Vài tản mạn của Thiên Thanh Hi về cách sống
13. Hương vị cuộc sống
Sự việc diễn ra thật đơn giản!
Sáng nay trời đẹp, quang đãng vì mới mưa đêm qua. Tôi bỗng nhớ đến những buổi sáng vài năm về trước, hình như lúc đó tôi học khoảng lớp 8. Nhà rửa xe bên cạnh có nuôi chim, và vào những buổi sáng sớm mát mẻ, bầu trời trắng tinh tươm thì mấy con chim cứ hót vang cả góc phố. Hồi đó tôi chưa biết tận hưởng, nhưng giờ nghĩ lại thật tiếc!Mặc dù hồi đó là thời kì nhà tôi có nhiều chuyện, tôi cảm thấy mình khi đó thật bất hạnh. Nhưng tôi sẵn sàng quay lại thời gian đó, chỉ để mỗi sáng được hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim hót và đón mặt trời lên. Đó là một hạnh phúc giản dị, nó xóa tan đi nỗi bất hạnh thường ngày của tôi.
Hiện giờ tôi sống bình thường, cũng có nhiều người quý mến và quan tâm tới tôi- đó cũng là hạnh phúc. Nhưng tôi không cần thứ hạnh phúc đó, cho nên có thể nói tôi bây giờ không bất hạnh mà cũng không hạnh phúc. Chính vì thế tôi thà quay về thời kì đen tối kia để được tận hưởng dư vị của đất trời vào mỗi buổi sáng còn hơn là sống bình thường. Tôi hiểu rằng: người ta có thể chịu đựng một cuộc sống có cả đau khổ lẫn hạnh phúc, còn hơn một cuộc sống bình thường mà không có hạnh phúc.
Nói đến đau khổ, tôi thấy rằng: không có gì là đau khổ cả, không có gì là đau khổ thật sự!
Chẳng phải đôi lúc con người ta muốn quay lại một thời kì đen tối nào đó trong quá khứ chỉ để tận hưởng một cái gì đó thôi sao? Một cái gì đó mà hiện tại họ không có. Vậy thì chẳng có gì đau khổ cả, nếu không thì một lúc nào đó người ta còn muốn quay lại thời điểm đó làm gì?
Cũng như tôi vừa nói đó thôi, thời đó gia đình có nhiều chuyện không tốt, nhưng tôi vẫn muốn quay lại vì mỗi buổi sáng tôi đều được hạnh phúc cùng đất trời. Một người nông dân ngày nào cũng làm việc vất vả, cặm cụi, cho rằng đó là cuộc sống khổ ải. Nhưng nếu cho anh ta ra thành phố, chỉ việc ngày 3 bữa cơm thì chắc chắn anh ta sẽ nhớ da diết vùng quê nghèo của anh ta, nhớ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở đó, và dĩ nhiên- anh ta muốn quay về.
Đau khổ chỉ thật sự đến khi người ta không biết tận hưởng những gì mình đang có, dù là giản dị nhất!Đây là những gì tôi viết trong nhật kí năm học lớp 12, cách diễn đạt chưa được tốt, nhưng từ thời điểm đó tôi đã có quan điểm cần biết tôn trọng thực tế và cảm nhận những gì mình đang có.
Sau này, khi đi bất cứ đâu, tôi đều tận hưởng không khí, nhịp sống ở nơi đó, đôi khi là một buổi đi dạo, đón nắng, đón gió, hít thở hương vị của đất trời… để khi xa nơi ấy, tôi có thể nhớ rõ về nó mà không cảm thấy hối tiếc. Mỗi thời điểm trong cuộc sống cũng vậy, dù khó khăn hay đang no đủ, thời gian rất vô tình, nó không đợi người ta… chỉ ngày mai thôi, những gì diễn ra hôm nay ta ước cũng không có lại được, vậy tại sao ta không quý trọng hiện thực, không nhắc nhở bản thân giữ gìn những gì đang có?
Sự việc diễn ra thật đơn giản!
Sáng nay trời đẹp, quang đãng vì mới mưa đêm qua. Tôi bỗng nhớ đến những buổi sáng vài năm về trước, hình như lúc đó tôi học khoảng lớp 8. Nhà rửa xe bên cạnh có nuôi chim, và vào những buổi sáng sớm mát mẻ, bầu trời trắng tinh tươm thì mấy con chim cứ hót vang cả góc phố. Hồi đó tôi chưa biết tận hưởng, nhưng giờ nghĩ lại thật tiếc!Mặc dù hồi đó là thời kì nhà tôi có nhiều chuyện, tôi cảm thấy mình khi đó thật bất hạnh. Nhưng tôi sẵn sàng quay lại thời gian đó, chỉ để mỗi sáng được hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim hót và đón mặt trời lên. Đó là một hạnh phúc giản dị, nó xóa tan đi nỗi bất hạnh thường ngày của tôi.
Hiện giờ tôi sống bình thường, cũng có nhiều người quý mến và quan tâm tới tôi- đó cũng là hạnh phúc. Nhưng tôi không cần thứ hạnh phúc đó, cho nên có thể nói tôi bây giờ không bất hạnh mà cũng không hạnh phúc. Chính vì thế tôi thà quay về thời kì đen tối kia để được tận hưởng dư vị của đất trời vào mỗi buổi sáng còn hơn là sống bình thường. Tôi hiểu rằng: người ta có thể chịu đựng một cuộc sống có cả đau khổ lẫn hạnh phúc, còn hơn một cuộc sống bình thường mà không có hạnh phúc.
Nói đến đau khổ, tôi thấy rằng: không có gì là đau khổ cả, không có gì là đau khổ thật sự!
Chẳng phải đôi lúc con người ta muốn quay lại một thời kì đen tối nào đó trong quá khứ chỉ để tận hưởng một cái gì đó thôi sao? Một cái gì đó mà hiện tại họ không có. Vậy thì chẳng có gì đau khổ cả, nếu không thì một lúc nào đó người ta còn muốn quay lại thời điểm đó làm gì?
Cũng như tôi vừa nói đó thôi, thời đó gia đình có nhiều chuyện không tốt, nhưng tôi vẫn muốn quay lại vì mỗi buổi sáng tôi đều được hạnh phúc cùng đất trời. Một người nông dân ngày nào cũng làm việc vất vả, cặm cụi, cho rằng đó là cuộc sống khổ ải. Nhưng nếu cho anh ta ra thành phố, chỉ việc ngày 3 bữa cơm thì chắc chắn anh ta sẽ nhớ da diết vùng quê nghèo của anh ta, nhớ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở đó, và dĩ nhiên- anh ta muốn quay về.
Đau khổ chỉ thật sự đến khi người ta không biết tận hưởng những gì mình đang có, dù là giản dị nhất!Đây là những gì tôi viết trong nhật kí năm học lớp 12, cách diễn đạt chưa được tốt, nhưng từ thời điểm đó tôi đã có quan điểm cần biết tôn trọng thực tế và cảm nhận những gì mình đang có.
Sau này, khi đi bất cứ đâu, tôi đều tận hưởng không khí, nhịp sống ở nơi đó, đôi khi là một buổi đi dạo, đón nắng, đón gió, hít thở hương vị của đất trời… để khi xa nơi ấy, tôi có thể nhớ rõ về nó mà không cảm thấy hối tiếc. Mỗi thời điểm trong cuộc sống cũng vậy, dù khó khăn hay đang no đủ, thời gian rất vô tình, nó không đợi người ta… chỉ ngày mai thôi, những gì diễn ra hôm nay ta ước cũng không có lại được, vậy tại sao ta không quý trọng hiện thực, không nhắc nhở bản thân giữ gìn những gì đang có?
14. Xóa bỏ các khái niệm
Từ nhỏ, tôi đã mơ hồ cho rằng, có một cảnh giới cao nhất của nhận thức về thế giới quan đó là “vô học”, là không học. Người “không học” là người luôn có thái độ bình thản, an nhiên tự tại, không nhất định phải bày tỏ quan điểm trong vấn đề nào đó nhưng lại biểu đạt được về nó rất kĩ, làm việc gì cũng theo một phản xạ tự nhiên, bình dị mà sâu xa…
Người “không học” giống như một đứa trẻ, làm mọi việc đều thuận theo tự nhiên, theo ý thích mà không vi phạm các nguyên tắc của bản thân và xã hội, ít đánh giá hay định nghĩa một vấn đề nào đó.
Đúng là suy nghĩ của một đứa trẻ, luôn tưởng tượng đến những cái quá cao xa, dường như cứ tưởng tượng cao xa thì tôi cũng trở nên cao xa theo vậy, may mắn là tôi không mong và không tự cho mình có thể với đến cái tầm “không học” ấy. Nhưng cũng chính vì không nghĩ đến, không cầu được có mà nó đến nhanh hơn và giản dị hơn tôi tưởng.
Vậy cảnh giới “không học” là gì?
Là khi bạn không chấp nhận những đáp án sẵn có, bạn không muốn làm theo một công thức nào đó mà muốn tự tay nấu món ăn của chính mình!
Là sau một thời gian dài đọc và học những cuốn sách hay, tôi quyết định không chấp nhận nó, phá bỏ nó và tự viết cuốn sách của mình!
Trước kia, đọc những sách về ngũ hành, bát quái, nhân tướng học và bói toán tôi không phải không có những thành quả nhất định, thậm chí biết được việc bói toán sẽ đạt được kết quả tốt khi có phương pháp tập trung sức mạnh tinh thần.
Đã có lần trong 4-5 tháng liên tiếp tôi bói bài và luôn đoán đúng được sự kiện sẽ diễn ra trong tháng kế tiếp, sau đó tôi bỏ không tiếp tục bói nữa.
Năm lớp 11 tôi làm một trắc nghiệm về khả năng nhận biết con người qua ngoại hình, dáng đi và chữ viết đạt 20/22 điểm, tức ở mức độ “vô cùng mạnh”; trong thực tế tôi dễ dàng quan sát và đoán được tính cách của người đối diện, nhưng sau đó tôi bỏ không tiếp tục quan sát và nhận xét về người khác nữa.
Năm lớp 12, đám bạn cùng lớp thường bí mật kí tên và chuyển cho tôi xem chữ kí, không cần biết là ai tôi cũng có thể đọc ra tính cách, sở thích của người đó tương đối đúng; mỗi lần tập trung trí lực như vậy tôi chỉ xem cho 3 chữ kí rồi cần nghỉ ngơi vì khá mệt, sau đó tôi cũng bỏ không bao giờ nhận xét người khác qua bút tích học nữa.
Bởi tôi là ai, có quyền gì mà nhận xét về người khác? Tại sao cần biết trước tương lai? Tại sao tôi chấp nhận một cuốn sách nói rằng người có cái mũi và đôi mắt như thế này thì tính cách sẽ như thế kia mà không phân tích cho tôi biết lý do?
Việc biết trước tương lai ai cũng mong muốn, nhưng giả sử bạn có khả năng biết trước tương lai thật, khi đó bạn sẽ muốn từ bỏ khả năng ấy? Tôi không phải là người có khả năng biết trước, nhưng bằng những câu hỏi tại sao, bằng nhìn nhận khách quan về những gì đã học, tôi không thể chấp nhận việc đó!
Nhận xét về người khác là việc làm ngu ngốc, nó khiến tôi tưởng mình là một thánh nhân, một người đặc biệt nào đó; đọc thấu người này, nhìn ra tâm can người khác trong khi bản thân lại vô cùng bé nhỏ. Nếu tôi không tự thừa nhận mình chỉ là một kẻ hèn kém và nên đối đãi với tất cả những người khác bằng lòng chân thành, khi đó tôi mãi mãi không khá hơn được. Nhận xét về người khác khiến tôi dễ trở thành kẻ phân biệt, ngay từ đầu đã mang trong mình một định kiến về cá nhân nào đó, dù có thiện cảm hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử của tôi với cá nhân đó, thiếu đi tính khách quan… Vả lại, chỉ kẻ hèn mới tạo cho mình một vỏ bọc, một tấm lá chắn những gì mà kẻ hèn đó thu mình lại trong những định nghĩa tự tạo, tôi không phải người mạnh mẽ, nhưng muốn làm người mạnh mẽ thì không thể học theo cách của kẻ hèn!
Dale Carnegie nói: “Đức Thượng Đế kia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và tội. Tại Sao người phàm như chúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài?”
Bói toán cũng vậy, lần nào và trong sách nào tôi cũng nhận được các lời khuyên tương tự nhau, đó là chú ý tai nạn xe cộ, chú ý tránh cãi vã, kiện tụng… nếu một người thường tự nhắc mình những điều ấy thì có cần xem bói nữa không? Nếu số phận là không thể thay đổi thì phải chăng xem bói hay không xem bói cũng tác động vào bạn và khiến mọi việc diễn ra như đã định, còn nếu có thể thay đổi thì việc xem bói nghe có vẻ hợp logic hơn, nhưng xem bói để làm gì nếu ngày mai bắt đầu từ hôm nay, một người việc ngay trước mắt không nắm được thì biết việc ngày mai để làm gì?
Nói chung, rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cần xem xét. Sau này tôi đã tìm được câu trả lời, nhưng thời điểm đó tôi phải từ bỏ những gì mình đã học, đây là nhiệm vụ cấp thiết!
Lại nói về đối nhân xử thế, cuốn sách có vẻ thực tế hơn, dạy về giao tiếp là “Đắc nhân tâm” có phân tích và đưa ra khá nhiều những nguyên tắc hay. Trong một thời gian dài tôi làm theo lời dạy của sách, cuối cùng, tôi cũng từ bỏ!
Đến thời điểm này, đọc “Đắc nhân tâm” vẫn giúp tôi rất nhiều, nhưng đó là khi tư duy của tôi đã phù hợp để hiểu sâu hơn cái mình cần hiểu, còn ở thời điểm đó thì khác.
Tại sao tôi từ bỏ các nguyên tắc giao tiếp?
Đó là khi tôi nhìn vào sự hèn hạ, giả dối của bản thân mình và có thể là nhiều người khác trong xã hội. Thói thường, tính xấu nhất là khi được học điều gì đó con người ta sinh ra kiêu ngạo, tự cho mình biết hơn những người không được học; kẻ học về giao tiếp mà không thông hiểu bản chất, ý nghĩa sâu xa của nó thì trong đầu chỉ là một mớ công thức, luôn nghĩ rằng cần phải áp dụng thế này, thế kia mới là khéo léo, rồi tự cho mình có kĩ năng sống, có phép lịch sự hơn những người khác… Đó không hẳn là tôi, nhưng tôi căm ghét nếu mình trở thành như thế!
Có nhiều tính tốt cần tu dưỡng, một trong những tính quan trọng nhất là can đảm, một người không nên phụ thuộc vào bất cứ điều gì, bao gồm ngay chính bản thân anh ta.
Vẫn là những câu hỏi tại sao, nhưng một phần cũng vì tôi luôn tìm hướng đi ngược lại với những người khác, tôi không muốn giống ai cả; khi họ cố gắng tỏ ra khéo léo trong giao tiếp thì tôi lại thấy những điều ấy là đáng ghét, tôi muốn đi tìm nguyên tắc giao tiếp nguyên thủy, là cái mà tôi rút ra được sau những sai lầm chứ không phải những chuẩn mực mà sách vở nói đến.
Nhờ câu hỏi “Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?”- một thời gian dài tôi học ở nhiều sách, nhiều kĩ năng sống khác nhau, hiểu và tự đặt ra các định nghĩa mới trong một vấn đề nào đó… nhưng sau khi quyết định bỏ không bói toán và không thực hành các nguyên tắc giao tiếp đã học nữa, tôi dần cảm thấy không hài lòng với chính mình, bởi kẻ tự phụ và non trẻ mới cố gắng định nghĩa mọi thứ, định nghĩa của tôi giới hạn tôi tiếp xúc với những vấn đề mới, tư tưởng mới… nên từ đó đến nay, tôi dần xóa bỏ tất cả các khái niệm, rất ít để đầu óc hoạt động, suy nghĩ, nhận xét hay đánh giá vấn đề nào đó.
Sau khi từ bỏ những nguyên tắc giao tiếp, một thời gian sau tôi đặt câu hỏi “Đâu mới là khéo léo thực sự?” và nhanh chóng tìm được câu trả lời: Sự chân thành!
Tôi mừng rỡ như vừa tìm được một kho báu, và đó là chân lý đơn giản nhưng sâu sắc nhất! Bạn luôn cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, thận trọng với những vấn đề chưa hiểu rõ, bạn muốn được người khác yêu thì hãy yêu họ như tình yêu chân thành của con chó nhỏ, bạn muốn trao đổi thông tin, muốn ai đó tha thứ lỗi lầm thì trước hết hãy bắt đầu bằng thái độ thành khẩn.v.v.. bản chất của tất cả những điều ấy chính là sự chân thành, là đối đãi với người khác bằng tình cảm ấm áp, ngay thẳng từ con tim bạn!
Người xưa dạy thật đúng, “Thương người như thể thương thân” hoặc “Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”… tuy nhiều người nghe hai câu này, nhưng không thực sự kiểm nghiệm nó thì sẽ không hiểu được. Bạn không cần có khái niệm nào về giao tiếp, bạn chỉ cần là một đứa trẻ biết yêu mến mọi người, khi đó bạn biết giao tiếp! Để đạt được chữ “Thành” này, bạn phải thực sự không cầu điều gì cả, cho đi mà không mong nhận lại, không coi giao tiếp như một phương pháp nhằm đạt được mục đích nào đó, khi ấy bạn mới thực sự toát ra được “luồng khí” chân thành mà người khác có thể cảm nhận được! (Ý này liên hệ với phần “Bản chất con người” và “Tu dưỡng bản thân” tôi sẽ nêu bên dưới).
Tôi cũng tìm được đáp án về vấn đề tâm linh học, nhưng đây là vấn đề nhạy cảm nên có thể sẽ tâm sự ở phần khác.
Việc xóa bỏ các khái niệm khiến tôi giờ đây trở thành người không-biết-gì, đúng hơn là “biết” ít hơn những cái người bình thường phải biết. Tôi trở nên trống rỗng, như khi ai đó hỏi “gió có to không?”, tôi trả lời “không biết” vì không có khái niệm gió như thế nào là to hay nhỏ, còn rất nhiều câu hỏi mà tôi trả lời bằng hai chữ “không biết” như vậy.
Tôi không nghĩ đây là một biểu hiện của kiến thức, tuy nhiên, tận hưởng mọi thứ diễn ra xung quanh mình, nhìn nhận như nó vốn có mà không phán xét sẽ khiến con người ta cảm thấy thoải mái, cân bằng.
Thuở nhỏ cố gắng biết nhiều, rút cục lớn lên trở thành người “không biết”. Thực ra, tôi muốn mình “biết” bằng việc không biết, “nghe” âm thanh của sự im lặng, “nhìn” vào sự hư không và “nói” bằng cách không nói gì.
Nhưng cái sự “không khái niệm” của tôi, nếu bắt buộc phải “khái niệm”, có lẽ do 2 nguyên nhân:
Người xưa nói “Trăm hay không bằng tay quen”, biết nhiều nghề không bằng giỏi một nghề. Khi học cái gì đó bạn vất vả ban đầu, nhưng khi đã thạo rồi thì nó giống như một loại bản năng, không cần nghĩ đến nó thì cơ thể bạn cũng phản ứng để thực hiện nó một cách rất nhẹ nhàng, với tư duy cũng vậy. Đằng sau hạnh phúc luôn là một quá trình đấu tranh gian khổ, đằng sau sự bình dị và thầm lặng là kết quả của một quá trình mất cân bằng!
Tôn trọng thực tế. Thế giới rộng lớn, việc gì cũng có thể diễn ra; như đã nói, khái niệm chỉ khiến tôi gò bó trong chính nó, vậy tại sao tôi không xóa bỏ khái niệm để sẵn sàng đón nhận những cái mới? Đáng lắm chứ! Hãy cứ để mọi việc diễn ra như nó vốn có, như cái tự nhiên của nó. Tôi chỉ muốn làm mọi việc theo sở thích, tận hưởng từng hương vị cuộc sống đem lại, không miễn cưỡng việc gì cả!
15. Chuyện về 4 màu sắc
Tôi thường để hình nền của máy tính cá nhân là một khoảng màu đen, ai không dùng máy tính thì có thể hiểu giống như việc tôi treo một “bức tranh” là tấm giấy màu đen lên tường. Sau đó, tôi nhận thấy cần nhắc nhở bản thân 4 việc rất quan trọng và “tô điểm” vào bức tranh đen tuyền ấy 4 dòng chữ với 4 màu khác nhau, đó là:
Yêu thương (màu nâu)
Nụ cười (màu xanh)
Giữ lời (màu xám)
Im lặng (màu trắng)
Yêu thương: Tình yêu bắt nguồn từ sự chân thành, từ những tình cảm đơn thuần, giản dị nhất. Kết trái đơm hoa, lớn lên từ lòng mẹ (tình yêu đầu tiên kể từ lúc bạn sinh ra)- nảy nở từ lòng đất. Tình yêu có màu nâu, màu của đất mẹ!
Nụ cười: Tình cảm của sự tự do, bác ái, chân thành, tự nhiên bắt nguồn từ bầu trời. Nụ cười có màu xanh.
Giữ lời: Bạn luôn cần phải tư duy, nhớ đến những việc mình đã làm, nhớ đến những lời hứa, những việc cần giúp đỡ khách hàng. Đức tính này có màu xám, màu của tư duy, của những khung cảnh trong quá khứ mà bạn không được quên.
Im lặng:: Đôi khi có những thứ không cần phải nói ra, vì nói ra cũng vô ích. Nói đơn giản hơn, thì không phải mỗi lúc chúng ta nói ra điều mình nghĩ đã là tốt, nên học cách khẳng định mình bằng lời nói của sự im lặng, tư duy của im lặng. Im lặng tức là sự rỗng, không có gì. Nhưng trong một bức tranh thì màu giản dị nhất lại là màu đẹp nhất, cũng giống như giản dị là cơ sở của đạo đức. Bởi vậy im lặng có màu trắng (sự rỗng), nhưng đây cũng chính là màu nổi bật nhất trên nền đen của bức tranh.
Bản gốc:
Sở thích đọc
Sở thích sưu tầm danh ngôn
Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Bản chất và nghịch luận
Chọn làm người tốt hay xấu?
Tìm hiểu văn hóa phương Đông
Học giao tiếp
Kiến thức “Biết”, xây dựng phương pháp học
Những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống
Con người bị giới hạn bởi cái gì?
Ốc đảo ý thức
Hương vị cuộc sống
Xóa bỏ các khái niệm
Chuyện về 4 màu sắc
Sở thích sưu tầm danh ngôn
Làm thế nào để phân biệt đúng, sai?
Bản chất và nghịch luận
Chọn làm người tốt hay xấu?
Tìm hiểu văn hóa phương Đông
Học giao tiếp
Kiến thức “Biết”, xây dựng phương pháp học
Những câu hỏi quan trọng trong cuộc sống
Con người bị giới hạn bởi cái gì?
Ốc đảo ý thức
Hương vị cuộc sống
Xóa bỏ các khái niệm
Chuyện về 4 màu sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét