Hạnh phúc trong tầm tay
OECD căn cứ trên 11 tiêu chuẩn như thu nhập, y tế, việc làm, nhà cửa, giáo dục, an ninh, môi trường sống khi sắp hạng đời sống sung sướng tại các quốc gia hàng đầu thế giới. Kết quả là người sống tại Úc được coi là thiên đàng hạ giới. Sau Úc là Thuỵ Điển và Canada. Sau ba nước hàng đầu này, có tên trong danh sách 10 nước sung sướng nhất là Na Uy, Thụy Sỹ, Mỹ, Đan Mạch, Hòa Lan, Iceland và Anh Quốc.
OECD căn cứ trên 11 tiêu chuẩn như thu nhập, y tế, việc làm, nhà cửa, giáo dục, an ninh, môi trường sống khi sắp hạng đời sống sung sướng tại các quốc gia hàng đầu thế giới. Kết quả là người sống tại Úc được coi là thiên đàng hạ giới. Sau Úc là Thuỵ Điển và Canada. Sau ba nước hàng đầu này, có tên trong danh sách 10 nước sung sướng nhất là Na Uy, Thụy Sỹ, Mỹ, Đan Mạch, Hòa Lan, Iceland và Anh Quốc.
Mỗi lần gặp tôi, các cụ trở thành những ủng hộ viên thể thao luôn miệng hô hào “gắng lên, nhanh lên”. Hẳn các cụ phải vui lắm, vì lúc nào tôi cũng nói rằng các cụ là niềm cảm hứng của tôi. Lần nọ, sau câu chào hỏi thông thường, tôi dừng lại nói chuyện lâu hơn. Tách riêng một cụ lúc nào cũng cười nói huyên thuyên, tôi hỏi bí quyết nào giúp cụ lúc nào trông cũng khỏe mạnh và yêu đời. Cụ đáp gọn: “Hãy tận hưởng mỗi giây phút hiện tại”. Thì ra thế! Tôi tin rằng cụ bà không nói theo sách vở mà từ chính kinh nghiệm của bản thân. Ở tuổi già, có người chỉ biết sống với những kỷ niệm của tuổi thơ. Có người lại hoài niệm những thành tựu mình đã đạt được ở tuổi trưởng thành. Nhưng khôn ngoan hơn cả có lẽ là những người luôn biết tận hưởng giây phút hiện tại.
Ngoài lợi ích thể dục, giờ chạy bộ mỗi buổi sáng của tôi cũng trở thành một giờ “tâm niệm” về hạnh phúc của đời người. Mỗi bước đi của tôi đều là một quyết tâm “sinh ra là để được hạnh phúc”. Bất hạnh lớn nhứt trong đời người là gì nếu không phải là không muốn sống hạnh phúc. Tôi tin rằng hạnh phúc nằm ở trong tầm tay mỗi người. Trong các thứ tài sản thì hạnh phúc là tài sản riêng tư nhứt không thể mang ra trao đổi hay mặc cả với bất cứ ai khác. Nếu mình không hạnh phúc thì chẳng có ai có thể hạnh phúc thay mình.
Trong những ngày vừa qua, ý tưởng trên đây lại càng “nung nấu” tôi hơn khi tôi đọc được một tin vui: Úc Đại Lợi là quốc gia hạnh phúc nhứt thế giới! Từ năm 2011 đến nay, lúc nào Úc Đại Lợi cũng được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (gọi tắt là OECD) xếp đầu danh sách những nước “hạnh phúc” nhứt trong các nước kỹ nghệ phát triển nhứt trên thế giới. Có một thời, hai nước Thuỵ Điển và Gia Nã Đại (Canada) lúc nào cũng đứng đầu danh sách. Vậy mà nay Úc Đại Lợi “của tôi” đã qua mặt những nước ấy!
Theo chỉ số được gọi là “Cuộc sống tốt đẹp hơn” (Better Life) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đề ra, Úc Đại Lợi của tôi bóp còi qua mặt những nước khác về những yếu tố tạo nên hạnh phúc cho con người như: mức thất nghiệp thấp (tại Úc Đại Lợi số người thất nghiệp chỉ chiếm có 5,5 phần trăm; tại các nước trong khu vực Đồng Euro, tỷ lệ này lên đến 12,1 phần trăm), mức thu nhập trung bình của một người Úc sau khi đã trừ thuế và nợ nhà là 28.884 Úc kim (trong khối các nước có kỹ nghệ phát triển, thu nhập trung bình chỉ có khoảng 23.047 Úc kim). Từ 21 năm qua, tăng trưởng kinh tế của Úc Đại Lợi chưa một lần suy giảm, kể cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2009. Điều đáng kể hơn cả là khí hậu và môi trường sống của Úc Đại Lợi. Về điểm này thì chắc chắn người dân các nước khác phải ghen với dân Úc mà thôi! Tuổi thọ trung bình hiện nay của người Úc là gần 82 tuổi. Trong khối các nước có kỹ nghệ phát triển, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 80 (VL, 31/5/2013).
Đọc xong bản tin này, tôi thấy thật hãnh diện được làm công dân Úc. Nhưng liệu tất cả mọi người dân Úc có thực sự “cảm thấy” hạnh phúc như cụ bà trong nhóm đi bộ “tứ nhân bang” mà tôi gặp mỗi ngày không? Bài bình luận của ký giả Michael Pascoe trên báo Brisbanetimes số ra ngày 28 tháng 5 vừa qua cho rằng Úc Đại Lợi là “một đất nước tương đối tốt đến nỗi dân chúng không nhận ra điều đó”. Tôi cũng không tin rằng vì Úc có những chỉ số “hạnh phúc” hàng đầu thế giới mà đương nhiên số người Úc cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn các nước khác. Các cuộc thăm dò ý kiến thường cho thấy con số người dân tại một số nước nghèo cảm thấy hài lòng với cuộc sống có khi lại nhiều hơn các nước có chỉ số hạnh phúc cao. Tại “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, độc lập-tự do-hạnh phúc” chẳng hạn, số người nghèo mạt rệp nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc đâu phải là ít.
Hạnh phúc là điều rất tương đối và chủ quan, bởi vì nó là một tâm trạng cá nhân có khi không lệ thuộc vào những thước đo được gọi là chỉ số hạnh phúc.
Theo phân tách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, có ba yếu tố có thể góp phần làm cho con người cảm thấy hạnh phúc. Ba yếu tố đó là: tiền của, sức khỏe và tình bạn.
Tiền của hay điều kiện vật chất dĩ nhiên ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người. Chỉ có người ngu mới chối bỏ tầm quan trọng của những yếu tố vật chất đối với hạnh phúc hay phúc lợi của con người. Ngay cả một vị ẩn sĩ giam mình trong một hang động trên núi cao cũng cần phải có quần áo và thức ăn. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, con người khó có thể sống xứng với phẩm giá của mình. Nhưng tiền của không những không bao giờ thỏa mãn được lòng tham của con người, mà thường lại là nguyên nhân gây ra tranh chấp, giành giựt ngay cả trong cùng một gia đình. Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định: “Tiền của không bảo đảm cho hạnh phúc”. Ngài cho biết không thiếu những người giàu có, ngay cả tỷ phú, mà Ngài đã gặp gỡ tâm sự rằng họ không cảm thấy hạnh phúc. Tiền của tạo ra một thứ tổ kén để giam hãm con người vào nỗi cô đơn.
Còn sức khỏe thì sao? Chắc chắn sức khỏe là một yếu tố quan trọng góp phần vào hạnh phúc của con người. Phần lớn trong chúng ta, ai cũng đã một lần cảm nghiệm được rằng khi đau đớn bệnh tật triền miên, giữ được một thái độ tích cực hay an nhiên vui sống không phải là điều dễ dàng. Ai cũng nhận thấy là để có thể vui sống cần phải ăn ngon, ngủ kỹ và vận động cơ thể. Tuy nhiên, sức khỏe thể lý không phải là yếu tố duy nhất mang lại hạnh phúc cho con người. Thiếu gì những người có thân hình lực sĩ, sức khỏe không chê vào đâu được, vậy mà vẫn có thể cảm thấy không hạnh phúc. Thiếu gì những người đói ăn, ốm yếu tại những nước kém phát triển vẫn cảm thấy hạnh phúc. Ngay cả những người già cả, ho hen, đi đứng không vững biết đâu vẫn cảm thấy hạnh phúc. Sức khỏe thể lý là điều cần thiết cho hạnh phúc nhưng chắc chắn không phải là yếu tố tối hậu. Hạnh phúc đích thực nằm ở nội tâm, mà nội tâm có khi lại chẳng lệ thuộc vào sức khỏe thể lý.
Sang đến yếu tố thứ ba góp phần mang lại hạnh phúc cho con người là tình bạn, ai trong chúng ta lại chẳng thấy “ấm lòng” khi có bạn hữu để trò chuyện, để chia sẻ kinh nghiệm hay chỉ để hiện diện bên nhau. Là những con vật có tính xã hội, mối quan hệ với người khác là điều thiết yếu cho hạnh phúc của chúng ta. Tuy nhiên, bạn hữu cũng có trăm thứ bạn hữu. Có người chỉ có “bè” mà không có “bạn”, nghĩa là không có những người tâm giao mà mình có thể tin tưởng và chia sẻ. Bạn theo kiểu “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), chỉ mang lại trống rỗng và cay đắng hơn là hạnh phúc. Một tình bạn đích thực chỉ có thể được xây dựng trên sự tin tưởng và lòng cảm mến. Hai thứ tình cảm này lại chỉ xuất phát từ nội tâm của mỗi người hơn là sự hiện diện của người khác. Do đó, ngay cả khi ở một mình, con người cũng vẫn có thể cảm thấy tràn đầy tin tưởng và yêu mến đối với người khác. Cô độc không đương nhiên làm cho con người cô đơn. Như vậy, tình bạn, nếu hiểu như là sự hiện diện của người khác, chưa hẳn là điều thiết yếu để mang lại hạnh phúc cho con người (x.His Holiness The Dalai Lama, Beyond Religion, Ethics for a Whole World, Rider, Sydney, 2012 trg 31-38).
Được bậc thày về hạnh phúc như Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, tôi càng xác tín rằng hạnh phúc nằm trong tâm trạng con người hơn là xuất phát từ những điều kiện khách quan bên ngoài. Nghèo mà vẫn thấy hạnh phúc. Sống xa chốn phồn hoa, ít được người đời biết đến mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Và nhứt là và ngay cả khi bệnh hoạn ốm đau, cũng vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị: hãy thử tưởng tượng hai người cùng một lúc được chẩn đoán bị ung thư trong giai đoạn cuối. Một người sẽ tỏ ra giận dữ khi nhận được tin ấy và cho rằng đời “bất công”. Người kia có thể tỏ ra bình thản và chấp nhận. Trong cả hai trường hợp, điều kiện vật chất, tức sức khỏe thể lý và sự đau đớn, đều như nhau. Nhưng người thứ nhứt lại có thêm nỗi đau tâm lý và cảm xúc, trong khi người thứ hai vì có tâm trạng bình thản cho nên được trang bị tốt hơn để chấp nhận cuộc sống và tiếp tục thụ hưởng những gì mà cuộc sống có thể mang lại. Sự khác biệt giữa hai người nằm trong tâm trạng hơn là điều kiện khách quan. Với lòng quả cảm, sự cương quyết, ngay cả trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, con người vẫn có thể duy trì được hạnh phúc. Nói cách khác, nếu không có nội lực thì không có bất cứ một sự thỏa mãn nào có thể làm cho chúng ta cảm thấy thực sự hạnh phúc.
Nhưng cũng theo nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, “nếu sự an bình nội tâm là thuẩn đỡ đầu tiên giúp chúng ta chống lại những khó khăn và đau khổ, thì cũng có những yếu tố khác góp phần mang lại hạnh phúc và niềm vui đích thực. Những cuộc nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng yếu tố quan trọng nhứt là ý thức về mục đích (của cuộc sống) vốn vượt qua quyển lợi trước mắt và cảm nhận được mối liên kết với người khác hay với một cộng đồng. Cội rễ của những yếu tố đó, theo tôi nghĩ, là sự cảm thông hay nhiệt tâm” (sđd trg 39).
Bây giờ thì tôi hiểu được tại sao lúc nào Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nở nụ cười trên môi. Đã từng là một nguyên thủ quốc gia phải bỏ nước ra đi lưu vong và trong hơn 50 năm qua đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu nỗi khổ đau mà Trung Cộng giáng xuống trên dân tộc của mình, thì dù có là “Phật sống”, bản thân ngài hẳn cũng đã nếm trải khổ đau và dĩ nhiên cũng đã từng biết thế nào là thương khóc. Nhưng trong tất cả những lần xuất hiện trước công chúng, dường như lúc nào Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đều có sẵn nụ cười trên môi. Chắc chắn đó chỉ có thể là một nụ cười của hạnh phúc và hạnh phúc vì lúc nào cũng biết cảm thông với người khác, ngay cả với kẻ thù mà ngài luôn xem như “nạn nhân” của tham lam, của quyền lực, của hận thù. Họ cũng cần được giải thoát như bất kỳ con người nào.
Tôi đang sống trong một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhứt thế giới. Tôi luôn cảm nhận được điều đó. Tôi hãnh diện được làm công dân của đất nước này. Nhưng nếu tôi không có sự cảm thông trong tâm hồn, nếu tâm tình ấy không được tôi trau dồi và nuôi dưỡng mỗi ngày, thì dù có hưởng được mọi chỉ số hạnh phúc tốt nhứt trên thế giới này, tôi sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc đích thực.
Chu Thập
http://vietluanonline.com/070613/Hanhphuctrongtamtay.html
Ngoài lợi ích thể dục, giờ chạy bộ mỗi buổi sáng của tôi cũng trở thành một giờ “tâm niệm” về hạnh phúc của đời người. Mỗi bước đi của tôi đều là một quyết tâm “sinh ra là để được hạnh phúc”. Bất hạnh lớn nhứt trong đời người là gì nếu không phải là không muốn sống hạnh phúc. Tôi tin rằng hạnh phúc nằm ở trong tầm tay mỗi người. Trong các thứ tài sản thì hạnh phúc là tài sản riêng tư nhứt không thể mang ra trao đổi hay mặc cả với bất cứ ai khác. Nếu mình không hạnh phúc thì chẳng có ai có thể hạnh phúc thay mình.
Trong những ngày vừa qua, ý tưởng trên đây lại càng “nung nấu” tôi hơn khi tôi đọc được một tin vui: Úc Đại Lợi là quốc gia hạnh phúc nhứt thế giới! Từ năm 2011 đến nay, lúc nào Úc Đại Lợi cũng được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (gọi tắt là OECD) xếp đầu danh sách những nước “hạnh phúc” nhứt trong các nước kỹ nghệ phát triển nhứt trên thế giới. Có một thời, hai nước Thuỵ Điển và Gia Nã Đại (Canada) lúc nào cũng đứng đầu danh sách. Vậy mà nay Úc Đại Lợi “của tôi” đã qua mặt những nước ấy!
Theo chỉ số được gọi là “Cuộc sống tốt đẹp hơn” (Better Life) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đề ra, Úc Đại Lợi của tôi bóp còi qua mặt những nước khác về những yếu tố tạo nên hạnh phúc cho con người như: mức thất nghiệp thấp (tại Úc Đại Lợi số người thất nghiệp chỉ chiếm có 5,5 phần trăm; tại các nước trong khu vực Đồng Euro, tỷ lệ này lên đến 12,1 phần trăm), mức thu nhập trung bình của một người Úc sau khi đã trừ thuế và nợ nhà là 28.884 Úc kim (trong khối các nước có kỹ nghệ phát triển, thu nhập trung bình chỉ có khoảng 23.047 Úc kim). Từ 21 năm qua, tăng trưởng kinh tế của Úc Đại Lợi chưa một lần suy giảm, kể cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2009. Điều đáng kể hơn cả là khí hậu và môi trường sống của Úc Đại Lợi. Về điểm này thì chắc chắn người dân các nước khác phải ghen với dân Úc mà thôi! Tuổi thọ trung bình hiện nay của người Úc là gần 82 tuổi. Trong khối các nước có kỹ nghệ phát triển, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 80 (VL, 31/5/2013).
Đọc xong bản tin này, tôi thấy thật hãnh diện được làm công dân Úc. Nhưng liệu tất cả mọi người dân Úc có thực sự “cảm thấy” hạnh phúc như cụ bà trong nhóm đi bộ “tứ nhân bang” mà tôi gặp mỗi ngày không? Bài bình luận của ký giả Michael Pascoe trên báo Brisbanetimes số ra ngày 28 tháng 5 vừa qua cho rằng Úc Đại Lợi là “một đất nước tương đối tốt đến nỗi dân chúng không nhận ra điều đó”. Tôi cũng không tin rằng vì Úc có những chỉ số “hạnh phúc” hàng đầu thế giới mà đương nhiên số người Úc cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn các nước khác. Các cuộc thăm dò ý kiến thường cho thấy con số người dân tại một số nước nghèo cảm thấy hài lòng với cuộc sống có khi lại nhiều hơn các nước có chỉ số hạnh phúc cao. Tại “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, độc lập-tự do-hạnh phúc” chẳng hạn, số người nghèo mạt rệp nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc đâu phải là ít.
Hạnh phúc là điều rất tương đối và chủ quan, bởi vì nó là một tâm trạng cá nhân có khi không lệ thuộc vào những thước đo được gọi là chỉ số hạnh phúc.
Theo phân tách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, có ba yếu tố có thể góp phần làm cho con người cảm thấy hạnh phúc. Ba yếu tố đó là: tiền của, sức khỏe và tình bạn.
Tiền của hay điều kiện vật chất dĩ nhiên ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người. Chỉ có người ngu mới chối bỏ tầm quan trọng của những yếu tố vật chất đối với hạnh phúc hay phúc lợi của con người. Ngay cả một vị ẩn sĩ giam mình trong một hang động trên núi cao cũng cần phải có quần áo và thức ăn. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, con người khó có thể sống xứng với phẩm giá của mình. Nhưng tiền của không những không bao giờ thỏa mãn được lòng tham của con người, mà thường lại là nguyên nhân gây ra tranh chấp, giành giựt ngay cả trong cùng một gia đình. Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định: “Tiền của không bảo đảm cho hạnh phúc”. Ngài cho biết không thiếu những người giàu có, ngay cả tỷ phú, mà Ngài đã gặp gỡ tâm sự rằng họ không cảm thấy hạnh phúc. Tiền của tạo ra một thứ tổ kén để giam hãm con người vào nỗi cô đơn.
Còn sức khỏe thì sao? Chắc chắn sức khỏe là một yếu tố quan trọng góp phần vào hạnh phúc của con người. Phần lớn trong chúng ta, ai cũng đã một lần cảm nghiệm được rằng khi đau đớn bệnh tật triền miên, giữ được một thái độ tích cực hay an nhiên vui sống không phải là điều dễ dàng. Ai cũng nhận thấy là để có thể vui sống cần phải ăn ngon, ngủ kỹ và vận động cơ thể. Tuy nhiên, sức khỏe thể lý không phải là yếu tố duy nhất mang lại hạnh phúc cho con người. Thiếu gì những người có thân hình lực sĩ, sức khỏe không chê vào đâu được, vậy mà vẫn có thể cảm thấy không hạnh phúc. Thiếu gì những người đói ăn, ốm yếu tại những nước kém phát triển vẫn cảm thấy hạnh phúc. Ngay cả những người già cả, ho hen, đi đứng không vững biết đâu vẫn cảm thấy hạnh phúc. Sức khỏe thể lý là điều cần thiết cho hạnh phúc nhưng chắc chắn không phải là yếu tố tối hậu. Hạnh phúc đích thực nằm ở nội tâm, mà nội tâm có khi lại chẳng lệ thuộc vào sức khỏe thể lý.
Sang đến yếu tố thứ ba góp phần mang lại hạnh phúc cho con người là tình bạn, ai trong chúng ta lại chẳng thấy “ấm lòng” khi có bạn hữu để trò chuyện, để chia sẻ kinh nghiệm hay chỉ để hiện diện bên nhau. Là những con vật có tính xã hội, mối quan hệ với người khác là điều thiết yếu cho hạnh phúc của chúng ta. Tuy nhiên, bạn hữu cũng có trăm thứ bạn hữu. Có người chỉ có “bè” mà không có “bạn”, nghĩa là không có những người tâm giao mà mình có thể tin tưởng và chia sẻ. Bạn theo kiểu “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), chỉ mang lại trống rỗng và cay đắng hơn là hạnh phúc. Một tình bạn đích thực chỉ có thể được xây dựng trên sự tin tưởng và lòng cảm mến. Hai thứ tình cảm này lại chỉ xuất phát từ nội tâm của mỗi người hơn là sự hiện diện của người khác. Do đó, ngay cả khi ở một mình, con người cũng vẫn có thể cảm thấy tràn đầy tin tưởng và yêu mến đối với người khác. Cô độc không đương nhiên làm cho con người cô đơn. Như vậy, tình bạn, nếu hiểu như là sự hiện diện của người khác, chưa hẳn là điều thiết yếu để mang lại hạnh phúc cho con người (x.His Holiness The Dalai Lama, Beyond Religion, Ethics for a Whole World, Rider, Sydney, 2012 trg 31-38).
Được bậc thày về hạnh phúc như Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, tôi càng xác tín rằng hạnh phúc nằm trong tâm trạng con người hơn là xuất phát từ những điều kiện khách quan bên ngoài. Nghèo mà vẫn thấy hạnh phúc. Sống xa chốn phồn hoa, ít được người đời biết đến mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Và nhứt là và ngay cả khi bệnh hoạn ốm đau, cũng vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị: hãy thử tưởng tượng hai người cùng một lúc được chẩn đoán bị ung thư trong giai đoạn cuối. Một người sẽ tỏ ra giận dữ khi nhận được tin ấy và cho rằng đời “bất công”. Người kia có thể tỏ ra bình thản và chấp nhận. Trong cả hai trường hợp, điều kiện vật chất, tức sức khỏe thể lý và sự đau đớn, đều như nhau. Nhưng người thứ nhứt lại có thêm nỗi đau tâm lý và cảm xúc, trong khi người thứ hai vì có tâm trạng bình thản cho nên được trang bị tốt hơn để chấp nhận cuộc sống và tiếp tục thụ hưởng những gì mà cuộc sống có thể mang lại. Sự khác biệt giữa hai người nằm trong tâm trạng hơn là điều kiện khách quan. Với lòng quả cảm, sự cương quyết, ngay cả trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, con người vẫn có thể duy trì được hạnh phúc. Nói cách khác, nếu không có nội lực thì không có bất cứ một sự thỏa mãn nào có thể làm cho chúng ta cảm thấy thực sự hạnh phúc.
Nhưng cũng theo nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, “nếu sự an bình nội tâm là thuẩn đỡ đầu tiên giúp chúng ta chống lại những khó khăn và đau khổ, thì cũng có những yếu tố khác góp phần mang lại hạnh phúc và niềm vui đích thực. Những cuộc nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng yếu tố quan trọng nhứt là ý thức về mục đích (của cuộc sống) vốn vượt qua quyển lợi trước mắt và cảm nhận được mối liên kết với người khác hay với một cộng đồng. Cội rễ của những yếu tố đó, theo tôi nghĩ, là sự cảm thông hay nhiệt tâm” (sđd trg 39).
Bây giờ thì tôi hiểu được tại sao lúc nào Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nở nụ cười trên môi. Đã từng là một nguyên thủ quốc gia phải bỏ nước ra đi lưu vong và trong hơn 50 năm qua đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu nỗi khổ đau mà Trung Cộng giáng xuống trên dân tộc của mình, thì dù có là “Phật sống”, bản thân ngài hẳn cũng đã nếm trải khổ đau và dĩ nhiên cũng đã từng biết thế nào là thương khóc. Nhưng trong tất cả những lần xuất hiện trước công chúng, dường như lúc nào Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đều có sẵn nụ cười trên môi. Chắc chắn đó chỉ có thể là một nụ cười của hạnh phúc và hạnh phúc vì lúc nào cũng biết cảm thông với người khác, ngay cả với kẻ thù mà ngài luôn xem như “nạn nhân” của tham lam, của quyền lực, của hận thù. Họ cũng cần được giải thoát như bất kỳ con người nào.
Tôi đang sống trong một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhứt thế giới. Tôi luôn cảm nhận được điều đó. Tôi hãnh diện được làm công dân của đất nước này. Nhưng nếu tôi không có sự cảm thông trong tâm hồn, nếu tâm tình ấy không được tôi trau dồi và nuôi dưỡng mỗi ngày, thì dù có hưởng được mọi chỉ số hạnh phúc tốt nhứt trên thế giới này, tôi sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc đích thực.
Chu Thập
http://vietluanonline.com/070613/Hanhphuctrongtamtay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét