ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VN
III) BƯỚC ĐẦU THỬ PHÂN TÍCH ẢNH
HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
1) Một số kết quả từ ước lượng mô hình
cân bằng
Trong
mục này, trước tiên chúng tôi sẽ thử áp dụng mô hình trên để phân tích ảnh
hưởng của tỷ giá đối với xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là đối với 8 mặt hàng
nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam; sau đó chúng tôi phân tích
ảnh hưởng của tỷ giá đối với tổng khối lượng xuất khẩu của khu vực nông nghiệp
và tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế Việt Nam. Số liệu dùng để tính
toán được lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu từ Tổng cục Thống kê. Một số số
liệu giá cả xuất khẩu của Việt Nam và giá nội địa được lấy từ Ban Vật giá Chính
phủ, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Giá quốc tế được lấy từ sách "Thống kê tài chính quốc tế"
của Quỹ Tiền tệ quốc tế và một số báo cáo gần đây nhất của các tổ chức kinh tế,
tài chính quốc tế.
Trong
mô hình thực nghiệm, thu nhập thế giới Yw được xác định là chỉ số
phát triển của GDP của 18 nước nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam, với trọng số
là tỷ trọng nhập khẩu của từng nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Do việc xác định chỉ số giá xuất khẩu của các nước xuất khẩu cạnh tranh
lớn nhất với Việt Nam khó khăn nên ở đây chúng tôi dùng giá quốc tế theo tính
toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế để xác định giá Pxw.
Phương
pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp bình phương cực tiểu hai bước. Do
khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ trình bày các ước lượng cho mô hình cân bằng.
Các kết quả ước lượng cho mô hình cân bằng được trình bày trong bảng phụ lục 1
cuối bài. Trong bảng kết quả, Pdt được quy ra ngoại tệ để đảm bảo
tính đồng nhất, tức là giá nội địa đã được chia cho tỷ giá. Các số trong ngoặc
dưới mỗi hệ số ước lượng là thống kê t phản ánh khả năng giải thích của các
biến độc lập.
Đối
với phương trình cung (hệ số c1 trong phương trình (1)), kết quả ước
lượng cho thấy trong hầu hết các trường hợp, hệ số ước lượng quan hệ giữa Px
và X dương và rất có ý nghĩa; đặc biệt ảnh hưởng của giá xuất tới cung xuất
khẩu của các mặt hàng gạo, lạc, cà phê, cao su, chè đều rất mạnh và rất có ý
nghĩa giải thích. Như vậy, phân tích qua mô hình kinh tế lượng cho thấy khi giá
xuất khẩu tăng lên thì khối lượng cung xuất khẩu cũng tăng lên. Chỉ có hai mặt
hàng trong đó dấu của hệ số quan hệ âm, không phù hợp với lập luận lý thuyết,
đó là tiêu đen và điều nhân; tuy nhiên, trong trường hợp này, ý nghĩa giải
thích của các hệ số không cao (thống kê t rất thấp).
Kết
quả tương tự khi ước lượng phương trình cung cho khối lượng xuất khẩu của toàn
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và cho khối lượng xuất khẩu của toàn nền
kinh tế (giá trị kim ngạch xuất khẩu theo công bố của Tổng cục Thống kê, nhưng
được điều chỉnh để loại trừ sự biến động của giá xuất khẩu). Theo mô hình ước
lượng, khi giá xuất khẩu sản phẩm khu vực nông nghiệp tính bằng ngoại tệ tăng
1% thì khối lượng cung xuất khẩu của khu vực này tăng thêm tới 5%; tương tự khi
giá xuất khẩu chung tăng thêm 1% thì khối lượng xuất khẩu toàn nền kinh tế tăng
thêm tới 7%. Đây là những mức độ ảnh hưởng rất cao, phản ảnh sự nhạy cảm rất
mạnh của nền kinh tế nước ta trước biến động của giá cả thế giới. Điều này cũng
giải thích vì sao tốc độ tăng trưởng về lượng của hàng xuất khẩu Việt Nam đã
chững lại đáng kể từ sau năm 1996 đến nay mặc dù tiềm năng xuất khẩu của Việt
Nam còn rất lớn; đó là do giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đi rất
mạnh.
Đối với phương
trình cầu (hệ số a1 trong phương trình 2), kết quả ước lượng cho
thấy quan hệ âm giữa giá và cầu nhập khẩu (của các đối tác nước ngoài đối với
hàng hoá của ta) xảy ra trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, trong khi hệ số
quan hệ trong các phương trình xác định cầu nhập khẩu gạo, lạc, cà phê, cao su,
chè rất mạnh và có ý nghĩa cao thì hệ số quan hệ trong các phương trình xác
định cầu nhập khẩu tiêu, điều nhân, thuỷ sản lại có ý nghĩa tương đối thấp.
Mặc dù vậy,
tính chung, ảnh hưởng của giá tới cầu nhập khẩu hàng nông sản nước ta nói riêng
và tất cả các loại hàng hoá nước ta nói chung đều rất mạnh. Các phương trình
ước lượng đều cho thấy khi giá xuất khẩu nước ta giảm đi hay giá xuất khẩu của
các đối thủ cạnh tranh tăng lên, thì cầu nhập khẩu hàng hoá nước ta đều tăng
lên mạnh.
Kết quả tương
tự đối với mô hình phi cân bằng. Tuy nhiên, có thể thấy trong cả hai loại
phương trình cung và cầu, các hệ số co dãn trong mô hình phi cân bằng nhìn
chung nhỏ hơn các hệ số trong mô hình cân bằng.
Để xem xét ảnh
hưởng của giá đối với cung xuất khẩu và cầu nhập khẩu hàng hoá nước ta, chúng
ta tính toán hệ số co dãn phản ảnh quan hệ giữa chúng. Kết quả được trình bày
trong bảng 1 cho thấy trừ hai mặt hàng tiêu và điều, hệ số co dãn giá của cung
xuất khẩu đều khá cao và không chênh lệch nhiều so với hệ số co dãn chung; thấp
nhất là chè (3,1) và gạo (3,6), cao nhất là cà phê (7,3) và cao su (6,1) so với
mức chung là 5 của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản và 7 của toàn nền kinh
tế. So sánh các hệ số co dãn của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản và của
toàn nền kinh tế thì thấy hệ số co dãn giá của toàn nền kinh tế cao hơn, chứng
tỏ khu vực phi nông nghiệp phản ứng với thay đổi giá xuất khẩu cao hơn so với
khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
Tuy
nhiên, tình hình khác hẳn nếu chúng ta xem xét hệ số co dãn giá đối với cầu
nhập khẩu hàng hoá nước ta của các nước bạn hàng. Rõ ràng trong khi hệ số co
dãn cung tương đối ổn định thì hệ số co dãn cầu biến động rất mạnh so với mức
chung, mạnh nhất là cao su (-2,5), tiếp đến là gạo (-1,3), lạc (-0,7), trong
khi thấp nhất là điều (-0,2) so với trung bình của cả khu vực nông lâm nghiệp
và thuỷ sản là -1,115. Hệ số co dãn cầu của toàn nền kinh tế cũng cao hơn (giá
trị tuyệt đối) so với hệ số co dãn cầu của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản;
chứng tỏ cầu nhập khẩu của khu vực phi nông nghiệp phụ thuộc vào giá mạnh hơn
so với cầu nhập khẩu của khu vực nông nghiệp và thuỷ sản.
Bảng 1: Hệ số
co dãn giá đối với cung xuất khẩu, cầu nhập khẩu và hệ số co dãn cầu nhập khẩu
theo thu nhập trung bình của các nước đối tác
Hàng hoá
|
Đối với cung xuất khẩu
|
Đối với cầu nhập khẩu
|
Cầu nhập khẩu theo thu nhập của các
đối tác
|
Gạo
|
3,623
|
-1,267
|
2,738
|
Lạc
|
5,128
|
-0,713
|
0,460
|
Cà
phê
|
7,353
|
-0,366
|
5,000
|
Cao
su
|
6,097
|
-2,486
|
3,329
|
Chè
|
3,115
|
-0,404
|
5,165
|
Tiêu
|
-10,989
|
-0,502
|
3,757
|
Điều
nhân
|
-6,606
|
-0,287
|
4,403
|
Thuỷ
sản
|
4,348
|
-0,413
|
2,244
|
Hàng
nông sản
|
5,000
|
-1,115
|
3,876
|
Tất
cả các loại hàng hoá của nền kinh tế
|
6,993
|
-1,240
|
1,697
|
Bên cạnh việc xác định các hệ số co
dãn cung xuất khẩu và cầu nhập khẩu, mô hình cũng cho phép xác định hệ số co
dãn của nhu cầu nhập khẩu (về lượng, chưa tính yếu tố tăng giá do cầu tăng)
hàng hoá nước ta theo thu nhập trung bình của 18 nước nhập khẩu lớn nhất (Yw).
Kết quả tính toán trong cột cuối bảng 1 trên đây cho thấy hệ số co dãn của các
mặt hàng đều khá cao và không khác biệt lớn so với hệ số co dãn chung (trừ
lạc). Tuy nhiên, có thể thấy hệ số co dãn của các loại cây công nghiệp (cà phê,
cao su, tiêu, điều, chè) cao hơn nhiều so với hệ số co dãn của các loại cây
ngắn ngày (gạo, lạc) và thuỷ sản. Khi thu nhập trung bình của các nước nhập
khẩu tăng thêm 1% thì nhu cầu nhập khẩu gạo của nước ta chỉ tăng thêm 2,7%, nhu
cầu nhập khẩu thuỷ sản của nước ta chỉ tăng thêm 2,2%..., trong khi nhu cầu
nhập khẩu cà phê, chè của nước ta tăng lên tới 5%, nhu cầu nhập khẩu điều nhân
của nước ta tăng lên tới 4,4%.
Tính chung, khi thu nhập trung bình
của các nước nhập khẩu tăng thêm 1% thì nhu cầu nhập khẩu hàng nông lâm nghiệp
và thuỷ sản nước ta tăng thêm tới 3,9%, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá nước ta nói
chung tăng thêm 1,7%.
2) Xác định ảnh hưởng
của thay đổi tỷ giá tới giá nội địa của hàng xuất khẩu (hệ số k trong mô hình
cơ sở)
Chúng ta biết rằng các hệ số co dãn
cung cầu xuất khẩu theo giá có thể được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng
của thay đổi tỷ giá tới giá nội địa của hàng xuất khẩu. Mức độ này thường được
xác định theo công thức sau:
k = (1 -
ex / ed )-1
trong
đó ex và ed lần lượt là hệ số co dãn cung và cầu; và 0
< k < 1 (Branson, 1972 và 1983). Hệ số k ở đây cũng tương đương với hệ số
k trong mô hình cơ sở. Nếu cầu co dãn vô hạn và hàng xuất khẩu được bán theo cơ
chế thị trường hoàn hảo thì k = 1 và do vậy giá xuất khẩu sẽ tăng theo tỷ lệ
phá giá. Ngược lại nếu cầu rất ít co dãn nhưng cung lại rất co dãn, thì k có xu
hướng tiến đến 0 và hiệu quả của phá giá chỉ còn là giảm giá tính bằng ngoại tệ
của hàng xuất khẩu chứ ít có tác dụng tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu. Chúng ta có thể sử dụng các kết quả ước lượng
mô hình nêu trên để tính toán mức độ ảnh hưởng của phá giá tới giá xuất khẩu.
Các kết quả được trình bày trong bảng 2 dưới đây (không tính k cho hai mặt hàng
tiêu và điều vì dấu của hệ số trong phương trình hồi quy không phù hợp).
Bảng 2: Ảnh hưởng của tỷ giá tới giá
nội địa của hàng xuất khẩu
Hàng hoá
|
Hệ số k
|
Gạo
|
0,259
|
Lạc
|
0,122
|
Cà phê
|
0,047
|
Cao su
|
0,290
|
Chè
|
0,115
|
Thuỷ sản
|
0,087
|
Hàng
nông sản
|
0,182
|
Tất
cả các loại hàng hoá của nền kinh tế
|
0,151
|
Kết quả tính toán cho thấy trong mọi
trường hợp, ảnh hưởng của phá giá tới giá nội địa của hàng nông nghiệp và thuỷ
sản xuất khẩu đều rất thấp. Đặc biệt, phá giá hầu như không ảnh hưởng đến giá
nội địa của hàng cà phê và thuỷ sản. Hai mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của phá
giá là gạo và cao su, nhưng mức độ cũng không cao; khi phá giá 10% xảy ra thì
giá nội địa của hai mặt hàng này cũng chỉ tăng khoảng 2,6-2,9%. Tính chung cho
toàn khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, phá giá 10% chỉ làm cho giá nội địa
của khu vực này tăng thêm 1,8%.
Đáng chú ý là đối với toàn nền kinh
tế, ảnh hưởng của phá giá tới chỉ số giá GDP cũng rất thấp so với lo ngại của
nhiều nhà kinh tế: theo mô hình cân bằng, phá giá 10% sẽ chỉ làm cho mặt bằng
giá GDP tăng thêm khoảng 1,5%. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu qua mô hình phi cân
bằng thì có thể thấy ảnh hưởng của phá giá tới giá nội địa lớn hơn so với
nghiên cứu qua mô hình phi cân bằng; ví dụ trong mô hình phi cân bằng, phá giá
10% sẽ làm cho giá nội địa của khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm 3%
và mặt bằng giá chung toàn nền kinh tế tăng thêm 2,7%. Điều này cũng dễ hiểu vì
các hệ số co dãn ước lượng trong mô hình cân bằng thấp hơn các hệ số co dãn ước
lượng trong mô hình phi cân bằng.
Mặc dù vậy, nhìn chung, theo nghiên cứu dựa trên tiếp cận
cung và với nguồn số liệu chúng tôi đang sử dụng, ảnh hưởng của phá giá đối với
mặt bằng giá GDP và do đó đối với cả giá tiêu dùng của nước ta không quá lớn;
nhìn chung, chỉ tương đương với trung bình của các nước đang phát triển.
3)
Xác định ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá tới sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Chúng ta có thể sử dụng các ước lượng
trong bảng 2 để phân tích thay đổi sức cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng xuất
khẩu khi phá giá xảy ra bằng việc thay chúng vào phương trình (6) trong mô hình
lý thuyết nêu trên. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, trước tiên cần
tính toán các hệ số co dãn epm và epd và các tham số w1
và w2.
Trong thực tế, không có khả năng ước
lượng hệ số co dãn của giá các đầu vào nhập khẩu khi phá giá xảy ra; đó là vì
khi phá giá xảy ra, cầu nhập khẩu đầu vào của nước ta có thể sẽ giảm đi; những
điều này không có nghĩa là người cung cấp nước ngoài sẽ giảm giá bán hàng của
họ tính theo ngoại tệ để tăng sức cạnh tranh và duy trì được khối lượng bán như
trước. Do vậy, giả thiết hợp lý nhất trong trường hợp này vẫn là hệ số co dãn
của giá các đầu vào nhập khẩu bằng 1, tức là giá các đầu vào nhập khẩu tính
bằng nội tệ sẽ tăng đúng theo mức phá giá (epm = 1).
Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng tác
động của phá giá tới giá các đầu vào nhập khẩu rất khác nhau nếu so sánh giữa
các thời điểm ngắn hạn và dài hạn. Tác động ngắn hạn là tác động trực tiếp của
giá nhập khẩu tới mặt bằng giá nội địa và tiền lương. Tác động dài hạn phụ
thuộc vào phản ứng của tiền lương tới mặt bằng giá nội địa và các tác động
tương hỗ khác. Mô hình phân tích cả hai loại ảnh hưởng ngắn và dài hạn của phá
giá bao gồm hai phương trình sau:
và
trong
đó w’ là tỷ lệ thay đổi của tiền lương danh nghĩa; U là tỷ lệ thất
nghiệp; P’d là tỷ lệ tăng giá nội địa; Q’ là
tỷ lệ tăng năng suất lao động; và P’m là tỷ lệ tăng giá
nhập khẩu tính bằng nội tệ.
Mặt khác, chúng ta có:
trong
đó km phản ánh mức độ ảnh hưởng của phá giá tới giá nhập khẩu và P’f
là tỷ lệ thay đổi giá nhập tính bằng ngoại tệ. Nếu giả định hệ số co dãn cung
nhập khẩu vô hạn và km = 1 thì P’m = e’;
khi đó thay phương trình (17) vào phương trình (16), chúng ta sẽ thấy quan hệ
ngắn hạn giữa phá giá và chi phí nội địa sẽ là b3 (đối với giá đầu vào) và
a2 b2 (đối với tiền lương). Giải mô hình gồm hai phương trình
(15) và (16), chúng ta sẽ thấy quan hệ dài hạn giữa phá giá và chi phí nội địa
như sau: đối với giá đầu vào là b3/(1-a2 b1) và đối với tiền lương là a2 b3/(1-a2 b1).
Ước lượng các phương trình (15) và
(16) với các số liệu năm thời kỳ 1990-2002 cho thấy hệ số b1 = 0,62 (thống kê t là 4,1); b2 = -0,71 (t=1,63); b3 = 0,22 (t=1,35) và a1 = -7,37 (t=-1,489); a2 = 1,140 (t=7,224). Do vậy hệ số co
dãn dài hạn của giá đầu vào nội địa là 0,75 và hệ số co dãn dài hạn của tiền
lương là 0,85. Hệ số co dãn của tất cả các chi phí nội địa được định nghĩa là
trung bình trọng số của hai hệ số co dãn trên, với trọng số là tỷ trọng chi phí
hàng hoá không thương mại quốc tế và tỷ trọng chi trả cho tiền lương trong tổng
chi phí thường xuyên. Khi đó, hệ số co dãn chung ước sẽ bằng 0,78, tức epd
=0,78. Để đơn giản tính toán, chúng ta giả định hệ số co dãn này bằng nhau đối
với tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu.
Các trọng số w1 và w2
là tỷ trọng của giá trị xuất khẩu và giá trị đầu vào nhập khẩu trong toàn bộ
giá trị gia tăng. Đáng tiếc là đến nay, vẫn chưa có những số liệu điều tra
chính thức của các cơ quan có thẩm quyền cho phép tính toán được các trọng số
này, do đó chúng tôi phải tính toán dựa trên ý kiến các chuyên gia nông nghiệp
xuất phát từ tỷ trọng đầu vào nhập khẩu trong giá bán hàng nông sản. Tuy nhiên,
khi đưa vào tính toán trong mô hình, ảnh hưởng của thay đổi giá trị các trọng
số w1 và w2 không đáng kể, do đó có thể chấp nhận các giá
trị ước lượng của các trọng số này. Giá trị của các trọng số w1 và w2
ước lượng theo phương pháp này được trình bày trong bảng 3, cột (6) và (7) dưới
đây.
Bảng 3: Các tham số tính toán thay đổi
sức cạnh tranh theo công thức thể hiện trong các phương trình (6) và (7) khi
phá giá 1% xảy ra (e’ = -1)
Hàng xuất khẩu
|
Hệ
số co dãn cung ex
|
Hệ
số co dãn giá nội địa của hàng xuất khẩu k
|
Hệ
số co dãn giá nhập epm
|
Hệ
số co dãn chi phí nội địa epd
|
Trọng
số w1
|
Trọng
số w2
|
Tăng,
giảm sức cạnh tranh C'
|
Tăng,
giảm lợi nhuận
C'-e'
|
Gạo
|
3,623
|
0,259
|
1
|
0,78
|
1,2
|
0,2
|
-0,543
|
0,457
|
Lạc
|
5,128
|
0,122
|
1
|
0,78
|
1,25
|
0,25
|
-1,095
|
-0,095
|
Cà phê
|
7,353
|
0,047
|
1
|
0,78
|
1,3
|
0,3
|
-1,570
|
-0,570
|
Cao su
|
6,097
|
0,290
|
1
|
0,78
|
1,3
|
0,3
|
0,596
|
1,596
|
Chè
|
3,115
|
0,115
|
1
|
0,78
|
1,3
|
0,3
|
-1,465
|
-0,465
|
Tiêu
|
-10,989
|
-
|
1
|
0,78
|
1,35
|
0,35
|
|
|
Điều
|
-6,606
|
-
|
1
|
0,78
|
1,35
|
0,35
|
|
|
Thuỷ sản
|
4,348
|
0,087
|
1
|
0,78
|
1,3
|
0,3
|
-1,475
|
-0,475
|
Hàng nông sản
|
5,000
|
0,182
|
1
|
0,78
|
1,25
|
0,25
|
-0,665
|
0,335
|
Toàn nền kinh tế
|
6,993
|
0,151
|
1
|
0,78
|
1,3
|
0,3
|
-0,511
|
0,489
|
Với những tính toán trung gian nêu trên,
chúng ta đã có đủ thông tin để trả lời câu hỏi liệu phá giá có cho phép cải
thiện sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta hay không và
phá giá có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các mặt hàng này hay không. Cần
nhắc lại quan niệm sức cạnh tranh theo tỷ giá trong bài này được thể hiện qua
hệ số C, tức là số thu nhập ngoại tệ tính trên 1 đơn vị chi phí đầu vào nội địa
được sử dụng để làm hàng xuất khẩu; và tỷ suất lợi nhuận theo tỷ giá trong bài
này được xác định là C/e, tức là tỷ lệ giữa số thu nhập ngoại tệ tính trên 1
đơn vị chi phí đầu vào nội địa và tỷ giá danh nghĩa.
Từ các phương trình (6) và (7), chúng
ta thấy điều kiện để C tăng (tức C’>0) là:
và
điều kiện để C/e tăng là:
Giá trị của các hệ số co dãn và các
tham số tính toán cho mỗi loại hàng nông sản cũng như cho toàn khu vực nông lâm
nghiệp và thuỷ sản và toàn nền kinh tế được trình bày trong bảng 3. Để đơn giản
tính toán, các hệ số co dãn cung xuất khẩu và ảnh hưởng của tỷ giá tới xuất
khẩu đều được rút ra từ mô hình cân bằng. Mặt khác, chúng tôi cũng không tính
toán sức cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận của hai mặt hàng tiêu và điều vì dấu
của các hệ số ước lượng trong mô hình không phù hợp.
Đối với chỉ tiêu sức cạnh tranh quốc
tế, kết quả tính toán cho thấy do hệ số co dãn của cung và hệ số co dãn của chi
phí nội địa cao trong khi hệ số co dãn giá nội địa của hàng xuất khẩu đối với
thay đổi tỷ giá thấp nên sức cạnh tranh của tất cả các hàng nông sản xuất khẩu
nêu trong bảng đều giảm đáng kể khi phá giá tỷ giá danh nghĩa xảy ra (trừ mặt
hàng cao su). Các mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh quốc tế giảm mạnh nhất là
cà phê (-1,6%), chè và thuỷ sản (-1,5%). Sức cạnh tranh quốc tế của mặt hàng
gạo chỉ giảm nhẹ (-0,5%) trong khi sức cạnh tranh quốc tế của mặt hàng cao su
tăng rất mạnh (+0,6%). Tính chung, phá giá 1% tỷ giá danh nghĩa sẽ làm sức cạnh
tranh quốc tế của toàn khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 0,66%; tức là
thu nhập ngoại tệ trên 1 đơn vị chi phí đầu vào nội địa giảm 0,66%.
Tương tự, chúng ta thấy phá giá 1%
cũng làm cho sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá xuất khẩu toàn nền kinh tế
giảm đi 0,51%; tức là thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá tính trên 1 đơn
vị chi phí đầu vào nội địa giảm 0,51%.
Mặc dù hiểu theo cách lập luận của
tiếp cận cung là sức cạnh tranh quốc tế giảm do thu nhập tính trên 1 đơn vị chi
phí đầu vào nội địa giảm, nhưng chính việc giảm thu nhập trên lại có tác dụng
làm giảm giá bán, dẫn tới làm tăng sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của nước
ta đối với các nước nhập khẩu, làm cho khối lượng xuất khẩu của nền kinh tế
nước ta tăng lên (theo các quan hệ trong mô hình) kéo theo sự tăng lên của tổng
kim ngạch xuất khẩu. Đây chính là một hiệu quả quan trọng của chính sách phá
giá; và hiệu quả này được thể hiện trong chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Về phía chỉ tiêu lợi nhuận, kết quả
tính toán cho thấy chỉ có 2 trong số 6 mặt hàng nêu trên có tỷ suất lợi nhuận
tăng lên khi phá giá xảy ra; đó là gạo và cao su, trong đó tỷ suất lợi nhuận
của cao su tăng rất mạnh (1,6%) và tỷ suất lợi nhuận của gạo tăng rất đáng kể
(0,46%). Các mặt hàng bị thiệt hại đáng kể khi phá giá là thuỷ sản, cà phê và
chè (khoảng -0,5%); trong khi mức thiệt hại của mặt hàng lạc không đáng kể
(-0,1%). Như vậy, bên cạnh một số mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận tăng lên, vẫn
có một số mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận giảm xuống do tốc độ giảm giá bán nhanh
hơn tốc độ phá giá.
Tuy nhiên, tính chung lại, khi phá giá
1% xảy ra, tỷ suất lợi nhuận của xuất khẩu toàn khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng thêm 0,34% và tỷ suất lợi nhuận của xuất khẩu toàn nền kinh tế tăng
thêm 0,49%. Đây là những tỷ lệ tăng rất đáng kể, chứng tỏ phá giá nhìn chung có
tác dụng rất tích cực tới xuất khẩu hàng nông nghiệp nước ta nói riêng và xuất
khẩu toàn nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, nếu như trong những năm gần đây tỷ
suất lợi nhuận của xuất khẩu khu vực nông nghiệp và thuỷ sản giảm 10% và tỷ
suất lợi nhuận của xuất khẩu gạo giảm 15% so với tỷ suất lợi nhuận bình thường
thì cần phải phá giá tỷ giá danh nghĩa khoảng 30% mới có thể khôi phục lại hoàn
toàn tỷ suất lợi nhuận cho người sản xuất hàng xuất khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét