Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

(3) Mô hình quan hệ tỷ giá và xuất khẩu nông sản

Bài viết cũ của tôi:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VN

IV KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ từ khi bắt đầu đổi mới đến nay rất năng động và liên tục phát triển với tốc độ vào loại cao nhất thế giới; trong đó tốc độ tăng trưởng của khu vực xuất khẩu rất nhanh. Các phân tích cho thấy hệ số co dãn cung xuất khẩu của nền kinh tế nước ta rất cao trong khi cầu nhập khẩu đầu vào trung gian tương đối thấp vì khả năng thay thế nhập khẩu của nền kinh tế nước ta tương đối cao. 
Tuy nhiên, do tốc độ điều chỉnh tỷ giá ở nước ta trong nhiều năm qua liên tục thấp hơn tỷ lệ lạm phát nên đồng tiền nước ta đã bị đánh giá cao, tỷ suất lợi nhuận của người làm hàng xuất khẩu bị giảm sút. Chính trong bối cảnh như vậy, phá giá tỷ giá danh nghĩa có thể góp phần khôi phục tỷ suất lợi nhuận cho người làm hàng xuất khẩu, từ đó khuyến khích tăng trưởng sản xuất và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Sử dụng tiếp cận cung trong phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới sức cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của hàng xuất khẩu, chúng tôi nhận thấy có nhiều nhân tố tác động đến hai chỉ tiêu này sau khi phá giá xảy ra, trong đó đáng kể nhất là hệ số co dãn của cung xuất khẩu, mức độ tăng giá xuất khẩu tính bằng tiền nội địa, hệ số co dãn của giá nhập khẩu và tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong giá trị gia tăng quốc tế của hàng xuất khẩu. 

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu kinh tế lượng cho thấy đối với nền kinh tế nước ta, phá giá sẽ làm cho thu nhập ngoại tệ trên 1 đơn vị chi phí đầu vào nội địa để sản xuất ra hàng xuất khẩu giảm đi, nhưng tỷ suất lợi nhuận so với tỷ giá lại tăng lên, dẫn tới khuyến khích sản xuất và xuất khẩu.

Do vậy, về mặt chính sách, có thể sử dụng pháp giá tỷ giá danh nghĩa như là một công cụ quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và động viên xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là tỷ giá sẽ đóng vai trò công cụ duy nhất vì các giải pháp cơ cấu bao giờ cũng nên và phải được coi là công cụ cơ bản cho mọi quá trình tăng trưởng dài hạn và bền vững.

Cuối cùng, cần phải nhắc lại là những kết quả phân tích trong nghiên cứu này dựa trên nguồn thông tin số liệu chưa thực sự tin cậy, do đó chúng chỉ có giá trị tham khảo và cần rất thận trọng khi sử dụng trong xây dựng chính sách điều hành kinh tế. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, với sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sẽ tiếp tục hoàn thiện các mô hình phân tích theo phương pháp tiếp cận cung trên đây, đồng thời sẽ xây dựng được một bộ số liệu đồng bộ, chính xác hơn để các nghiên cứu và kết luận có độ tin cậy cao hơn, có sức thuyết phục hơn, từ đó phục vụ tốt hơn cho công tác hoạch định chính sách kinh tế.
----------------------------------------------
Phụ lục: Mô hình cân bằng xác định cung và cầu xuất khẩu
(phương trình 1 là phương trình cung, phương trình 2 là phương trình cầu)
Gạo:
  1.    log(Pxt)  =  0,276 log(Xt)  -  0,487 log(t)  -  0,771 log(Pdt)
                           (2,923)               (-8,151)           (6,248)
          R2 = 0,905      SE = 0,067       DW = 2,363       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -1,267 log(Px/Pxw)  +  2,738 log(Ywt)
                           (-2,196)                      (5,257)
          R2 = 0,853      SE = 0,183       DW = 1,839       SMPL = 1990-2002
Lạc:
  1.    log(Pxt)  =   0,195 log(Xt)  -  0,118 log(t)  +  0,587 log(Pdt) + 4,183
                            (2,162)               (-3,024)            (3,671)              (5,115)
          R2 = 0,928      SE = 0,070       DW = 1,751       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,713 log(Px/Pxw)  +  0,460 log(Ywt)
                           (-2,217)                      (1,868)            
          R2 = 0,513      SE = 0,211       DW = 1,682       SMPL = 1990-2002
Cà phê:
  1.    log(Pxt)  =  0,136 log(Xt)  -  0,128 log(t)  +  0,930 log(Pdt)
                            (3,368)               (-2,388)          (39,633)
          R2 = 0,987      SE = 0,074       DW = 1,717       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,366 log(Px/Pxw)  +  5,000 log(Ywt)  - 17,478
                           (-1,895)                     (16,216)              (-10,330)
          R2 = 0,972      SE = 0,164       DW = 1,300       SMPL = 1990-2002
Cao su:
  1.    log(Pxt)  =  0,164 log(Xt)  +  0,147 log(t)  +  1,086 log(Pdt)
                            (2,056)               (2,084)             (24,005)
          R2 = 0,956      SE = 0,079       DW = 1,879       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -2,486 log(Px/Pxw)  +  3,329 log(Ywt
                          (-23,640)                   (34,544)           
          R2 = 0,993      SE = 0,058       DW = 1,962       SMPL = 1990-2002
Chè:
  1.    log(Pxt)  =  0,321 log(Xt)  +  0,058 log(t)  +  1,063 log(Pdt) - 1,476
                           (2,627)               (4,731)             (45,283)            (-8,587) 
          R2 = 0,999      SE = 0,015       DW = 1,397       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,404 log(Px/Pxw)  +  5,165 log(Ywt)  - 20,545
                           (-2,103)                     (11,713)             (-11,245)
          R2 = 0,965      SE = 0,161       DW = 2,273       SMPL = 1990-2002
Tiêu đen:
  1.    log(Pxt)  =  -0,091 log(Xt)  +  0,052 log(t)  +  1,057 log(Pdt)
                           (-0,608)                (0,411)             (20,466)
          R2 = 0,858      SE = 0,234       DW = 1,039       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,502 log(Px/Pxw)  +  3,757 log(Ywt)  - 17,228
                           (-1,230)                     (6,703)               (-4,263)
R2 = 0,881      SE = 0,251       DW = 1,482       SMPL = 1990-2002
Điều nhân:
  1.    log(Pxt)  =  -0,165 log(Xt)  +  0,181 log(t)  +  0,675 log(Pdt) + 4,101
                            (-1,770)               (1,769)             (7,393)               (6,903)
          R2 = 0,933      SE = 0,083       DW = 1,588       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,287 log(Px/Pxw)  +  4,403 log(Ywt)  - 17,426
                           (-1,343)                     (16,559)             (-9,472)
          R2 = 0,978      SE = 0,136       DW = 2,625       SMPL = 1990-2002
Thuỷ sản:
  1.    log(Pxt)  =  0,230 log(Xt)  +  0,532 log(t)  +  0,096 log(Pdt)
                            (2,491)              (12,507)           (2,116)
          R2 = 0,984      SE = 0,067       DW = 2,258       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -0,413 log(Px/Pxw)  +  2,244 log(Ywt)  - 9,882
                           (-1,463)                     (4,072)              (-2,172)
          R2 = 0,819      SE = 0,133       DW = 1,676       SMPL = 1990-2002
Xuất khẩu toàn khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
  1.    log(Pxt)  =  0,200 log(Xt)  +  0,046 log(t)  +  0,275 log(Pdt) + 5,984
                           (1,797)               (0,426)              (1,832)              (8,041)
          R2 = 0,622      SE = 0,074       DW = 1,672       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =  -1,115 log(Px/Pxw)  +  3,876 log(Ywt)  - 11,128
                           (-6,005)                     (30,596)            (-18,292)
          R2 = 0,995      SE = 0,044       DW = 2,742       SMPL = 1990-2002
Xuất khẩu toàn nền kinh tế:
  1.    log(Pxt)  =  0,143 log(Xt)  -  0,003 log(t)  -  0,009 log(Pdt) + 3,492
                            (2,517)             (-0,045)           (-0,089)             (8,740)
          R2 = 0,820      SE = 0,048       DW = 1,170       SMPL = 1990-2002
  2.    log(Xt)  =   -1,240 log(Px/Pxw)  +  1,697 log(Ywt)  
                           (-3,075)                     (16,216)            
          R2 = 0,988      SE = 0,079       DW = 1,336       SMPL = 1990-2002

Tài liệu tham khảo:
Branson, W. H. (1972) "The Trade Effects of the 1971 Currency Realignments", Brookings Papers on Economic Activity, số 1, trang 15-18.
Branson W. H. (1983) "Economic Structure and Policy for External Balance", IMF Staff Papers, March, ta^.p 30, số 1, trang 39-66.
Nashashibi, K. (1980) “A Supply Framework for Exchange Reform in Developing Countries: The Experience of Sudan”, IMF Staff Papers, tháng Ba, tập 27, số 1, trang 24-79.
Nashashibi, K. và Clawson, P. (1986) “The IMF Supply-Side Approach to Devaluation: A Response”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, tập 48, số 1, trang 73-82.
Hussain, M.N. và Thirlwall, A.P. (1984) “The IMF Supply-Side Approach to Devaluation: An Aseessment with Respect to the Sudan”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, tập 46, số 2, trang XX-YY.

Hussain, M.N. và Thirlwall, A.P. (1986) “The IMF Supply-Side Approach to Devaluation: A Reply”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, tập 48, số 1, trang 83-XX.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét