ham nhậu nhẹt mà không lo nghĩ, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc.

    Theo tôi nghĩ, bài viết trên đã dùng một số từ, ý nhạy cảm, mô tả hơi quá đà, và nhất là chỉ nêu ra mặt trái mà ít chú ý tới mặt phải, mặt tích cực của người dân và con gái miền Tây.

    Trả lờiXóa