Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Lạc luộc là "thần dược"

Món ăn chủ nhật:
Lạc luộc là "thần dược"

Lạc - Hạt trạng nguyên
Lý do: Lạc còn có tên là “Quả trường thọ”. Đông Y cho rằng, lạc tính bằng, vị ngọt, nhập tì, qua phổi, có thể thức tỉnh tì và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích dưỡng điều khí, thanh phổi trị ho.
Cách ăn tốt nhất: Lạc tươi tốt nhất là để cả vỏ luộc lên ăn, lạc luộc không những dễ tiêu hóa hấp thụ, mà còn có thể lợi dụng được tác dụng y học bảo vệ sức khỏe của vỏ lạc và lớp vỏ lụa trong nhân lạc.
Vỏ lụa của lạc có thể khống chế protit chất xơ hòa tan, thúc đẩy sản sinh ra tiểu cầu máu, tăng cường chức năng thu co của mao mạch huyết quản, có thể trị liệu các bệnh giảm tiểu cầu máu và phòng chữa các chứng xuất huyết.

Ta thường gọi cũ lạc, nhưng gọi đúng là quả lạc (đậu phụng, đậu phộng). Trung Quốc còn gọi quả trường sinh. Dinh dưỡng học gọi là thịt thực vật. Lạc là món ăn có khắp nơi, mọi lúc, để ăn chơi, ăn thật dưới nhiều hình thức, nhiều cách nấu, trong ngày thường hay giỗ tiệc. Cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy. Nhưng sau đó nó mới phát huy tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.

Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí cón để lãng phí rất nhiều.

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lạc luộc có thể phòng ngừa các loại bệnh tốt hơn năm lần lạc sống hoặc lạc được phơi khô.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết các loại thảo mộc trong lạc có các đặc tính chống oxy hóa. Nó có thể chống lại sự thoái hóa của các tế bào bị tổn thương do các loại bệnh như ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch gây ra.

Lạc luộc có thể phòng ngừa các loại bệnh tốt hơn lạc sống hoặc lạc phơi khô.

Những hợp chất chống bệnh này mặc dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng nó lại có lợi cho sức khỏe của con người. lạc luộc còn là thuốc bổ máu rất tốt

Để giữ được công dụng của lạc thì công đoạn chế biến là rất quan trọng. Một người trong nhóm nghiên cứu cho biết nước sôi sẽ làm các chất thảo dược có lợi trong lạc phát huy tác dụng nhưng nếu chúng ta rang hoặc nướng thì các thành phần có lợi trong lạc sẽ bị mất đi.

Lạc là thuốc bổ máu và chữa nhiều bệnh nhưng ăn thế nào ?


Ta thường gọi cũ lạc, nhưng gọi đúng là quả lạc (đậu phụng, đậu phộng). Trung Quốc còn gọi quả trường sinh. Dinh dưỡng học gọi là thịt thực vật. Lạc là mónăn có khắp nơi, mọi lúc, để ăn chơi, ăn thật dưới nhiều hình thức, nhiều cách nấu, trong ngày thường hay giỗ tiệc. Cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy. Nhưng sau đó nó mới phát huy tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.

Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí cón để lãng phí rất nhiều.

Theo Ðông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hoà vị, trừ đàm chỉ huyết . Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mãn tính, viêm thận mạn, cước khí..

Vỏ lụa (hoá sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở sốt xuất huyết (bệnh Dengue)., xuất huyếtnguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.

Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưư thông máu.

Tóm lại, ăn lạc rang không bỏ vỏ lụa, ăn lạc luộc có phần lợi hơn vì vỏ lụa dính chặt vào nhân và còn có ảnh hưởng tốt của vỏ lạc khi luộc. Không ăn lạc mốc, mọt, thối, ôi thiu do để lâu sau luộc không bảo quản tốt. Muốn trữ lạc phải để cả vỏ cứng phơi khô.

* Thiếu máu do huyết hư :hạt lạc cả vỏ lụa 12 - 18g, chia làm hai để nấu ăn trong ngày. Aên thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.

* Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi, khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thu kém. Có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm :
+ Lạc nhân cả vỏ lụa 6 - 20 g
+ Táo tàu(bỏ hạt)6 - 10 quả

Ðem hai thứ hầm với nhau quấy nhuyễn. Ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12 - 15g long nhãn để ăn, càng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu thiếu sắt.
* Bổ khí dưỡng huyết : canh gân bò, đỗ, lạc.

+ Gân chân bò100 g
+ Lạc cả vỏ lụa100 - 150g

Hầm cho nhừnhuyễn lạc, là ăn được.

* Bổ huyết, sinh khí mới : Xương sống lợn hầm lạc

+ Xương sống lợn500g
+ Lạc nhân cả vỏ100g

Hầm nhừ ăn cái và uống nước . Ngày 1 lần .

* Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông

Lạc nhân để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày. Có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết , cầm máu. Lạc sống mạnh hơn lạc chín.

* Bổ huyết khí, tăng tiết sữa (do khí huyết kém)
+ Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g
+ Nấm hương20g

Chân giò lợn 1 cái, thái miếng lấy phần thịt nhiều nạc, ít mở hoặc móng giò. Hầm nhừ, ngày ăn 1 lần hoặc cách ngày 1 lần.

+ Lạc nhân60g
+ Ðậu nành 60g

Móng giò lợn 1 cái, ninh nhừ cho đường hoặc muối .

* Bổ khí huyết, thông sữa
Mực đầu tròn 100g

Lạc nhân cả vỏ lụa 50g

Ðun chín thêm gia vị .

* Chảy máu cam : LaÏc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa nhét vào mũi.

* Cao huyết áp : LaÏc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm 5-7 ngày. Nhai hàng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần.

* Viêm hốc mũi : lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào một dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày 1 lần, liệu trình 1 tháng.
* Phù thũng hai chân, nặng chân

+ Lạc nhân cả vỏ lụa 100g
+ Tỏi (thái lát )30g
+ Táo tàu 15g
+ Dầu ăn 15g

Ðun nóng dầu , cho tỏi vào cho thơm rồi mới cho lạc, táo, và nước nấu cho đến khi nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày.

* Chữa đau họng mãn tính, khản tiếng : canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa, cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần.

* Chữa ho khan, lâu ngày , khản tiếng :nhân 30g (có sách nói bỏ đầu nhọn) sắc lên rồi cho vào 30g mật o­ng. Có thể thêm táo tàu 30g, sắc lên ăn cái uống nước.
+ Lạc nhân 30g
+ Bách hợp 25g
+ Sa nhân 10g

Nấu nhừ rồi cho đường phèn , ngày 1 lần.

* Hen suyễn
+ Lạc nhân cả vỏ lụa15g
+ Lá dâu 15g
+ Ðường phèn 15g

Sắc kỹ, ăn dần 2 -3 lần trong ngày. Có thể để hoặc bó lá dâu.
* Chảy máu ngoài da : Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặcc vò nát (nếu không tán được), rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.
Dầu lạc thường dùng để ăn và dùng trong bào chế thuốc dùng bôi ngoài.

Theo Tây y : Trong 100g lạc nhân, có 26g đạm, 46g chất béo, 18g chất đường, 0,3g vitamin B6 (15% nhu cầu hàng ngày), 1 mg vitamin E (100%), 14 mg niacin (74%), 0,4 mg vitamin B1 (27%), 3 mg kẽm (20%), 2 mg sắt, 124 mg calci, 176 mg magnesium (50%0, 385 mg mangan. So với đậu nành thì đậu phụng nhiều chất béo hơn nhưng kém các phần khác. Vỏ lụa lạc nhân có leucoanthocyanic có tính chất như vitamin P. Khi rang làm giảm các chất trong lạc. Protein trong lạc, so với hạt khác nhiều và hoàn chỉnh hơn.

Protein lạc có lysine, đó là nguồnprotein không thịt rất tốt. 30g lạc rang cung cấp 11% nhu cầu thịt hàng ngày của nam giới và 13% chi nữ giới. Do đó, đậu tương đương và đậu lạc là nguồn protein của chế độ ăn chay .

Chất béo của lạc không có cholesterol nên được các nước Âu Mỹ ưa chuộng bơ làm từ lạc hơn từ sữa. Nếu rang lạc trong dầu vừng (dưới áp suất thấp làm giảm 60 - 80% chất béo trong lạc). Rang lạc cả củ sẽ ngọt hơn luộc và thơm hơn rang riêng hạt. Vì thế , nên để lạc cả củ để luộc; để rang, để bảo quản, để ăn tốt hơn, sạch hơn.

Kiêng kỵ : nếu theo các bài nêu trên thì lâu nay nói chung ho kiêng lạc lá chưa xác đáng. Tuy nhiên nên hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không có lợi. Aên nhiều quá sẽ bị đầy bụng vì lạc nhiều dầu , khó tiêu.

Theo Ðông y : Dùng lạc kiêng khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ, người cắt túi mật không nên dùng (có lẽ thiếu mật để nhũ hoá chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở (sẽ lâu khỏi).
Phó Ðức Thuận - Báo Thuốc & Sức Khoẻ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét